Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao các công ty Việt Nam vẫn sử dụng PIC - AVR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi fantasy Xem bài viết
    Silab silab đê , vẫn đang xài dòng này, thấy khá ổn .chip QFN nhỏ gọn,kéo chì 1 phát ăn ngay .
    Sắp có oánh nhau roài. Hehe_Lâu lâu ko thấy các fan của các chip vào ẩu đả . Silab em nghe như kiểu si lác , si lit ấy nhỉ


    Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
    Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
      Anh ơi con MSP430 đc đấy, tay e test mà, nó ngủ đông chỉ chừng 10uA @@. Y hệt 98% datasheet . Quất thôi anh .
      hic , 10uA thì lớn quá rồi ... ngủ đông của bọn nano Watt ( PIC ) thì chỉ 0,1uA thôi .

      Với 0,1uA ( thực tế đo kiểm là 0,078uA) ... một viên pin siêu tí hon mình đang chạy được khoảng 1 năm ( 99% time là ngủ )

      với 10uA tức là gấp cả 100 lần thì nó chạy được .... ? thời gian !!!
      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi fantasy Xem bài viết
        Silab silab đê , vẫn đang xài dòng này, thấy khá ổn .chip QFN nhỏ gọn,kéo chì 1 phát ăn ngay .
        Ờ , nhưng có nhiều con cần dùng ... mà chẳng dám mua vì thấy giá thương lái đưa về cao quá .
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #19
          100nA thì khiếp nhỉ. Đáng sợ.


          Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
          Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
            100nA thì khiếp nhỉ. Đáng sợ.
            Thực tế cái dòng tiêu thụ khi ngủ này cũng là thông số quan trọng, nhưng trong cái ví dụ trên của bác Quế Dương (ngủ 99%, chạy 1%) thì chưa chắc là con 8-bit này tiêu thụ ít điện năng.

            Đầu tiên ta xem số liệu của 1 con PIC XLP của Microchip:
            - Active currents down to 35 uA/MHz
            - Sleep current as low as 20nA
            (Đây là con số từ trang Microchip. Chắc là bác QD không thể có giá trị tốt hơn. Hệ thống này chạy ở 4MHz như post trước của bác)

            Trong khoảng thời gian 1 tiếng đồng hồ => Hệ thống này chạy 0.01h và ngủ 0.99h
            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian chạy = 0.01h * 35uA/MHz * 4 MHz = 1.4uAh
            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian ngủ = 0.99h * 0.02uA = 0.0198uAh
            Tổng điện tiêu thụ là 1.4uAh + 0.0198uAh = 1.4198uAh

            Bạn chú ý cái kết quả trên thì thấy rằng lượng điện tiêu thụ khi ngủ rất bé so với năng lượng tiêu thụ khi chạy (ngủ 99% nhưng lượng điện tiêu thụ khi ngủ chỉ chiếm hơn 1% của tổng thôi).

            Bây giờ chúng ta thử tính với 1 con chip 32 bit.
            Số liệu từ 1 con ARM Cortex của Freescale:
            - Very-low-power run mode current—4 MHz core /0.8 MHz bus and flash, all peripheral clocks enabled, code of while(1) loop executing from
            flash: 184.8 uA (typical)
            - Very-low-leakage stop mode 0 current: 160.3 nA

            Giả sử thời gian ngủ vẫn là 99%
            Trong khoảng thời gian 1 tiếng đồng hồ => Hệ thống này chạy 0.01h và ngủ 0.99h
            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian chạy = 0.01h * 184uA = 1.84uAh
            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian ngủ = 0.99h * 0.163uA = 0.161uAh
            Tổng điện tiêu thụ là 1.84uAh + 0.161uAh = 2uAh

            Nhưng bạn biết rằng con 32 bit có thể xử lý nhanh hơn con 8 bit rất nhiều nếu cần phải thực hiện cộng trừ nhân chia (Ứng dụng thực tế chắc nhiều trường hợp là cần, trừ những ứng dụng kiểu quá đơn gian như nếu chân này mức 1 thì làm chân kia thành mức 0...) Với ứng dụng đó, thời gian chạy có thể chỉ con 0.5% nữa (con số này là ước lượng thôi. Nó phụ thuộc rất nhiều vào bài toán cụ thể). Trong trường hợp này thì
            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian chạy = 0.005h * 184uA = 0.92uAh
            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian ngủ = 0.995h * 0.163uA = 0.162uAh
            Tổng điện tiêu thụ là 0.92uAh + 0.162uAh = 1.08uAh

            Trong trường hợp này, con 32 bit dù có dòng tiêu thụ khi chạy và khi ngủ lớn hơn con 8 bit, nhưng tính chung thì nó lại tiêu thụ năng lượng ít hơn con 8 bit rất nhiều.

            Không phải ngẫu nhiên mà mặc dù các hãng hầu như đều đã có dòng 8 bit nhưng họ lại đang đẩy mạnh việc sản xuất dòng 32 bit dùng ARM Cortex M0+ đâu. Việc chuyển dịch là xu hướng tất yếu. Giá của 32 bit đã xuống rất thấp; trên Mouser.com có thể mua ARM Cortex M0+ với giá 0.78$ một con (số lượng 100 con) (Mà bọn Mouse thường bán rất đắt so với mua trực tiếp hoặc mua ở các distributor offline đấy)

            Regards
            El

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
              Em thấy STM8 là rẻ nhất =)). Chạy hoài chưa hỏng, vẫn kê cao gối ngủ khò khò. , e sợ nhất thằng PIC chỉ vì cái tội ko khai báo đc mảng RAM lớn, phải fix lại mấy cái file linh tinh này kia. Đâu hết cả riều .
              Anh ơi STM8 anh mua giá bao nhiêu vậy?
              Cấu hình ra sao?
              ĐT : 01676455880

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
                Em thấy STM8 là rẻ nhất =)). Chạy hoài chưa hỏng, vẫn kê cao gối ngủ khò khò. , e sợ nhất thằng PIC chỉ vì cái tội ko khai báo đc mảng RAM lớn, phải fix lại mấy cái file linh tinh này kia. Đâu hết cả riều .
                Cái khó ló cái khôn. Căn bản là chú lười quá nên không trách được
                __
                Vấn đề này bàn luận cũng chỉ là cưỡi ngựa xem voi thôi. Những người làm thương mại người ta chắc cũng tính nát óc rồi chứ không phải làm bừa. Bác queduong chắc là lão làng trong vụ này rồi .

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi hoingu Xem bài viết
                  Mình có một thắc mắc là tại sao các công ty vẫn sử dụng PIC - AVR trong khi
                  - Các ứng dụng đơn giản đã có 8051
                  - Các ứng dụng phức tạp đã có ARM
                  - Giá thành của PIC - AVR đắt hơn nhiều so với dòng cortex
                  Bạn có biết doanh nghiệp phải mất những gì để hoàn thiện một sản phẩm ? Đó là tiền, nhân lực, thời gian và cơ hội nếu không hoàn thành sản phẩm kịp thời. Hơn nữa, vi điều khiển PIC rất nhiều dòng, đủ để làm thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Một điều quan trọng nữa mà một thành viên page trước đã nói là sự ổn định. Nếu đứa con tinh thần của bạn gặp lỗi trong quá trình sử dụng thì bạn ko thể yên tâm được, ngoài ra uy tín của cty cũng bị ảnh hưởng (đây mới là điều đáng e ngại, vì nó liên quan đến sự tồn vong của cty).

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                    Cái khó ló cái khôn. Căn bản là chú lười quá nên không trách được
                    __
                    Vấn đề này bàn luận cũng chỉ là cưỡi ngựa xem voi thôi. Những người làm thương mại người ta chắc cũng tính nát óc rồi chứ không phải làm bừa. Bác queduong chắc là lão làng trong vụ này rồi .
                    Thì đâu phải chuyện lười hay chăm, vấn đề đang bàn là tại sao người ta vấn sài mấy con PIC và AVR ý mà. Mấy cái xung quanh chỉ là râu ria cho vui thôi. Cái cần chỉ ra thì cũng có vài người nói rồi. À chú mày làm ăn khá ko anh vay ít


                    Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                    Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                      chú tìm giúp cho anh con nào > 7KB code tiêu thụ 100nA / 4Mhz đầy đủ ram rom eeprom giá < 18k với, chứ giờ làm mấy cái ứng dụng sài pin anh vẫn phải trung thành với PIC ... mà chẳng trung thành với nó thì làm gì có con nào thay, có muốn thay đổi cũng chưa có cơ hội ?

                      mới đọc datasheet đã thấy không đủ chỉ tiêu để dùng cho vấn đề cụ thể rồi !

                      --- Ngay cái khoản hãng mà không giới thiệu công nghệ ưu việt hay support thông tin cho khách hàng là đã chán rồi !
                      Cho em hỏi con Pic này là con nào vậy anh QD ? Và mua ở đâu vậy a?

                      Comment


                      • #26
                        PIC16F1509T-I/SS chính hãng, mua tại Microchip Direct, đơn hàng 5000 giá $0.85. Tỷ giá lấy theo ngân hàng Ngoại thương 21,125 thì tương đương 17,956.25 đ

                        Bộ nhớ Flash 8192, RAM 512, MCU có thể tự ghi vào flash tương tự EEPROM. Cần tiết kiệm điện thì có tiêu thụ điện năng 20nA chế độ chờ, 30uA/MHz chế độ hoạt động bình thường. Cần nhanh thì tốc độ dao động nội lên tới 16MHz. Cần analog thì ADC, DAC đủ cả. Ngoại vi thông thường thì vô kể. Có cả phần CLC là phần cứng lập trình được tương tự PSoC để thay cho đám IC 74 AND/OR/NOT/flip-flop bên ngoài.

                        Trên kia là giá mua kiểu khách vãng lai (5000 vẫn là vãng lai), nếu đăng ký dự án với hãng thì tiêu thụ chỉ 5000 c/năm vẫn có giá dự án giảm thêm ít nhất 20% nữa. Nếu so sánh giá + hiệu năng + tiêu thụ năng lượng thì đến cụ Cortex M0 cũng không đọ lại được.
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • #27
                          Thế cụ thằng M3 thì sao anh? 5000c/năm thì cũng ác với e rồi, thế 500 cái/năm thì sao anh? Nó có đc giá thế ko


                          Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                          Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
                            Thực tế cái dòng tiêu thụ khi ngủ này cũng là thông số quan trọng, nhưng trong cái ví dụ trên của bác Quế Dương (ngủ 99%, chạy 1%) thì chưa chắc là con 8-bit này tiêu thụ ít điện năng.

                            Đầu tiên ta xem số liệu của 1 con PIC XLP của Microchip:
                            - Active currents down to 35 uA/MHz
                            - Sleep current as low as 20nA
                            (Đây là con số từ trang Microchip. Chắc là bác QD không thể có giá trị tốt hơn. Hệ thống này chạy ở 4MHz như post trước của bác)

                            Trong khoảng thời gian 1 tiếng đồng hồ => Hệ thống này chạy 0.01h và ngủ 0.99h
                            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian chạy = 0.01h * 35uA/MHz * 4 MHz = 1.4uAh
                            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian ngủ = 0.99h * 0.02uA = 0.0198uAh
                            Tổng điện tiêu thụ là 1.4uAh + 0.0198uAh = 1.4198uAh

                            Bạn chú ý cái kết quả trên thì thấy rằng lượng điện tiêu thụ khi ngủ rất bé so với năng lượng tiêu thụ khi chạy (ngủ 99% nhưng lượng điện tiêu thụ khi ngủ chỉ chiếm hơn 1% của tổng thôi).

                            Bây giờ chúng ta thử tính với 1 con chip 32 bit.
                            Số liệu từ 1 con ARM Cortex của Freescale:
                            - Very-low-power run mode current—4 MHz core /0.8 MHz bus and flash, all peripheral clocks enabled, code of while(1) loop executing from
                            flash: 184.8 uA (typical)
                            - Very-low-leakage stop mode 0 current: 160.3 nA

                            Giả sử thời gian ngủ vẫn là 99%
                            Trong khoảng thời gian 1 tiếng đồng hồ => Hệ thống này chạy 0.01h và ngủ 0.99h
                            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian chạy = 0.01h * 184uA = 1.84uAh
                            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian ngủ = 0.99h * 0.163uA = 0.161uAh
                            Tổng điện tiêu thụ là 1.84uAh + 0.161uAh = 2uAh

                            Nhưng bạn biết rằng con 32 bit có thể xử lý nhanh hơn con 8 bit rất nhiều nếu cần phải thực hiện cộng trừ nhân chia (Ứng dụng thực tế chắc nhiều trường hợp là cần, trừ những ứng dụng kiểu quá đơn gian như nếu chân này mức 1 thì làm chân kia thành mức 0...) Với ứng dụng đó, thời gian chạy có thể chỉ con 0.5% nữa (con số này là ước lượng thôi. Nó phụ thuộc rất nhiều vào bài toán cụ thể). Trong trường hợp này thì
                            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian chạy = 0.005h * 184uA = 0.92uAh
                            Lượng điện tiêu thụ trong thời gian ngủ = 0.995h * 0.163uA = 0.162uAh
                            Tổng điện tiêu thụ là 0.92uAh + 0.162uAh = 1.08uAh

                            Trong trường hợp này, con 32 bit dù có dòng tiêu thụ khi chạy và khi ngủ lớn hơn con 8 bit, nhưng tính chung thì nó lại tiêu thụ năng lượng ít hơn con 8 bit rất nhiều.

                            Không phải ngẫu nhiên mà mặc dù các hãng hầu như đều đã có dòng 8 bit nhưng họ lại đang đẩy mạnh việc sản xuất dòng 32 bit dùng ARM Cortex M0+ đâu. Việc chuyển dịch là xu hướng tất yếu. Giá của 32 bit đã xuống rất thấp; trên Mouser.com có thể mua ARM Cortex M0+ với giá 0.78$ một con (số lượng 100 con) (Mà bọn Mouse thường bán rất đắt so với mua trực tiếp hoặc mua ở các distributor offline đấy)

                            Regards
                            El
                            Cậu tính một cách nông dân quá , ở đây tôi tính trung bình là 99% off time cho cả năm ... hoặc có thể là 99,9% ... trừ trường hợp nó tự nhiên bị đánh thức (ngẫu nhiên) ( bởi 1 phần cứng khác có trong hệ thống ) ... bởi vậy bài toán năng lượng chờ là vấn đề hết sức cần thiết mà khó có những thằng khác so bì . Hơn nữa với thời gian on time ... tốc độ chẳng giải quyết được gì vì do thằng phần cứng phụ nó chi phối ... Thời gian ở đây là hằng số ( chủ yếu là bit xung và timer ) nên việc 1 con chip có tốc độ nhanh cũng chẳng giải quyết được vấn đề " chạy nhanh hoàn thành sớm " để ăn ít điện hơn . Ngoài ra đó mới chỉ là thông số mà họ đưa ra trên M0 ( còn chưa được kiểm nghiệm thực tế - vì tôi cũng chưa làm với những dòng này ) nên việc cứ ngốn điện hơn ở tốc độ là chết rồi , chưa kể tới nếu ở mức năng lượng nhỏ còn do công nghệ chế tạo , đó mới chỉ là đo trên 1 chip đơn độc lập ... khi kết nối với các thiết bị ( linh kiện khác ) để ý còn có cả dòng điện dò , thất thoát trên các bus nối lẫn nhau ... không cẩn thận là ăn đòn .

                            --- Nếu chỉ chạy mỗi con chip không thôi thì 20nA , 100nA hay thậm chí 1uA , 2 uA dòng chờ cũng vẫn là giá trị ngon lành cho các ứng dụng dùng battery.

                            Hiện tại tôi vẫn đang phải khai thác trên XLP của microchip ... và giá trung bình là 18k/ 1 ( SL 100 trở lên ) và nếu như nó áp dụng được , ứng dụng tốt ... giá thành lại rẻ hơn nhiều ... thì đương nhiên sẽ phải có sự thay đổi . Thay đổi thì không khó ... nhưng để đạt được độ thuyết phục thì phải có cái gì " vượt trội " hơn hẳn ... chứ ở mức sàn sàn và ... thấy kém hơn ... thì chắc là loại luôn ... không dám sài vì sợ quá nhiều yếu tố phát sinh . Mà cái phát sinh đó được trả giá bằng sức khỏe , máu và tiền bạc , bằng uy tín của doanh nghiệp. Thay đổi nó trong một bài toán cụ thể là cả 1 cuộc cách mạng ... giá như mức tiêu thụ sàn sàn , giá chỉ vài nghìn/ chip ... thì đương nhiên tôi cũng sẽ tính hướng cho tương lai . Nếu số lượng nhiều mà dòng rã nhiều năm , giá tiền chip cũng là vấn đề rất lưu tâm khi sản xuất .
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết

                              --- Nếu chỉ chạy mỗi con chip không thôi thì 20nA , 100nA hay thậm chí 1uA , 2 uA dòng chờ cũng vẫn là giá trị ngon lành cho các ứng dụng dùng battery.

                              Hiện tại tôi vẫn đang phải khai thác trên XLP của microchip ... và giá trung bình là 18k/ 1 ( SL 100 trở lên ) và nếu như nó áp dụng được , ứng dụng tốt ... giá thành lại rẻ hơn nhiều ... thì đương nhiên sẽ phải có sự thay đổi . Thay đổi thì không khó ... nhưng để đạt được độ thuyết phục thì phải có cái gì " vượt trội " hơn hẳn ... chứ ở mức sàn sàn và ... thấy kém hơn ... thì chắc là loại luôn ... không dám sài vì sợ quá nhiều yếu tố phát sinh . Mà cái phát sinh đó được trả giá bằng sức khỏe , máu và tiền bạc , bằng uy tín của doanh nghiệp. Thay đổi nó trong một bài toán cụ thể là cả 1 cuộc cách mạng ... giá như mức tiêu thụ sàn sàn , giá chỉ vài nghìn/ chip ... thì đương nhiên tôi cũng sẽ tính hướng cho tương lai . Nếu số lượng nhiều mà dòng rã nhiều năm , giá tiền chip cũng là vấn đề rất lưu tâm khi sản xuất .
                              Thấy các bác nói về low power... sôi nổi nên vào chém tí cho vui thôi. Như vậy có lẽ nên loại trừ việc tốn ít năng lượng khi nói PIC tốt (cho các ứng dụng ở VN). Nếu các bác chỉ nỏi về giá, quen chip... như trên thì lại khác.

                              Trở lại câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên của thớt này, nếu ở Việt Nam mình bắt đầu phát triển những thứ mới hơn theo trào lưu IoT như Fitbit, Misfit... Lúc đó sẽ cần phải xử lý những phép toán phức tạp hơn như Karmal filter cho dữ liệu từ accelerometer..., và đó là lúc mà các thể loại 8 bit như PIC với AVR hơi khó để thỏa mãn yêu cầu.

                              Nếu như ở VN mình mà sản phẩm không cần phải đổi mới, không cần thêm nhiều chức năng, không phải làm tác vụ gì phức tạp thì tất nhiên là PIC với AVR sẽ vẫn chiếm ưu thế

                              Các bạn có thể tham khảo bài viết về xu hướng dịch chuyển ở http://www.icinsights.com/news/bulle...based-Devices/

                              Comment


                              • #30
                                e bắt đầu học với 8051 nhưng bắt tay vào sản phẩm thực với Pic và hiện tại vẫn dùng Pic (Baseline:Htpic, dsPic: C30, pic18:MikroC). Thỉng thoảng cũng dùng 89s52 (nếu cần nhiều chân cẳng) thỉng thoảng cũng đá qua AVR một tí (nhưng không dùng thực tế). E đang định đầu tư vào nghịch ARM (dòng Microcotroller) + một vỉ RasperBerry Pi (trước có vọc linux trên board NGW100) . Nhưng thấy mấy chú dòng PIC 12f1xxx với 16f1xxx mới ra mà muốn chỉ dùng Pic thôi (Nhưng không mua được giá rẻ toàn bị tính Microchipdirect + 10% +10%VAT) rõ khổ. Có một điều thích với Pic là dễ tìm được dòng vừa fix với ứng dụng của mình + ổn định + hỗ trợ tốt +dễ mua, nhưng ram của pic hơi ít nếu dùng cho buffer lớn. Nhưng so tính năng + cấu hình với cùng 1 giá đối với khách lẻ thì đắt
                                Last edited by vuhapassall; 30-11-2013, 00:14.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoingu Tìm hiểu thêm về hoingu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X