Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao các công ty Việt Nam vẫn sử dụng PIC - AVR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
    Có vẻ như là bạn không có dẫn chứng cho cái 90% bạn nói ở post trước nhỉ?
    Cái article ở eetimes thực tế chỉ là trích lại của cái ở icinsights thôi.

    Phân tích kỹ hơn cái số liệu ở trang IcInsights và Eetimes thì:
    - Năm 2009, 8 bit giữ vị trí số 1 cả về doanh số cũng như số lượng chip được bán ra
    - Năm 2010, doanh thu lớn nhất đã rơi về mảng 32 bit nhưng số lượng chip bán ra thì 8 bit vẫn nhiều nhất.
    - Năm 2011, 8 bit cũng không còn giữ vị trí số 1 về số lượng chip bán ra nữa.
    - Số lượng chip 16 bit và 32 bit được bán ra liên tục tăng từ 2009 đến nay, còn 8 bit thì giảm rất nhiều trong năm 2011, và đến 2013 thì nó vẫn chưa thể đạt lại con số của năm 2010
    - Dự báo đến 2017 thì 32 bit chiếm 55% doanh thu + 38% số lượng bán, trong khi 8 bit chiếm 23% doanh thu + 28% số lượng bán.

    Nhìn như vậy mà bạn vẫn còn cố gắng phản đối cái khái niệm "xu hướng" của 32 bits thì chịu bạn...

    Còn nói về số lượng 8 bit đang được bán ra, nó chắc chắn vẫn còn nhiều, thậm chí sau 10 năm nữa vẫn còn nhiều. Lý do là vòng đời của 1 sản phẩm dùng trong automotive hoặc công nghiệp kéo dài tầm 10-15 năm. Nếu 1 sản phẩm được thiết kế hoàn chỉnh 5 năm trước đây thì 10 năm nữa nó cũng vẫn còn được sản xuất. Sản phẩm đã hoàn thiện thì chẳng ai thay đổi nó làm gì cả nên 8 bit vẫn phải được mua. Nhưng cái số lượng bán này ít liên quan đến ông kỹ sư thiết kế nào cả vì các ông ấy sẽ phải thiết kế cho các sản phẩm mới, mà các sản phẩm mới thì phải hơn cái cũ tính năng gì đấy, cái tính năng mới ấy có thể yêu cầu chip 16 hoặc 32 bit chứ 8 có thể không còn đủ nữa

    Túm lại ý của mình là: Mặc dù 8 bit vẫn còn được bán nhiều, nhưng do các yêu cầu về tính năng của sản phẩm ngày càng phải được tăng lên, người ta dùng chip 32 bit (thay cho chip 8 bit) cho các thiết kế mới ngày càng nhiều.
    Dẫn chứng cho cái 90% tôi nói ở post trước làm gì khi mà thực tế đó đang là điều hiển nhiên, nếu không có nó thì đã chẳng có cái luồng thảo luận này.
    Về phần cái eetimes tôi nói là tôi đã đọc cái tương tự cái dẫn chứng của cậu trên eetimes cách đây vài bữa. Người ta đọc và xem số liệu thì phải có nhận định riêng của mình.

    Nếu cậu chưa hiểu số liệu thì ITX giải thích căn bản thế này nhé:
    Tỉ lệ lời của nhà sản xuất trên số lượng chip bán ra càng cao chứng tỏ con chip càng mắc, nhà sx càng được lời, ta người tiêu thụ chip càng lỗ.
    Ví dụ:
    năm 2009:
    8bit: 4141/4767 = 0.868 (usd/chip)
    16bit: 3020/3982 = 0.758 (usd/chip)
    32bit: 3956/1131 = 3.497 (usd/chip)
    năm 2013:
    4412/6744 = 0.654(usd/chip)
    4190/7870 = 0.532(usd/chip)
    6916/4457 = 1.551(usd/chip)
    Cái này sẽ tạo xu hướng của nhà sx vì họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn trên 1 con chip bán ra và 32bit luôn là ưu tiên số 1.

    Tuy nhiên người tiêu tụ chip chỉ cần quan tâm tới doan số bán ra
    Nhìn vào con số này thì năm nay 2013, khi mà chip 32bit được các hãng tung hô, lèo lái mọi cách chỉ có số lượng bán ra chưa đến 1.5 8bit, tức là bán được 3 con chip 8bit mới bán được chưa tới 2 con chip 32bit.

    Còn ý của cậu:
    Túm lại ý của mình là: Mặc dù 8 bit vẫn còn được bán nhiều, nhưng do các yêu cầu về tính năng của sản phẩm ngày càng phải được tăng lên, người ta dùng chip 32 bit (thay cho chip 8 bit) cho các thiết kế mới ngày càng nhiều.
    Nếu không vì mục đích đáp ứng những yêu cầu chip 8bit không kham nổi thì chẳng ai dại gì bỏ một đống tiền thiết kế chip 16bit, 32bit làm gì ! Cũng chẳng ai dại gì mua chip 16bit, 32bit làm gì. Mà cũng chẳng ai đi nâng cấp MCU 8bit lên làm gì, cứ 89xx thẳng tiến cần gì phải đầu tư nghiên cứu phát triển pic8, avr8, STM8.
    Câu này hơi huề vốn.
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
      Dẫn chứng cho cái 90% tôi nói ở post trước làm gì khi mà thực tế đó đang là điều hiển nhiên, nếu không có nó thì đã chẳng có cái luồng thảo luận này.
      Về phần cái eetimes tôi nói là tôi đã đọc cái tương tự cái dẫn chứng của cậu trên eetimes cách đây vài bữa. Người ta đọc và xem số liệu thì phải có nhận định riêng của mình.

      Nếu cậu chưa hiểu số liệu thì ITX giải thích căn bản thế này nhé:
      Tỉ lệ lời của nhà sản xuất trên số lượng chip bán ra càng cao chứng tỏ con chip càng mắc, nhà sx càng được lời, ta người tiêu thụ chip càng lỗ.
      Ví dụ:
      năm 2009:
      8bit: 4141/4767 = 0.868 (usd/chip)
      16bit: 3020/3982 = 0.758 (usd/chip)
      32bit: 3956/1131 = 3.497 (usd/chip)
      năm 2013:
      4412/6744 = 0.654(usd/chip)
      4190/7870 = 0.532(usd/chip)
      6916/4457 = 1.551(usd/chip)
      Cái này sẽ tạo xu hướng của nhà sx vì họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn trên 1 con chip bán ra và 32bit luôn là ưu tiên số 1.

      Tuy nhiên người tiêu tụ chip chỉ cần quan tâm tới doan số bán ra
      Nhìn vào con số này thì năm nay 2013, khi mà chip 32bit được các hãng tung hô, lèo lái mọi cách chỉ có số lượng bán ra chưa đến 1.5 8bit, tức là bán được 3 con chip 8bit mới bán được chưa tới 2 con chip 32bit.

      Còn ý của cậu:

      Nếu không vì mục đích đáp ứng những yêu cầu chip 8bit không kham nổi thì chẳng ai dại gì bỏ một đống tiền thiết kế chip 16bit, 32bit làm gì ! Cũng chẳng ai dại gì mua chip 16bit, 32bit làm gì. Mà cũng chẳng ai đi nâng cấp MCU 8bit lên làm gì, cứ 89xx thẳng tiến cần gì phải đầu tư nghiên cứu phát triển pic8, avr8, STM8.
      Câu này hơi huề vốn.
      Túm lại nếu cậu có dẫn chứng đáng tin cậy về con số 90% mà cậu nói thì ta nói tiếp, còn không thì ngừng cái vụ cái nào lớn hơn nhé

      Comment


      • Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
        TrầnTít :
        Ở bên Tây đường phố sạch sẽ không nhiều khói bụi, người Tây lịch sự lúc nào cũng sơ vin , cara vát ... đi giày đen bóng lộn, lúc nào cũng cười nói , bắt tay, chào hỏi cám ơn chứ không như ở VN . Người Tây làm việc nhẹ nhàng , văn minh , không phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt như ở VN ... nên người Tây 1 tháng không tắm là chuyện bình thường ( có bẩn đâu mà tắm ) , ở bên Tây người ta không có khái niệm với Rề sô na !!!

        Lại nói ở bên Tây , con người đã văn minh, thực phẩm ở đây vừa ngon , sạch sẽ lại to nữa . Ở Bên Tây quả chuối nó to bằng quả bí đao , quả cam nó to như trái banh của mình vậy ... !

        Lò A Mít :

        Úi chà ... Thế cơ à , ước gì tôi cũng 1 lần được đi Tây giống ông , để cho nó biết cái văn minh , cái sạch sẽ ở trời Tây ... Chứ ở VN quanh năm với ruộng đồng, bỗ bã , ô nhiễm, bẩn thỉu và con người không mấy lịch sự khi nói chuyện ...!
        Ông Tít này! Về lần này bao giờ lại sang bên đó ? Chẳng mấy khi anh em có dịp gặp nhau, trời nóng thế này ... lại mất điện . Ông ngồi đây tôi ra vườn hái ít hoa quả vào ăn cho mát !!! Rồi tí ở lại đây làm vài chén rượu !!!

        [ATTACH=CONFIG]79780[/ATTACH]

        TrầnTít :
        Ông biết không, ở bên Tây ý ... Dưa hấu của nó to lắm .... chứ không bé như ở VN mình thế này đâu ...!!!

        Lò A Mít :
        Ấy dà ... Khoa khoan ... Chắc ông xa nhà sang Tây ở lâu quá nên quên hết cả rồi , đây không phải dưa hấu ông ơi !!!
        Trần Tít : ????

        Lò A Mít :

        Nho nhà ta mới trồng đấy ông ạ !
        Trần Tít : mmh !.....!!!!!!!!
        Nếu như cái post này của bác là liên quan đến cái post ngay trên nó do tôi viết thì tôi sẽ rất cảm kích nếu bác chỉ ra cái dẫn chứng nào tôi nói không chính xác

        Kiểu post như bác (dù đúng chăng nữa???) cũng chỉ làm loãng thảo luận ra chứ không cung cấp thêm tí thông tin nào cho mọi người cả

        Comment


        • Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
          Túm lại nếu cậu có dẫn chứng đáng tin cậy về con số 90% mà cậu nói thì ta nói tiếp, còn không thì ngừng cái vụ cái nào lớn hơn nhé
          Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
          Dẫn chứng cho cái 90% tôi nói ở post trước làm gì khi mà thực tế đó đang là điều hiển nhiên, nếu không có nó thì đã chẳng có cái luồng thảo luận này.
          Về phần cái eetimes tôi nói là tôi đã đọc cái tương tự cái dẫn chứng của cậu trên eetimes cách đây vài bữa. Người ta đọc và xem số liệu thì phải có nhận định riêng của mình.

          Nếu cậu chưa hiểu số liệu thì ITX giải thích căn bản thế này nhé:
          Tỉ lệ lời của nhà sản xuất trên số lượng chip bán ra càng cao chứng tỏ con chip càng mắc, nhà sx càng được lời, ta người tiêu thụ chip càng lỗ.
          Ví dụ:
          năm 2009:
          8bit: 4141/4767 = 0.868 (usd/chip)
          16bit: 3020/3982 = 0.758 (usd/chip)
          32bit: 3956/1131 = 3.497 (usd/chip)
          năm 2013:
          4412/6744 = 0.654(usd/chip)
          4190/7870 = 0.532(usd/chip)
          6916/4457 = 1.551(usd/chip)
          Cái này sẽ tạo xu hướng của nhà sx vì họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn trên 1 con chip bán ra và 32bit luôn là ưu tiên số 1.

          Tuy nhiên người tiêu tụ chip chỉ cần quan tâm tới doan số bán ra
          Nhìn vào con số này thì năm nay 2013, khi mà chip 32bit được các hãng tung hô, lèo lái mọi cách chỉ có số lượng bán ra chưa đến 1.5 8bit, tức là bán được 3 con chip 8bit mới bán được chưa tới 2 con chip 32bit.

          Còn ý của cậu:

          Nếu không vì mục đích đáp ứng những yêu cầu chip 8bit không kham nổi thì chẳng ai dại gì bỏ một đống tiền thiết kế chip 16bit, 32bit làm gì ! Cũng chẳng ai dại gì mua chip 16bit, 32bit làm gì. Mà cũng chẳng ai đi nâng cấp MCU 8bit lên làm gì, cứ 89xx thẳng tiến cần gì phải đầu tư nghiên cứu phát triển pic8, avr8, STM8.
          Câu này hơi huề vốn.

          Cái dẫn chứng chính là nền tảng công nghiệp MCU của thế giới và Việt Nam.
          Còn Cậu muốn con số ?
          * Microchip hãn đứng số 1 thế giới về microcontroller: số mẫu MCU 8bit khoảng 5960 loại, MCU 32bit 758 loại tức là 32bit = 1/7 8bit, nếu công 16bit vào thì tỉ lệ này vào khoảng 1/12 tức là 1 mẫu chip 32bit sẽ có 12 mẫu 8bit/16bit.
          Microchip Technology Inc
          *ST mảng MCU: Hãng có doanh số bán MCU 32 bit cao nhất thế giới năm 2013, số mẫu MCU 8bit mới (STM8) khoảng 125 loại và đang tăng, cũ 215 loại = tổng 340 loại, MCU 32bit 290 loại ==> tỉ lệ này vào khoảng 1.17, tức là 32bit ở hãng vô địch về mcu 32bit vẫn ít hơn 8bit.
          STMicroelectronics
          Tình hình tương tự với Atmel,......

          Ở đây chỉ nói đến cái căn bản nhất là kiểu MCU mà thôi.
          Tại sao số lượng kiểu MCU lại quan trọng, vì nếu không bán được hoặc doanh số kinh doanh không tốt thì chẳng ai điên lại phát triển mẫu mới làm gì.
          Last edited by itx; 10-12-2013, 15:50. Lý do: chính tả, nêu lại phần trả lời
          Từ chối trách nhiệm:
          Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
          Blog: http://mritx.blogspot.com

          Comment


          • Nhắc tới STM8 nếu nhớ không lầm thì mới xuất hiện vào 2010-2011, một MCU8bit rất mới của ST sử dụng công nghệ "ST-proprietary 130 nm embedded non-volatile memory technology" mới khoảng 3 tuổi.
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
              Nếu chúng ta chỉ nhìn vào microchip thôi, thì nếu nói như các bạn, loại chip 16 bit và 32 bit của họ bán cho ai? Bạn nhìn vào các con 16 bit trên trang microchip thì bạn sẽ thấy họ cũng chỉ nhắm vào mấy cái liên quan đến năng lương (như DC-UPS của bạn) hoặc motor control (eBike) thôi.

              Integration Level 4 - Intelligent Power | Microchip Technology Inc.

              Cái link trên nó viết về Intelligent Power Integration Level. Đại khái có 4 level, mà trong level 4 mình thấy nó chỉ viết về dsPIC nữa thôi. Nếu chỉ cần thỏa mãn với các level thấp, cái UPS chỉ cần hiệu suất 80% chứ không cần 90%, cái ebike chỉ cần chạy 40km 1 lần xạch là được chứ không cần phải chạy mượt mà trong 50km thì đúng là chẳng cần phải nâng cấp chip 8 bit lên dsc hoặc 32 bit làm gì cả.

              Còn việc thay cái mạch phức tạp của người ta bằng cái mạch đơn giản hơn và hài lòng vì nó vẫn chạy mà lại rẻ, thì thực ra cũng do sự dễ dãi của pháp luật cũng như của khách hàng Việt Nam thôi.

              Chắc hiếm có đất nước nào mà bình nóng lạnh giật chết bao nhiêu người nhưng không một nhà sản xuất nào phải chịu 1 đồng trách nhiệm.

              Các thị trường phát triển thì hàng bán được không chỉ cần khách hàng tín nhiệm mà cần phải được chính phủ kiểm tra các thông số như hiệu suất, thân thiện môi trường... trước. VN mình thì mọi người happy nếu mình mua được cái xe rẻ hơn mấy triệu mà dek thèm quan tâm là nó thải thêm mấy tấn CO2 vào môi trường còn ở bên tư bản thì người dùng có thể cũng muốn vậy nhưng chính phủ nó dek cho.

              Cái mạch điều khiển xe của người ta ngoài 1 con mcu điều khiển thì người ta có thể phải lắp thêm 1 con khác để đề phòng khi con chính hoạt động sai. Người ta phải đảm bảo rằng khi bóp phanh thì dù ga đang bao nhiêu đi nữa xe cũng phải dừng (Các cơ chế Fail Safe) thì ở mình chắc mấy người quan tâm đến cái ấy.

              Cái máy ép của người ta thì người sử dụng phải ấn cả 2 tay vào 2 nút cùng lúc máy nó mới hoạt động. Lý do là tứ chi của người thì 2 chi để đứng, 2 chi bấm 2 cái nút, suy ra không còn cái chi nào khác có thể đưa vào trong máy để mà bị kẹp nát, như vậy mới đảm bảo an toàn. Còn về mình thì đấu tắt 2 con để chỉ phải bấm 1 nút, tay còn lại để mà làm việc khác

              Ở thị trường phát triển thì cháy nổ IC là lỗi nghiêm trọng nhất, nghiêm trọng hơn bất kỳ lỗi nào khác. Mình đã từng phải xử lý việc phân tích xem 1 lô hàng nó hàn sai con điện trở mấy chục ohm vào chỗ mấy k. Kết luận là con điện trở ấy có thể bị quá tải và bị cháy => Có thể gây ra quá nhiệt => Cty quyết định lôi hàng ở container đã xếp lên tàu biển về để thay mỗi con trở, sau đó ship bằng đường không đi quốc tế và chấp nhận giá ship còn lớn hơn giá của cái máy. Còn ở VN mình ư, "cháy nổ IC không được bảo hành"
              1. Thay cái to bằng cái nhỏ không có nghĩa là giảm tính năng. Thường nghe "nhỏ mới hiện đại", nhưng chắc bạn đang nghĩ đến "to là tốt".
              Lý do khiến ta thay cái board to tướng bằng cái mạch bé tí là vì sự khác nhau của nền tảng công nghệ. Có lẽ bác không đi sửa máy.

              2. Cái link bác dẫn nói về Intelligent Power Supply Integration, và trong cả 4 Levels thì đều có mặt của PIC10F. Cũng có thể là Microchip muốn quảng bá cho dòng này (?).
              Việc sử dụng MCU hay DSP để làm PSU thay cho các chip phần cứng có mang lại chất lượng đầu ra tốt hơn hay không vẫn là điều tôi băn khoan. Chất lượng đầu ra chủ yếu sẽ đánh giá qua đáp ứng với thay đổi mức tải - chất lượng vòng phản hồi - là sự khác nhau cơ bản của lựa chọn giải pháp mà ta đang bàn tới. Và tôi không biết PSP có hiệu năng đến đâu để bằng Comparator phần cứng, mạch Logic tích hợp, Delta-Sigma ADC và khả năng sử lý mềm không quá tệ với các đáp ứng cỡ ms.
              Trong cái DC-UPS tôi nhắc đến, phần DC-DC Buck được làm bằng PIC12F và không dùng bất cứ IC nào khác (ngoại trừ con Gate Driver, và đương nhiên phải có MOSFET ngoài). Vậy nó có thuộc Level 4 không?
              Tại sao tôi làm phần Buck bằng PIC12F và FET ngoài? Tại vì tôi cần hiệu suất cao, dễ cân chỉnh theo cuộn cảm, sẵn linh kiện và dễ lắp ráp (chất lượng mạch in vẫn là một vấn đề với tôi). Ngoài ra nó cũng khá rẻ nữa (hơi mâu thuẫn với việc dùng TC4427A lái FET ).

              Với cái eBike, tôi nghĩ là tôi đáp ứng hết tất cả các yêu cầu cần thiết, chỉ thiếu mỗi đặc tuyến gia tốc / giảm tốc để tối ưu động học thôi (tôi thay nó bằng xử lý giới hạn tốc độ tăng/giảm PWM). Và có lẽ tất cả mọi người quên một điều: khi FET bị lỗi thì thường sẽ bị thông (short), động cơ coi như nối thẳng vào acquy, hiện tượng quá dòng không sảy ra (trừ khi động cơ hoặc bánh bị kẹt). Tôi có thể phát hiện lỗi đó với từng chu kỳ PWM đấy (cycle-by-cycle), power-relay được nhả ngay, và PWM bị cấm lập tức. Vẫn là chip 8-bit với giá chưa đến 20k nhé; và cái mạch (bao gồm cả phần công suất) to đúng bằng bao thuốc lá (thằng bạn tôi vẽ).
              Còn xe chạy được 40km hay 50km trước khi hết điện thì không phụ thuộc vào giải pháp phần mềm.

              3. Tôi có làm được những thứ tốt hơn không? Tôi làm được. Và các anh em ở đây cũng làm được.
              Nhưng tôi có thể làm những thứ tốt hơn với giá của giải pháp tôi đang dùng không? Không. Và lựa chọn giải pháp của tôi tôi gọi là "điểm cân bằng tối ưu".
              Thật chẳng vô lý mà điện thoại có giá từ 400k đến 40tr bạn nhỉ?

              4. Tôi đoán bạn không sống ở Việt Nam.

              5. Những điều tôi nói là muốn thể hiện rằng: "chúng ta có công việc cần làm, khách hàng muốn trả tiền ít và chúng ta muốn kiếm được nhiều, thế là chúng ta cần làm cái gì tối ưu".

              6. Trả lời cho câu hỏi tiêu đề topic: Nó vẫn phù hợp với các ứng dụng ở Việt Nam, anh em thông thạo nó và sẵn đồ.

              Comment


              • Chip 32-bit sẽ tăng trưởng, đó là điều không nghi ngờ. Và nó sẽ tiếp tục "chiếm" những công việc "nặng" với chip 8-bit và 16-bit. Tôi nghĩ thị trường cho MCU 32-bit chưa thể bão hòa trong 1-2 năm tới.
                Nhưng bao giờ thì MCU 8-bit bị khai tử? Đó là điều tôi không biết.

                LED 7-thanh ra đời đã rất lâu, không biết đã ai đưa ra câu hỏi "bao giờ thì LED 7-thanh chết" chưa? hay tại sao GLCD giờ sẵn rồi mà vẫn còn dùng LED 7-thanh và Character LCD?

                Nói chung là
                "dùng dao giết gà mổ trâu dùng dao mổ trâu giết gà thì nhìn nó đều chán"

                Comment


                • [MENTION=29617]itx[/MENTION] : STM8 là hậu duệ của ST7, ST7 là phát triển từ dòng 6502 thượng cổ (chuyên dùng cho thị trường dân dụng, điển hình là máy trò chơi điện tử của Nintendo).

                  Cuộc tranh luận đã đến hồi chuyển sang : MCU 8 bit có chết hay không, Cortex 32 bit có chiếm lĩnh được hết thị trường MCU hay không. Nhưng trở lại câu hỏi của người mở luồng, quả đúng là thiên hạ nhiều người không hề biết AVR và PIC đều có dòng 32 bit cả.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                    [MENTION=29617]itx[/MENTION] : STM8 là hậu duệ của ST7, ST7 là phát triển từ dòng 6502 thượng cổ (chuyên dùng cho thị trường dân dụng, điển hình là máy trò chơi điện tử của Nintendo).

                    Cuộc tranh luận đã đến hồi chuyển sang : MCU 8 bit có chết hay không, Cortex 32 bit có chiếm lĩnh được hết thị trường MCU hay không. Nhưng trở lại câu hỏi của người mở luồng, quả đúng là thiên hạ nhiều người không hề biết AVR và PIC đều có dòng 32 bit cả.
                    Ý đồ ITX là chờ người khác nói ra cái dòng tô đen đó.
                    Từ chối trách nhiệm:
                    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                    Blog: http://mritx.blogspot.com

                    Comment


                    • Ông ITX đợi đám bưng bô ARM vào tự thừa nhận á ? Đợi SG, BH, ĐN có tuyết nhé.

                      Từ đầu đến giờ chưa ai chê ARM, cũng như tất cả các luồng khác. Vấn đề là mấy bạn muốn tung hô ARM cứ phải dìm hàng phần còn lại của thế giới MCU xuống. Nào là giá đắt, nào là chỉ dùng cho ứng dụng đơn giản, không làm được cái gì phức tạp, nào là quen dùng rồi nên ngại/lười thay đổi blah blah blah ...

                      Ai dùng cứ dùng, ai khen cứ khen; nhưng cứ phải đạp cái khác xuống để nâng cái này lên thì bị ném đá là đương nhiên rồi.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                        Ông ITX đợi đám bưng bô ARM vào tự thừa nhận á ? Đợi SG, BH, ĐN có tuyết nhé.

                        Từ đầu đến giờ chưa ai chê ARM, cũng như tất cả các luồng khác. Vấn đề là mấy bạn muốn tung hô ARM cứ phải dìm hàng phần còn lại của thế giới MCU xuống. Nào là giá đắt, nào là chỉ dùng cho ứng dụng đơn giản, không làm được cái gì phức tạp, nào là quen dùng rồi nên ngại/lười thay đổi blah blah blah ...

                        Ai dùng cứ dùng, ai khen cứ khen; nhưng cứ phải đạp cái khác xuống để nâng cái này lên thì bị ném đá là đương nhiên rồi.

                        Chỉ là con chip thôi mà , cái quan trọng nhất của 1 người sản xuất , của 1 cty là làm thế nào để ra xèng thì chẳng thấy ông nào nêu .

                        CPU mạnh , chip mạnh, nhiều bit mà không ra xèng thì phỏng có ích gì . ARM thì làm cái gì mà phải tung hô . Ở đây có ai kiếm > 100tr Việt Nam Đồng / tháng ( > 1 tỷ / năm ) Bằng việc sản xuất các bo mạch sài ARM thì cho bà con ý kiến để tham khảo đi ạ !

                        --- Ở đây có ai có sản phẩm làm với ARM với mức giá > 8000 USD/ sản phẩm ... Xuất được sản phẩm sang nước ngoài ... thì cũng cho ý kiến luôn đi ạ !!!

                        Mỗi dòng chip nó có thế mạnh riêng mà thằng thiết kế thì phải biết các ưu điểm , nhược điểm của nó trong từng trường hợp để mà vận dụng . Vận dụng tốt thì có cửa kiếm ăn ... vận dụng không tốt thì ... vỡ mồm thế thôi .

                        Chứ cứ kiểu nghe tin đồn , với thổi lên ... chắc chỉ có mấy chú trống choai , hay ngựa non háu đá , truyền bá tư tưởng cho nhau ... và thuộc hàng siêu công nghệ ... mà chẳng cái gì ra hồn .

                        Những cty cứ lặng lẽ âm thầm mà tiến ... người ta cũng chẳng muốn nói họ sài những cái gì đâu .
                        1 con MCU 8 bit với 2 Kcode , đầy đủ UART , EEPROM , SPI ( 18 chân ) ... mua số lượng OEM theo chiến lược có 3,5k - 3k / 1 con ... Nó chạy cả chục năm chưa chết mà vẫn hiệu quả ( đáng lý ra chỉ cần nó chạy < 3 năm trở lại ) mà nó có sao đâu !

                        --- Hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào bài toán kinh tế , còn tỉ thứ khác xung quanh . Thế giới nó cũng như vậy chứ chẳng phải riêng ở VN

                        --- Máy công nghiệp giá cả trăm tỷ đồng người ta vẫn còn sài MCU 4 bit , CPU zilog 80 từ thời nhà Tống ... cứ gì là ARM hay 32 bit.
                        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                          Cái dẫn chứng chính là nền tảng công nghiệp MCU của thế giới và Việt Nam.
                          Còn Cậu muốn con số ?
                          * Microchip hãn đứng số 1 thế giới về microcontroller: số mẫu MCU 8bit khoảng 5960 loại, MCU 32bit 758 loại tức là 32bit = 1/7 8bit, nếu công 16bit vào thì tỉ lệ này vào khoảng 1/12 tức là 1 mẫu chip 32bit sẽ có 12 mẫu 8bit/16bit.
                          Microchip Technology Inc
                          *ST mảng MCU: Hãng có doanh số bán MCU 32 bit cao nhất thế giới năm 2013, số mẫu MCU 8bit mới (STM8) khoảng 125 loại và đang tăng, cũ 215 loại = tổng 340 loại, MCU 32bit 290 loại ==> tỉ lệ này vào khoảng 1.17, tức là 32bit ở hãng vô địch về mcu 32bit vẫn ít hơn 8bit.
                          STMicroelectronics
                          Tình hình tương tự với Atmel,......

                          Ở đây chỉ nói đến cái căn bản nhất là kiểu MCU mà thôi.
                          Tại sao số lượng kiểu MCU lại quan trọng, vì nếu không bán được hoặc doanh số kinh doanh không tốt thì chẳng ai điên lại phát triển mẫu mới làm gì.
                          Thế này thì giống với: Số mẫu smart phone của Apple chỉ chiếm vài phần trăm số lượng mẫu smart phone trên thế giới nên suy ra Apple chỉ chiếm một vài % thị phần smart phone. Tại sao số lượng kiểu Smart phone lại quan trọng, vì nếu không bán được hoặc doanh số kinh doanh không tốt thì chẳng ai điên lại phát triển mẫu mới làm gì.

                          Trong topic này mình chưa cười lần nào nhưng lần này mình suýt sặc

                          Comment


                          • Cảm ơn bác Elenor nhiều! Nhờ bác phân tích ví dụ đọc file system mà tôi biết thêm về USB trong MCU. Bác phân tích nhạy lắm, hy vọng có dịp học hỏi thêm, hihi. Trước tôi có cùng falleaf phổ biến PIC, từ đó đến nay không lập trình thêm với chip nào, thậm chí Microchip ra MAL mà bác bqviet không bàn chắc tôi cũng không biết. Giờ tìm hiểu các hệ thống thư viện hỗ trợ cũng gần như học từ đầu, nhưng chắc làm nhanh thôi.

                            Bác Knowmore thảo luận cũng hay này, vừa cung cấp kiến thức của mình, vừa khơi được cho cao thủ chia sẻ thêm thông tin, cảm ơn bác ;-)

                            Tóm lại các bác bàn nhiều khía cạnh liên quan đến việc chọn MCU cho thiết kế, việc chạy đua tính năng giữa các thế hệ chip, tương lai không thể tươi sáng hơn cho tất cả các thế hệ MCU trên thế giới (và không thể ảm đạm hơn cho hoàn cảnh thị trường VN). Giờ tôi có một câu hỏi chuyển hướng, xin nhờ các anh em góp ý:

                            Bây giờ dạy cho sinh viên lập trình MCU nên ưu tiên dòng chip nào? Tôi thấy có thể chiến với PIC, AVR theo kit Arduino, hoặc ARM nếu dòng nào có đủ thư viện và cộng đồng lớn. Tuy nhiên thu hẹp danh sách thì tôi chưa đánh giá được.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi KnowMore Xem bài viết
                              1. Thay cái to bằng cái nhỏ không có nghĩa là giảm tính năng. Thường nghe "nhỏ mới hiện đại", nhưng chắc bạn đang nghĩ đến "to là tốt".
                              Lý do khiến ta thay cái board to tướng bằng cái mạch bé tí là vì sự khác nhau của nền tảng công nghệ. Có lẽ bác không đi sửa máy.

                              2. Cái link bác dẫn nói về Intelligent Power Supply Integration, và trong cả 4 Levels thì đều có mặt của PIC10F. Cũng có thể là Microchip muốn quảng bá cho dòng này (?).
                              Việc sử dụng MCU hay DSP để làm PSU thay cho các chip phần cứng có mang lại chất lượng đầu ra tốt hơn hay không vẫn là điều tôi băn khoan. Chất lượng đầu ra chủ yếu sẽ đánh giá qua đáp ứng với thay đổi mức tải - chất lượng vòng phản hồi - là sự khác nhau cơ bản của lựa chọn giải pháp mà ta đang bàn tới. Và tôi không biết PSP có hiệu năng đến đâu để bằng Comparator phần cứng, mạch Logic tích hợp, Delta-Sigma ADC và khả năng sử lý mềm không quá tệ với các đáp ứng cỡ ms.
                              Trong cái DC-UPS tôi nhắc đến, phần DC-DC Buck được làm bằng PIC12F và không dùng bất cứ IC nào khác (ngoại trừ con Gate Driver, và đương nhiên phải có MOSFET ngoài). Vậy nó có thuộc Level 4 không?
                              Tại sao tôi làm phần Buck bằng PIC12F và FET ngoài? Tại vì tôi cần hiệu suất cao, dễ cân chỉnh theo cuộn cảm, sẵn linh kiện và dễ lắp ráp (chất lượng mạch in vẫn là một vấn đề với tôi). Ngoài ra nó cũng khá rẻ nữa (hơi mâu thuẫn với việc dùng TC4427A lái FET ).

                              Với cái eBike, tôi nghĩ là tôi đáp ứng hết tất cả các yêu cầu cần thiết, chỉ thiếu mỗi đặc tuyến gia tốc / giảm tốc để tối ưu động học thôi (tôi thay nó bằng xử lý giới hạn tốc độ tăng/giảm PWM). Và có lẽ tất cả mọi người quên một điều: khi FET bị lỗi thì thường sẽ bị thông (short), động cơ coi như nối thẳng vào acquy, hiện tượng quá dòng không sảy ra (trừ khi động cơ hoặc bánh bị kẹt). Tôi có thể phát hiện lỗi đó với từng chu kỳ PWM đấy (cycle-by-cycle), power-relay được nhả ngay, và PWM bị cấm lập tức. Vẫn là chip 8-bit với giá chưa đến 20k nhé; và cái mạch (bao gồm cả phần công suất) to đúng bằng bao thuốc lá (thằng bạn tôi vẽ).
                              Còn xe chạy được 40km hay 50km trước khi hết điện thì không phụ thuộc vào giải pháp phần mềm.

                              3. Tôi có làm được những thứ tốt hơn không? Tôi làm được. Và các anh em ở đây cũng làm được.
                              Nhưng tôi có thể làm những thứ tốt hơn với giá của giải pháp tôi đang dùng không? Không. Và lựa chọn giải pháp của tôi tôi gọi là "điểm cân bằng tối ưu".
                              Thật chẳng vô lý mà điện thoại có giá từ 400k đến 40tr bạn nhỉ?

                              4. Tôi đoán bạn không sống ở Việt Nam.

                              5. Những điều tôi nói là muốn thể hiện rằng: "chúng ta có công việc cần làm, khách hàng muốn trả tiền ít và chúng ta muốn kiếm được nhiều, thế là chúng ta cần làm cái gì tối ưu".

                              6. Trả lời cho câu hỏi tiêu đề topic: Nó vẫn phù hợp với các ứng dụng ở Việt Nam, anh em thông thạo nó và sẵn đồ.
                              Về cái link của microchip, việc tại sao con PIC10F nằm ở đó thì chắc phải chờ các FAE hay đại lý của Microchip ở VN trả lời.

                              Về việc bạn có thể tối ưu được cái UPS (chức năng + giá thành sản xuất số lượng rất lớn) chỉ với con PIC rẻ tiền thì mình xin thán phục (thật lòng, không có ý châm biếm. Chuyên môn của mình không liên quan nhiều đến mang nay nên mình không dám phân tích hơn). Tuy nhiên, gia su bạn sống ở nơi mà bạn có thể mua dc mọi loại Lkdt một cách dễ dàng, yêu cầu ve chất lượng cao hơn thì bạn có giữ nguyên quan điểm thiết kế này hay không?

                              Còn 2 comment cuối của bạn mình hoàn toàn đồng ý. Mình đã khẳng định chung ở những post trước.

                              Comment


                              • smart phone không phài là mcu.
                                Hãy nhìn vào cả bài post. 8bit có só lượng bán ra hơn rất nhiêu 32bit. Mà còn hơn rất nhièu về chủng loai.
                                Từ chối trách nhiệm:
                                Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                                Blog: http://mritx.blogspot.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoingu Tìm hiểu thêm về hoingu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X