Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao các công ty Việt Nam vẫn sử dụng PIC - AVR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
    CMSIS cũng chỉ chạy trong dòng Cortex 32 bit, trong khi MAL (Microchip Application Library) chạy hết cho toàn bộ sản phẩm PIC từ 8, 16 đến 32 bit mà không phải thay đổi chương trình gì cả. Ngoài MAL ra đã có bộ thư viện MCU nào trên đời này, liên quan điều khiển phần cứng, mà vẫn chạy được trên nhiều kiến trúc khác nhau cơ bản chưa.
    Mình trả lời là có những cái giống MAL và chức năng không ít hơn MAL. Bọn mình đã tham gia viết các library không chỉ chạy trên nhiều loại phần cứng khác nhau (từ 8 bit, 16 bit, 32 bit ARM và không phải ARM). Không chỉ là chạy trên các platform khác nhau mà nó còn support nhiều loại compiler khác nhau nữa.
    Đây USB Stack Product Summary Page là cái USB stack có thể chạy trên dòng 8 bit với 4k flash hay chạy trên dòng ARM Cortex M4 với 1M flash. Hoặc đây Freescale MQX™ Software Solutions là RTOS support đầy đủ các loại platform và compiler khác nhau với driver cho tất cả các peipherals. Các ẽample không cần phải sửa gì để chạy trên các platform khác nhau đâu nhé. Khi thiết kế phần mềm một cách chuyên nghiệp thì yêu cầu để nó dễ dàng chạy trên các platform khác nhau được là một trong các yêu cầu thiết yếu

    Còn CMSIS chỉ dùng cho các dòng ARM Cortex M, nhưng mà phần lớn các hãng sản xuất microcontroller (có lẽ chỉ trừ Microchip tại thời điểm hiện tại) đều sản xuất loại này => Không nên phủ nhận cái hay của nó.

    Nếu các bạn không nghĩ rằng ARM là xu hướng => Các bạn có suy nghĩ gì về việc các hãng semiconductor, mặc dù đã có rất nhiều dòng MCU 8/16 bit nổi tiếng nhưng đều đang đẩy mạnh sản xuất ARM Cortex? Ví dụ như Atmel ngoài AVR/AVR32 cũng đẩy mạnh ARM? Như Freescale đã bỏ quên 68HC/Coldfire để đẩy mạnh ARM? Như NXP gọi các dòng 8/16 bit cũ như core 8051 là legacy? Như TI chuyển sang dùng ARM Cortex R cho các dòng Automotive? Renesas, Infineon, Toshiba... không đứng ngoài cuộc?

    Có lẽ câu trả lời khá hợp lý cho việc chỉ (???) PIC/AVR phổ biến ở VN (mình không nói là nó hết phổ biến trên thế giới nhé) là vì ở VN mình chưa phải làm các ứng dụng phức tạp nhiều?

    Comment


    • #62
      Sản phẩm của mấy ông FPT làm thì ai trong ngành cũng biết chất lượng thế nào rồi, bạn không cần kể ra đâu. Từ cái nhỏ như dịch vụ ADSL, vừa vừa như phần mềm chứng khoán, rồi điện thoại di động, tới cả vệ tinh cơ mà. Tập đoàn IT, hô hào xuất khẩu phần mềm đã hơn chục năm nay, nhưng sở giao dịch chứng khoán TPHCM vẫn xếp vào nhóm buôn bán phần cứng, đơn giản là dựa trên doanh số và lãi ròng. Không có mảng phần cứng đấy và mảng dịch vụ nuôi đám còn lại thì có mà chết mất ngáp. Đến cty tài chính FPT còn không dám dùng phần mềm cổ chứng của FSoft viết thì khó có gì để nói thêm.

      Về trường hợp Atmel, không phải là có AVR32 rồi vẫn đẩy mạnh ARM, mà Atmel làm ARM (vi xử lý) từ lâu rồi nhưng vẫn chiết xuất những cái hay nhất của ARM đưa sang AVR32.

      Câu trả lời duy nhất hợp lý cho việc chỉ (???) PIC/AVR phổ biến ở VN là các cty làm thật ăn thật đó đầu óc thực tế. Họ làm cái thực tế thị trường cần chứ không phải để nổ, để báo cáo thành tích với ai. Vì thường phần lớn các cty ở VN không có bầu sữa khác để nuôi như FPT hay Viettel, cũng chẳng thể trông chờ vào ngân sách, cũng chẳng có tay to cá mập nào đứng sau. Tự thân vận động thì phải chọn cái hợp lý thôi. Còn nói họ làm những cái ít phức tạp, trong khi hàng tàu giá rẻ đầy rẫy (ít phức tạp), hàng nhật đài hàn đức mỹ ... chất lượng cao cũng không thiếu, thì đến con bò cũng phải lăn ra cười (theo truyện "Trí khôn của tao đây" ở sách giáo khoa).
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #63
        Đôi khi có những cái đơn giản nhưng lại chẳng ai làm , cần chi nói đến lập trình phức tạp ít hay phức tạp nhiều !

        Người ta vẫn sản xuất chấn lưu điện tử, ổ cắm , bóng đèn ... trong khi đó thị trường nhiều như rác rồi ... thế mà người ta vẫn làm , vẫn sống tốt ... đâu cần phải cao siêu.

        Các dòng chip mới muốn thuyết phục được những người sản xuất , người tiêu dùng ... thì cần phải có thời gian , chiến lược tiếp thị hợp lý ... giá thành và chức năng phải được khẳng định ( để các nhà sản xuất máu me ... và đi theo )

        Chứ cứ ngồi xu hướng tất yếu, với chỉ làm cái đơn giản ... đúng vậy ... chỉ cần đơn giản , khách hàng chấp nhận , người sử dụng chấp nhận ... làm ra kinh tế, nuôi sống doanh nghiệp .

        Còn những cái gì mong mỏi hơn nữa ? chẳng có lẽ đi vác mấy ông ARM nọ kia nhét vào sản phẩm là giá trị sản phẩm và thương hiệu được tăng lên ???

        --- Nghiên cứu cái mới thì người ta còn lưu tâm công nghệ , còn truyền thống đã thấy ổn rồi ... chẳng mấy người ta đổi cho thêm việc ( chưa nói đến những rủi do do cái mới gây ra ).

        --- MCU 8 bit không làm được những cái lớn ? vậy cái nào gọi là lớn ? Hãy đặt nó trong hoàn cảnh và bài toán nó tham gia giải quyết để biết được nó lớn hay không .
        MCU 8 bit ... chẳng làm được các việc lớn ... nó chỉ phổ thông đến nỗi từ : thiết bị quân sự , thiết bị dân dụng , đồ chơi , công xưởng , tòa nhà lớn , thiết bị viễn thông , cá nhân ... nó bán tràn lan đầy ngoài chợ, trong các máy móc cũ phế liệu, đâu đâu ta cũng có thể thấy nó ... thậm chí cả ở tàu vũ trụ cũng nên !

        Việc lớn ? Việc lớn của các nhà sản xuất là ứng dụng để đáp ứng nhu cầu và kiếm được nhiều tiền ... còn nó là 4 bit , 8 bit , 32 hay gì đi nữa thì ai quan tâm làm gì !
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #64
          Chúng ta phải công nhận cái thứ Nhất:
          - Nếu nắm bắt kịp công nghệ, và vận dụng kịp thời---> Sẽ tạo ra những giá trị cạnh tranh và lợi nhuận Cao.
          Trên quan điểm này, việc ứng dụng, đưa ARM Cortex vào thay thế so với các dòng MCU đã có mặt lâu nay là tất yếu. Nên làm.

          Chúng ta phải thừa nhận cái thứ 2: Không phải ai cũng nói 1 cái là làm đc, như việc nói chuyển 8051 sang PIC hay như các MCU khác sang ARM Cortex là làm được ngay....vì cái tính ì, và tính bảo thủ của dân kỹ thuật....Do đó, họ đành chép miệng, gát bỏ ham muốn mà quay về: Ta tắm ao ta, dùng nhanh dù chậm 8051/PIC nhà nó vẫn hơn.

          Chúng ta thừa nhận hơn nữa: Ở đây đa số là anh em Kỹ Thuật, do đó, việc đam mê và chinh phục đã khiến họ phải theo đuổi công nghệ, vì cái mới luôn cuốn hút anh em hơn...là điều dĩ nhiên của dân kỹ thuật.

          Việc, ổn định, giá rẻ, giá cao.... cái này phải để dân kinh doanh nó quyết định đi anh em.

          Xu hướng:
          Hiện nay, việc Microchip có bộ thư viện mà theo như anh Việt nói rõ ràng là rất rất hiệu quả với trước đây và bây giờ.
          Hiện nay, ở VN đã có nhiều nhóm & Cty họ đã nâng cấp việc code, lập trình theo như Elenor đã nói ở trên:...Trích..."Bọn mình đã tham gia viết các library không chỉ chạy trên nhiều loại phần cứng khác nhau (từ 8 bit, 16 bit, 32 bit ARM và không phải ARM). Không chỉ là chạy trên các platform khác nhau mà nó còn support nhiều loại compiler khác nhau nữa."

          Do đó, xin công bằng mà nói, bộ thư viện MAL vẫn phổ biến và đảm bảo tính tin cậy và ổn định hơn. Còn phong cách code như Elenor nói thì rõ ràng quá hay, hay hơn so với MAL của Microchip rồi, nhưng...chưa độ phổ biến và open, không có chuẩn đánh giá về độ tin cậy ổn định.

          Hy vọng,......1 ngày nào đó, phong cách này sẽ được anh em kỹ thuật nắm bắt và áp dụng tốt:

          "Bọn mình đã tham gia viết các library không chỉ chạy trên nhiều loại phần cứng khác nhau (từ 8 bit, 16 bit, 32 bit ARM và không phải ARM). Không chỉ là chạy trên các platform khác nhau mà nó còn support nhiều loại compiler khác nhau nữa."

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Sản phẩm của mấy ông FPT làm thì ai trong ngành cũng biết chất lượng thế nào rồi, bạn không cần kể ra đâu. Từ cái nhỏ như dịch vụ ADSL, vừa vừa như phần mềm chứng khoán, rồi điện thoại di động, tới cả vệ tinh cơ mà. Tập đoàn IT, hô hào xuất khẩu phần mềm đã hơn chục năm nay, nhưng sở giao dịch chứng khoán TPHCM vẫn xếp vào nhóm buôn bán phần cứng, đơn giản là dựa trên doanh số và lãi ròng. Không có mảng phần cứng đấy và mảng dịch vụ nuôi đám còn lại thì có mà chết mất ngáp. Đến cty tài chính FPT còn không dám dùng phần mềm cổ chứng của FSoft viết thì khó có gì để nói thêm.

            Về trường hợp Atmel, không phải là có AVR32 rồi vẫn đẩy mạnh ARM, mà Atmel làm ARM (vi xử lý) từ lâu rồi nhưng vẫn chiết xuất những cái hay nhất của ARM đưa sang AVR32.

            Câu trả lời duy nhất hợp lý cho việc chỉ (???) PIC/AVR phổ biến ở VN là các cty làm thật ăn thật đó đầu óc thực tế. Họ làm cái thực tế thị trường cần chứ không phải để nổ, để báo cáo thành tích với ai. Vì thường phần lớn các cty ở VN không có bầu sữa khác để nuôi như FPT hay Viettel, cũng chẳng thể trông chờ vào ngân sách, cũng chẳng có tay to cá mập nào đứng sau. Tự thân vận động thì phải chọn cái hợp lý thôi. Còn nói họ làm những cái ít phức tạp, trong khi hàng tàu giá rẻ đầy rẫy (ít phức tạp), hàng nhật đài hàn đức mỹ ... chất lượng cao cũng không thiếu, thì đến con bò cũng phải lăn ra cười (theo truyện "Trí khôn của tao đây" ở sách giáo khoa).
            Sao các bạn trao đổi về kỹ thuật mà lại gắn kèm với emotion như vậy. Như vậy là không tốt Bạn mà đọc kỹ thì sẽ thấy rằng mình không khẳng định những cái software mình dẫn chứng phía trên là do mình hay FPT viết (Mặc dù mình nghĩ là mấy cái code đó hơi bị hay đấy. Ít người ở VN viết được thế lắm (Mình không có ý bảo là bạn không viết được như vậy đâu nhé)) Cái mình viết chỉ chỉ ra rằng không phải mỗi MAL có ưu việt gì đấy thôi

            Còn câu hỏi của mình về việc các hãng semiconductor thi nhau sản xuất ARM => Bạn chỉ nói về Atmel mà không nói gì cả thế Mà không phải mục đích của Atmel khi phát triển ARM MCU là để lấy cái hay vứt sang AVR đâu nhé.

            Chém tí về FPT cho vui (Đây là diễn đàn và mình nói với tư cách cá nhân. Trên diễn đàn mình cũng cố gắng không khẳng định mình làm việc cho cty nào), thì 100 cty be bé ở VN mỗi công ty có 5-10 người làm sao so được với họ. Chỉ riêng FPT Software (công ty chuyên làm phần mềm bao gồm phần mềm nhúng cho nước ngoài) thôi thì mỗi năm họ lấy từ Tây về 100M USD rồi. Nếu làm phép chia của số tiền trên cho tổng số người là 4-5k gì đấy thì thấy rằng trung bình mỗi người của họ làm ra 400-500M VND mỗi năm (Họ làm phần mềm nên không có chi phí mua linh kiện đâu nhé). Như vậy sao lại bảo là họ nổ hay sống nhờ cái khác? Trên trang web của FPT Software có danh sách khác hàng gồm những tên tuổi lớn như Panasonic, Canon, Kyocera, Hitachi..., chẳng nhẽ hàng chục năm làm việc với FPT mà họ không hiểu FPT làm ra chất lượng thế nào bằng người không có quan hệ gì?

            Comment


            • #66
              Em theo dõi luồng này, thấy hay hay nên vào chung vui tí
              Cả nước VN có biết bao nhiêu cty điện tử, làm biết bao nhiêu loại sản phẩm, nên mỗi cty, mỗi sản phẩm có đặc thù riêng, nên bảo họ dùng PIC, AVR hay ARM là hợp lý hay không thì quá khó. Làm cái bảng led con con thì dùng 8051, còn làm máy tính bảng thì dùng ARM. Chả anh nào sai cả. Mà làm máy tính bảng hay làm bảng led thì cũng chưa biết anh nào kiểm được nhiều tiền hơn. Nên em nghĩ anh nào cũng đúng cả. Tranh luận cuối cùng ai cũng đúng hết.
              Các bác thu hẹp phạm vi tranh luận, tập trung đáng giá một sản phẩm hay một xu hướng sản phẩm nào đó dùng cái gì thì tốt, như thế chủ đề tập trung hơn.
              Riêng về FPT, em thấy việc họ kiếm trăm triệu USD cho đất nước là đáng trân trọng. Nói làm phần mềm không mất tiền mua linh kiện cũng đúng, nhưng lại mất tiền mua phần mềm công cụ, tiền duy trì hệ thống, chi phí xúc tiến thương mại...
              Linh kiện điện tử KME
              www.kme.com.vn

              Comment


              • #67
                Bác nào biết nhiều loại MCU cho tôi hỏi con chip nào vừa có USB host (hoặc USB OTG), vừa có ADC (cỡ 8-bit trở lên), giá rẻ nhất (giá liệt kê online, volume price) nhỉ? Tôi chỉ biết search Microchip thấy có PIC6F1455 khá ngon giá có 1.04$ nhưng tiếc là chỉ có USB device. Còn PIC mà có USB host thấp nhất cũng 2.2$. (USB Products - Microchip Technology Inc)

                Các bác giới thiệu giúp tôi dòng AVR hoặc ARM mà có các chức năng đó cũng được, các chức năng khác không đáng kể.

                Comment


                • #68
                  Con này: PIC16F1455 - số lượng gần 5000 con (năm ngàn con) giá: 1.24$
                  Giá 1.04$ là khoản 10.000 con, mua về ăn xào, nấu mới hết.
                  Có 1 sự chém gió nhẹ ở đây

                  Chưa kể, tiền ship + VAT về Việt Nam. chém nhẹ thôi các thánh
                  USB Products - Microchip Technology Inc

                  Comment


                  • #69
                    Còn mua tại Văn Phòng đại diện Microchip tại Việt Nam:
                    Con này có giá từ: 36 - 40 ngàn đồng 1 con.
                    http://store.rpc.vn/index.php?route=...rch=PIC16F1455

                    Trong khi đó, 1 con cùi mía của "ST" PICVENDOR có thể tìm mua lẻ tẻ với yêu cầu trên, công năng và các món ăn chơi nhiều gấp 3 lần mà chưa hết 20k đồng.=====> Rẻ 1/2 giá đó ông bạn.

                    Đưa là giá để so sánh là 1 việc làm hết sức....................................

                    Comment


                    • #70
                      Bác Duy Phi chỉ giùm tôi tên con chip của ST đó đi, tôi trước giờ không đụng vào chip ST nên không biết.

                      Giá cả thì so sánh với mức nào cũng được (hoặc so giá online, hoặc so giá mua ở VN). Giá online hay giá mua ở VN cũng tỉ lệ với nhau ở mức độ nào đó thôi, tôi muốn lấy giá online để ngồi trên máy tính dễ check (kể cả mua ở VN, thì vẫn thích xem giá trên các trang bán hàng kiểu TME hơn là ra chợ Nhật Tảo hỏi ).

                      Ở đây tôi nghĩ ta đang mặc định bàn về việc sản xuất hàng loạt (cứ cho là anh em chém gió cũng chẳng sao). Đụng đến volume production thì mới cần tính kỹ giá tiền, còn mua lẻ 1-2 con để làm project nhỏ thì kể cả có bỏ tiền triệu mua 1 kit có sẵn vẫn có thể hiệu quả hơn mua một con chip vài chục ngàn.
                      ---

                      Nhân tiện tôi nói rõ hơn về tính năng "USB host": tức là con MCU có thể đóng vai trò host để kết nối với 1 thiết bị dạng USB device (như kiểu đĩa cứng USB stick). Tính năng này các dòng chip đời gần đây mới có, còn các dòng USB phổ biến kiểu PIC 18F2550 chỉ có thể làm "USB device" thôi, chứ không làm host được.

                      Comment


                      • #71
                        Cái quan trọng là người ta có chấp nhận đặt hàng ở giá nào đó không, chứ 500k 1 con chip vẫn chẳng là vấn đề . Cái cơ bản là tiền của thằng đầu tư !!!
                        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi eKhanhHoa Xem bài viết
                          Còn mua tại Văn Phòng đại diện Microchip tại Việt Nam:
                          Con này có giá từ: 36 - 40 ngàn đồng 1 con.
                          Search - PIC16F1455

                          Trong khi đó, 1 con cùi mía của "ST" PICVENDOR có thể tìm mua lẻ tẻ với yêu cầu trên, công năng và các món ăn chơi nhiều gấp 3 lần mà chưa hết 20k đồng.=====> Rẻ 1/2 giá đó ông bạn.

                          Đưa là giá để so sánh là 1 việc làm hết sức....................................
                          Ông bạn đừng nhìn ở một cái góc nhỏ như thế ??? Mỗi con chíp nói riêng hay các nhà sản xuất IC nói chung đều có những đặc điểm khác biệt để phất triển.
                          ĐT : 01676455880

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi picvendor Xem bài viết
                            Bác nào biết nhiều loại MCU cho tôi hỏi con chip nào vừa có USB host (hoặc USB OTG), vừa có ADC (cỡ 8-bit trở lên), giá rẻ nhất (giá liệt kê online, volume price) nhỉ? Tôi chỉ biết search Microchip thấy có PIC6F1455 khá ngon giá có 1.04$ nhưng tiếc là chỉ có USB device. Còn PIC mà có USB host thấp nhất cũng 2.2$. (USB Products - Microchip Technology Inc)

                            Các bác giới thiệu giúp tôi dòng AVR hoặc ARM mà có các chức năng đó cũng được, các chức năng khác không đáng kể.
                            Không biết các bác có quan hệ với PIC hay quan hệ với ST không, nhưng mình cứ cung cấp những cái mình biết ra, nhỡ ra giúp được ai đó

                            Có những con ARM Cortex M0+ thuộc họ Kinetis L của Freescale được trang bị USB OTG và ADC có giá chỉ hơn một nửa giá của con PIC có USB host kia - chỉ 1.43$/pcs cho số lượng chỉ 100pcs trên mkl2 | Mouser Electronics, Inc.

                            Vậy là trả lời được câu hỏi của bạn rồi nhé.

                            Tuy nhiên, mình có một số ý kiến sau có thể hữu ích:

                            - Để sử dụng USB host thì phần software cho nó phức tạp hơn so với USB device. Cái phức tạp này sẽ đòi hỏi nhiều RAM hơn. Để sử dụng USB host với MSD class (để đọc ổ đĩa USB ấy) thì cần phải có thêm cả file system nữa. Riêng cái file system này đã ăn rất nhiều bộ nhớ của bạn rồi. Một file system đơn giản như FatFS dễ dàng chiếm mất 1kB RAM nếu bạn chỉ cần truy xuất 1 file một lúc. Đó có lẽ là những lý do mà người ta không làm USB Host cho mấy con rẻ tiền (RAM, FLASH bé) mặc dù có thể phần USB IP của các con khác nhau (của cùng 1 hãng) không khác nhau gì cả đâu. Do vậy, RAM/Flash size không thể không tính đến.

                            - Nếu USB software library của hãng sản xuất MCU chưa hỗ trợ USB class mà bạn cần thì bạn nên cân nhắc cẩn thận vì support 1 class mới không đơn giản lắm. Effort để làm cái đó có thể lớn hơn nhiều so với lượng tiền bạn có thể phải trả khi mua con chip đắt hơn.

                            - Nếu bạn dùng USB MSD thì dù bạn dùng solution của hãng nào đi nữa, bạn cũng nên lường trước việc phải đón nhận nhiều yêu cầu trả lai hàng từ khách hàng (trừ khi bạn bắt người dùng chỉ dùng 1 vài loại USB stick do bạn chỉ định). Lý do là rất nhiều các USB stick trên thị trường chạy ngon lành với Windows, Linux nhưng mà đứt hoàn toàn khi kết nối với các embedded USB Host. Không tin bạn lấy 1 con microcontroller, nạp code USB host MSD vào, xong mua chục con USB stick khác nhau trên thị trường về xem có con nào không chạy được không

                            - Nếu cần tính toán đến từng 0.5$ thì việc lựa chọn phải tính đến nhiều thứ khác ngay cả khi bạn chỉ cần USB Host và ADC (Ví dụ có cần LDO để chuyển 5V sang 3.3V không? Có cần mạch boost để tạo Vbus không? Có cần crystal ngoài không? Tổng thể diện tích PCB là 5cm2 hay cần đến 10cm2...)

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi picvendor Xem bài viết
                              Bác nào biết nhiều loại MCU cho tôi hỏi con chip nào vừa có USB host (hoặc USB OTG), vừa có ADC (cỡ 8-bit trở lên), giá rẻ nhất (giá liệt kê online, volume price) nhỉ? Tôi chỉ biết search Microchip thấy có PIC6F1455 khá ngon giá có 1.04$ nhưng tiếc là chỉ có USB device. Còn PIC mà có USB host thấp nhất cũng 2.2$. (USB Products - Microchip Technology Inc)

                              Các bác giới thiệu giúp tôi dòng AVR hoặc ARM mà có các chức năng đó cũng được, các chức năng khác không đáng kể.
                              xin giới thiệu với bác 1 ứng cử viên thỏa mãn yêu cầu: có USB đầy đủ USB device/host/OTG và ADC 16bits
                              http://www.dientuvietnam.net/forums/...m-hieu-191992/
                              Last edited by hoasua_2005; 08-12-2013, 19:38.

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
                                Sao các bạn trao đổi về kỹ thuật mà lại gắn kèm với emotion như vậy. Như vậy là không tốt Bạn mà đọc kỹ thì sẽ thấy rằng mình không khẳng định những cái software mình dẫn chứng phía trên là do mình hay FPT viết (Mặc dù mình nghĩ là mấy cái code đó hơi bị hay đấy. Ít người ở VN viết được thế lắm (Mình không có ý bảo là bạn không viết được như vậy đâu nhé)) Cái mình viết chỉ chỉ ra rằng không phải mỗi MAL có ưu việt gì đấy thôi

                                Còn câu hỏi của mình về việc các hãng semiconductor thi nhau sản xuất ARM => Bạn chỉ nói về Atmel mà không nói gì cả thế Mà không phải mục đích của Atmel khi phát triển ARM MCU là để lấy cái hay vứt sang AVR đâu nhé.

                                Chém tí về FPT cho vui (Đây là diễn đàn và mình nói với tư cách cá nhân. Trên diễn đàn mình cũng cố gắng không khẳng định mình làm việc cho cty nào), thì 100 cty be bé ở VN mỗi công ty có 5-10 người làm sao so được với họ. Chỉ riêng FPT Software (công ty chuyên làm phần mềm bao gồm phần mềm nhúng cho nước ngoài) thôi thì mỗi năm họ lấy từ Tây về 100M USD rồi. Nếu làm phép chia của số tiền trên cho tổng số người là 4-5k gì đấy thì thấy rằng trung bình mỗi người của họ làm ra 400-500M VND mỗi năm (Họ làm phần mềm nên không có chi phí mua linh kiện đâu nhé). Như vậy sao lại bảo là họ nổ hay sống nhờ cái khác? Trên trang web của FPT Software có danh sách khác hàng gồm những tên tuổi lớn như Panasonic, Canon, Kyocera, Hitachi..., chẳng nhẽ hàng chục năm làm việc với FPT mà họ không hiểu FPT làm ra chất lượng thế nào bằng người không có quan hệ gì?
                                Bqv dùng cách nói kiểu dân gian, lại bị hiểu nhầm thành emotion. Có lẽ phải đệm thêm nhiều tiếng tây vào mới là sành điệu trong thời buổi hiện nay.
                                Lies, damned lies, and statistics
                                Đấy là lời dành cho "thống kê" về doanh thu.

                                Đề cập tới doanh thu, giả thiết con số là đúng, mỗi kỹ sư IT được đào tạo ở trường cỡ 5 năm mà mang lại doanh thu cho doanh nghiệp 400-500tr mỗi năm thì quả là không biết nói thế nào khi mà chi phí lương cho chính ông kỹ sư đó cũng cỡ 100tr mỗi năm, chưa kể chi phí xung quanh rất nhiều : văn phòng, điện, nước, thoại, internet, thuế má, quản trị ... Một đơn vị nho nhỏ đã từng đăng quảng cáo tuyển dụng ở diễn đàn này cũng đạt con số trung bình gấp vài lần như vậy. FSoft gì đó cũng mất không ít người cho chính đơn vị này.
                                http://www.dientuvietnam.net/forums/...ewvoice-77880/

                                Nhìn ra xa một chút, một đơn vị làm thứ rất tầm thường là bán sữa thôi : Vinamilk đạt doanh thu 27.300 tỷ năm 2012. Mỗi lao động của họ trung bình cũng mang lại doanh số vài tỷ cho cty. Thế mà một ông to mồm mạnh miệng hô hào cả chục năm nay làm những thứ to tát như công nghệ thông tin, vươn ra thế giới, thung lũng Silicon ở VN (đọc tạp chí thế giới vi tính thì thấy rõ) ... chỉ đạt 1/2 tỷ mỗi kỹ sư phần mềm ? Bọn Panasonic, Canon, Kyocera, Hitachi ... vứt những thứ rác rưởi cấp thấp tốn công & thời gian nhất ... cho đám coder này với chi phí 20k$/năm quả không sai. Người Nhật quả là khôn ngoan.
                                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoingu Tìm hiểu thêm về hoingu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X