Thông báo

Collapse
No announcement yet.

FPGA và các giải pháp ứng dụng trong Công Nghệ Quân Sự!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi NobitNohoi Xem bài viết
    Anh chỉ nhắc nhở các chú 1 chút thôi sao mà chú nóng tính thế.
    Anh khuyên các chú nên biết lựa sức mình, tuổi nhỏ đừng làm vc phi thường. Mình phải biết tầm của mình đang ở đâu.
    Trước khi đặt vấn đề lên diễn đàn hãy động não 1 chút xem kết quả sẽ như thế nào.
    Anh k thích mang con bỏ chợ như nhiều Top khác, và Top này cũng thế thôi.
    Bài toán thì rất nhiều nhưng vấn đề có giải quyết đc k?
    Anh k có thời gian nhiều nên Bài toán của chú tìm người khác nhé

    ĐÃ KHÔNG BIẾT LẠI HAY HỎI
    Thật là bó tay !

    Comment


    • Thành viên NobitNohoi chưa từng mở một chủ đề nào tại diễn đàn, làm gì có tư cách phán "Anh k thích mang con bỏ chợ như nhiều Top khác, và Top này cũng thế thôi" ?

      Diễn đàn là nơi các thành viên thảo luận kỹ thuật một cách bình đẳng. Dù ở ngoài kia có là "ông nọ bà kia" đến đâu đi nữa thì cũng chả có tư cách gì vào đây lên giọng cha chú "khuyên răn" người khác. Có chuyện kỹ thuật thì đưa ra bàn bạc, không có gì thì thôi. Chừng nào việc thảo luận vẫn tuân thủ luật pháp, không đả động gì tới bí mật quốc gia thì vẫn còn được ủng hộ bởi diễn đàn, bất kỳ ai có mưu đồ ngăn cản đều không được hoan nghênh bởi diễn đàn này.
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • Nguyên văn bởi Rommel.de Xem bài viết
        Đúng là nản toàn tập. Mấy cái công nghệ radar, tên lửa này được áp dụng vào dân sự cả mấy chục năm rồi, có cái quái gì là nhạy cảm không biết nữa. Ở cái xứ mèo hoang này sách vở tài liệu về radar, tên lửa bán đầy rẫy. Mà mấy cái đài tên lửa như C125 chắc mấy thằng Tung của nó rành như lòng bàn tay, có đưa lên hay không cũng thế. Trong lúc thằng Viettel ở VN đi làm việt gian nhập hàng của bọn Huawei tung của thì chẳng thấy ai nói gì. Sau lưng thằng Huawei là bộ quốc phòng tung của chứa ai, bọn này cũng đã bị cáo buộc làm gián điệp ăn cắp thông tin rồi.

        Nhưng mà thôi, nếu vì mấy bài post ở đây mà chủ thớt phải ăn cơm chính phủ thì tội nghiệp cho vợ con chủ thớt lắm. Có lẽ nên cho cái thớt này về vườn.

        Diễn đàn này không bàn chuyện chính trị. Tuy nhiên bạn chỉ đọc một bài viết của một người mà suy diễn được nhiều như vậy thì cũng bất công cho bất kỳ thể chế nào. Làm ơn tập trung vào chuyên môn thôi.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • cái anh NobitNohoi này là nick khác của một anh cũng khá nổi tiếng trong forum của chúng ta thì phải. Sao anh không đóng góp bằng nick chính của mình mà lại lập một nick mới như thế nhỉ??? Chắc anh này quen anh MTAPIC.
          All in one. Sài Gòn + Đồng Nai.

          Comment


          • Em cũng mới vào nghề thôi,em cũng trong học viện,em thấy bác yakhon giới thiệu diễn đàn này rất sổi nổi,em cũng thấy thế.Các bác cho em đóng góp vài điều:
            Theo em thì việc tao xung của hệ đồng bộ nếu chỉ tạo xung thôi thì không cần dùng FPGA,nhưng nếu là em em cũng dùng FPGA vì em còn muốn tích hợp thêm các chức năng khác của đài điều khiển nữa.Nhưng khi tạo bằng FPGA thì không thể tạo ra xung 40V.Đấy là xung 40V,xung này em thấy nó là yêu cầu đầu vào của hệ xác định tọa độ chứ ở hệ đồng bộ cũng dùng xung trên 40V hả anh MTAPIC(em chưa học hệ đông bộ anh ạ)?Nếu tạo ra xung 40V thì nhất định không thể dùng FPGA được vì cấp nguồn cho FPGA chỉ là 5v,sao tạo được xung 40(hì hì em chưa gặp cái nào cấp trên 5v) => em nghĩ là cần có bộ khuếch đại là hợp lý.Nhưng dùng cái gì để khuyếch đại thì em vẫn không biết,vì khó khăn khi truyền đi xa ở bài toán này em vẫn chưa hình dung được(các anh giải thích cho em với ).
            Còn em thấy anh MTA đăng khó khăn của anh ấy lên,nếu là em em cũng làm vậy.Đôi khi không phải tìm lời giải đáp hay sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật mà chỉ là sự chia sẻ đơn thuần,con người ai chẳng có xu hướng vậy.Có khi sau khi anh ấy đăng bài lên sau đó anh lại làm được không phải vì sự giúp đỡ về mặt kiến thức trong topic này đâu,đôi khi là thế.
            Ah.Mấy quả tên lửa còi nhà mình giỏi phết,nếu không thì có lẽ sẽ không có một số người ngồi đây để phê phán nó.Bọn Nga giỏi thật,tên lứa của họ toàn đèn điện tử,nhìn vào chỉ muốn xé cái sơ đồ ra,nhưng nó vẫn bắn được B52,bọn TQ hiểu rất rõ tên lứa Nga,nhưng họ không thể hiểu được người Việt đâu.

            Comment


            • Tớ có thằng đồng nghiệp ngay xưa tham gia vào nhóm thiết kế radar cho bộ quốc phòng Mỹ. Tớ tìm nó và hỏi nó xem ngày xưa mày làm radar thế nào thì nó nói ngày trước nó chỉ chuyên thiết kế cho phần ADC của radar nên những phần khác nó không rõ lắm. Nó giới thiệu tớ một bài báo viết về phần RF chính của radar mà nó nói là tương tự như cái mà bọn nó ngay xưa làm. Tớ đưa lên đây để mọi người tham khảo và so sánh giữa radar hiện nay Mỹ đang sử dụng với loại mà VN và Nga dùng.

              http://www.eng.auburn.edu/~daifa01/T...per2010-04.pdf

              Thật sự là tớ không đánh giá cao mấy công nghệ điện tử của Nga. Việc VN ngày xưa bắn được B52, và đánh nhau với không quân Mỹ cả mấy năm trời thì đúng là một điều đáng ngưỡng mộ vì ít nước làm được như vậy. Nhưng tớ vẫn đánh giá công nghệ VN sử dụng lúc đó thua xa của Mỹ. Nếu tớ không nhầm thì người ta tổng kết VN rơi khoảng 4 chiếc mig mới bắn hạ được một chiếc F của Mỹ trong các trận không chiến (không tính bắn rơi máy bay bằng tên lửa và pháo) dù đã có sự hỗ trợ rất lớn từ các trạm radar mặt đất và trận địa phòng không. Một thực tế rõ rằng là VN cần nâng cao công nghệ chứ không nên lúc nào cũng tự hào ta dùng công nghệ lởm vẫn thắng.

              Comment


              • Em cũng thấy công nghệ của Nga thua các nước tư bản.Nhưng học sách của họ em thấy đầu óc họ kinh lắm(chắc chỉ so với em thôi,mong là như thế).Ở trường bắt học tiếng Nga,nhưng chỉ để đọc tài liệu của họ,nếu bọn em học công nghệ một tí có bao giờ dùng sách Nga đâu ạ.Nhất định là công nghệ thì phải nâng cao nếu không muốn tụt hậu,không muốn bị chèm ép.
                Ơ thế không anh nào giải đáp hộ em thắc mắc ở trên ạ.Em biết là em lạc đề nhưng nếu anh nào có tài liệu về TCP/IP và lighWeight IP mà các anh thấy tâm đắc cho em xin với.mail của em kieuvietdich@gmail.com.Em cám ơn các anh nhiều.

                Comment


                • Chào các bạn,

                  Không thấy các bạn có thảo luận gì thêm về phần tạo xung, mình đưa tiếp thông tin về giải pháp push-pull của mình vậy. Các bạn có thể tìm từ khóa Half-bridge driver IC để có khái niệm. Mình định lợi dụng IC này để tạo ra xung 40V từ chân FPGA vì IC này cũng không phải là loại khó kiếm. Nếu các bạn định dùng mạch levelshift thông thường thì phải giải quyết nhiều vấn đề lắm ví dụ điện áp chịu đựng Vgs của Mosfet là tương đối hạn chế.

                  Thân mến,

                  Comment


                  • Mạch Push-Pull thường dùng để khuếch đại công suất.Vấn đề là bạn có thể tìm được linh kiện nào khuếch đại tới 40V mà fải có độ dốc sườn lớn (cỡ 10ns như miêu tả ở đầu topic này)?

                    Comment


                    • Chào bạn e_fan,

                      Như đã trao đổi với bạn Rommel.de, ý nghĩa từ push-pull mình đề cập ở đây là cần phải điều khiển cả phần kéo lên và phần kéo xuống chứ không phải là chỉ điều khiển phần kéo lên còn kéo xuống là thụ động hoặc ngược lại. Nó không hẳn mang ý nghĩa hoàn toàn là công suất đâu. IC half-bridge là loại IC cho phép từ chân xung clock đầu vào cho ra hai tín hiệu high side và lowside để có thể điều khiển cả phần kéo lên và kéo xuống. Mình nghĩ dùng IC sẽ tốt hơn là dùng các linh kiện rời để làm mạch có chức năng levelshift này. Độ dốc sườn sẽ bị chi phối khá nhiều bởi mô hình tải của bạn là gì. Đây chính là lý do mình có đặt những câu hỏi liên quan tới thông số sườn trong bài toán của bạn MTAPIC.
                      Có thể bạn lo ngại FET không đảm bảo gain để đạt được độ dốc như yêu cầu, vậy nếu mình dùng bipolar thì bạn nghĩ có khả thi không?

                      Thân mến,

                      Comment


                      • Chào bạn Hithere123,

                        Tớ có đọc về Half-bridge driver trên mạng thì có lẽ loại này đúng là rất tốt để làm level shifter. Tớ chưa dùng loại này bao giờ nên không có kinh nghiệm gì nên có lẽ phải thử thực tế thì mới biết được. Từ 2 đầu ra của driver ta đưa vào 2 con power mos là có thể tạo được xung. Power mos thông thường là loại VDMOS. Loại này chịu được điện áp cao, dòng lớn nhưng có lẽ tần số hoạt động hơi thấp không phù hợp với việc tạo xung có độ dốc dưới 10 ns. Tớ nghĩ ta nên dùng loại LDMOS. Loại này dùng trong khuyếch đại công suất các mạch RF có tần số làm việc cao nên chắc sẽ tốt hơn. Tớ nghĩ 2 con mos này nên dùng loại rời rạc thì tốt hơn cho vấn đề công suất và tản nhiệt. Một điểm nữa là mạch Half-bridge driver tạo ra độ trễ ở 2 sườn xung khá lớn, nên xung ra bị thay đổi độ rộng. Theo bạn giải pháp cho vấn đề này thế nào?

                        Comment


                        • @ hithere123: Mình nghĩ không fải FET không đảm bảo gain để đạt được độ dốc như bipolar. Có 1 cách khác là dùng khuếch đại thuật toán điện áp cao nhưng có độ dốc sườn xung lớn, nhưng thường những linh kiện này rất đắt tiền,không biết mục đích của bạn là làm ntn, làm cho cty nào đó không để có thể đầu tư được?

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi e_fan Xem bài viết
                            @ hithere123: Mình nghĩ không fải FET không đảm bảo gain để đạt được độ dốc như bipolar. Có 1 cách khác là dùng khuếch đại thuật toán điện áp cao nhưng có độ dốc sườn xung lớn, nhưng thường những linh kiện này rất đắt tiền,không biết mục đích của bạn là làm ntn, làm cho cty nào đó không để có thể đầu tư được?
                            Tớ nghĩ chắc bạn hỏi đùa. Bạn biết băng thông của khuyếch đại thuật toán là bao nhiêu không vậy?

                            Comment


                            • Sao không sử dụng mạch tạo xung lớn,độ dốc không cần cao lắm ,rồi dùng linh kiện khác để sửa lại sườn xung hả bác ? Em thấy trong các thiết bị cũ cũng hay dùng cách này chỉ có điều là dùng đèn điện tử thôi. Mạch tạo dao động chủ có mỗi cái mạch đa hài thôi! các bác cứ đặt tất cả vào một con linh kiện thế thì tiền đâu mà chịu nổi ?

                              Comment


                              • @ Rommel.de : bạn đề cập tới băng thông (bandwidth) ở đây là không hợp lý lắm trong bài toán này,mà thông số quan trọng đối với KĐ thuật toán trong trường hợp này là tham số V/us cơ bạn ạ, nếu không tin bạn có thể search tham số này của KĐTT mà xem,tất nhiên những loại KĐ phổ thông thì tham số này thấp thôi. Có điều là mình đang nghi ngờ tham số sườn xung đồng bộ cỡ 10ns của bạn MTAPIC thôi,có chăng 10ns chỉ là sườn xung của tín hiệu ra từ FPGA (mức TTL) chứ không fải sườn của tín hiệu 40V? Mình thấy gợi ý của bạn yakhontvn cũng là 1 cách đấy.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                MTAPIC Tìm hiểu thêm về MTAPIC

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X