Thông báo

Collapse
No announcement yet.

đọc giá trị đo điện áp 220vAC qua cầu diode và dùng MCU 32f103RBT6

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi ThanhPhuc Xem bài viết
    Để khắc phục các bạn biến đổi mạch trên như sau :
    Trở 1M đặt trước cầu nắn,tụ C và trở 10k đặt sau cầu nắn.
    Các bạn có thể giảm trở 10k để điện áp DC trên tụ có giá trị 2,2V tương ứng với AC 220V để dể xử lý .
    Phương pháp nầy được sử dụng phổ biến trong các máy đo thông dụng.
    Chúc các bạn thành công.
    Mạch của bạn độ phi tuyến càng cao. Bởi vì :
    Thứ 1, độ phi tuyến của cầu nắn không giảm. (kiểu mạch vẫn vậy, linh kiện vẫn vậy).
    Thứ 2, độ phi tuyến được tăng lên do điện trở giá trị cao đặt phía trước nguồn rồi mới tới tụ điện. Nó hình thành dạng lọc thông thấp. Sau một thời gian khá dài điện áp trên tụ mới tăng đến giá trị ổn định. Và giá trị này không tỉ lệ với tỷ lệ của điện trở do tính chất của mạch RC với điện áp biến thiên.

    Comment


    • #17
      Thời gian để hệ mạch ổn định lớn hơn nhiều so với nắn chia.
      Bạn có dùng OSC để đo điện áp ở đầu ra bộ chia chưa? Chỉ là áp dc !
      Không ai đo điện áp ở giai đoạn quá độ hoặc lúc mạch chưa vào trạng thái ổn định cả.Bạn vận dụng lý thuyết máy móc quá!Bạn có thể tham khảo các tài liệu về đo lường điện tử để hiểu và vận dụng tốt hơn.Khi hệ vào trạng thái ổn định điện áp 1,4V trên 2 điot là rất bé so với 220Vac~310Vdcmax nên có thể bỏ qua lúc nầy mạch tương đương của nó chỉ là mạch chia với điện áp 310V dc đầu vào(có thể sai lệch chút ít , bạn thay đổi R 10K để có áp 2,2Vdc).Mục đích cuối cùng của chúng ta cứ 220Vac thì đầu ra 2,2V,nếu 110Vac thì có 1,1Vdc là đạt.Đây là mạch kinh điển dùng trong các máy đo thông dụng từ vài chục năm rồi ,mình đã thử nghiệm và làm đồng hồ đo hơn 10 năm vẫn ổn định.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi ThanhPhuc Xem bài viết
        Thời gian để hệ mạch ổn định lớn hơn nhiều so với nắn chia.
        Bạn có dùng OSC để đo điện áp ở đầu ra bộ chia chưa? Chỉ là áp dc !
        Không ai đo điện áp ở giai đoạn quá độ hoặc lúc mạch chưa vào trạng thái ổn định cả.

        Bạn vận dụng lý thuyết máy móc quá!Bạn có thể tham khảo các tài liệu về đo lường điện tử để hiểu và vận dụng tốt hơn.Khi hệ vào trạng thái ổn định điện áp 1,4V trên 2 điot là rất bé so với 220Vac~310Vdcmax nên có thể bỏ qua lúc nầy mạch tương đương của nó chỉ là mạch chia với điện áp 310V dc đầu vào(có thể sai lệch chút ít , bạn thay đổi R 10K để có áp 2,2Vdc).Mục đích cuối cùng của chúng ta cứ 220Vac thì đầu ra 2,2V,nếu 110Vac thì có 1,1Vdc là đạt.Đây là mạch kinh điển dùng trong các máy đo thông dụng từ vài chục năm rồi ,mình đã thử nghiệm và làm đồng hồ đo hơn 10 năm vẫn ổn định.

        3 dòng đầu là cái nhược điểm to đùng bạn nhé.
        Thời gian đáp ứng của mạch đo thấp do phải chờ cho tới khi mạch phía trước ADC ổn định. Độ ổn định cũng không đều, càng gần giá trị ổn định lý thuyết thì tốc độ ổn định càng chậm.
        Phương pháp của bạn đáp ứng được khi đo điện áp có độ ổn định cao và thời gian đo kéo dài. Tuy nhiên mình chắc chắn với bạn nó sẽ hơi đuối khi đo được điện áp có giá trị biến thiên liên tục (ví dụ 220V sau 0.5s còn 110V và sau 0.5s lại lên 220) do độ trễ của mạch dạng RC. Mình không nói lý thuyết, tất cả đều là thực tế.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết


          3 dòng đầu là cái nhược điểm to đùng bạn nhé.
          Thời gian đáp ứng của mạch đo thấp do phải chờ cho tới khi mạch phía trước ADC ổn định. Độ ổn định cũng không đều, càng gần giá trị ổn định lý thuyết thì tốc độ ổn định càng chậm.
          Phương pháp của bạn đáp ứng được khi đo điện áp có độ ổn định cao và thời gian đo kéo dài. Tuy nhiên mình chắc chắn với bạn nó sẽ hơi đuối khi đo được điện áp có giá trị biến thiên liên tục (ví dụ 220V sau 0.5s còn 110V và sau 0.5s lại lên 220) do độ trễ của mạch dạng RC. Mình không nói lý thuyết, tất cả đều là thực tế.
          Bạn chưa hiểu vấn đề nên mới có nhận xét như vậy.Bạn củng chưa thực tế mạch nầy!
          Với tín hiệu sin 20-30Hz mình đã kiểm tra OK.Nếu bạn có nguồn phát AC 4-5Hz thử dùng VOM của bạn kiểm tra thửlà biết ngay.Các VOM hiện nay 90% đều dùng phương pháp nầy để đo AC,Thực tế đã được các hãng danh tiếng kiểm nghiệm và ra sản phẩm cho các bạn dùng nên chúng ta không nên tranh cải tính đúng sai .

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi ThanhPhuc Xem bài viết

            Bạn chưa hiểu vấn đề nên mới có nhận xét như vậy.Bạn củng chưa thực tế mạch nầy!
            Với tín hiệu sin 20-30Hz mình đã kiểm tra OK.Nếu bạn có nguồn phát AC 4-5Hz thử dùng VOM của bạn kiểm tra thửlà biết ngay.Các VOM hiện nay 90% đều dùng phương pháp nầy để đo AC,Thực tế đã được các hãng danh tiếng kiểm nghiệm và ra sản phẩm cho các bạn dùng nên chúng ta không nên tranh cải tính đúng sai .
            Cứ cho là mình chưa hiểu vấn đề. Nhưng bạn nói mình chưa thực tế mạch này ??
            Ngay từ đầu mình đã nói làm thực tế với phương pháp : chỉnh lưu -> lọc -> chia áp -> ADC đã bị sai. Nguyên nhân chưa rõ.
            Khi đó mình chuyển sang kiểu chụp điện áp max (không chỉnh lưu, không lọc , chỉ chia áp AC ) sau đó chia căn 2 và đúng. Bạn bảo phương pháp này giá trị nhẩy nhiều đến cả chục thì mình nghĩ bạn vẫn chưa hiểu phương pháp mình nói.
            Không phủ nhận phương pháp này kém hiệu quả với áp không phải sin và nhiều gợn nhưng không bị ảnh hưởng nhiều mởi tần số.

            Phương pháp của bạn là có chia, có lọc. Đặc tính của mạch có R,C đều phụ thuộc tần số. Mình không tin phương pháp chỉnh lưu ->chia lọc có thể đáp ứng nhanh, tốt ở dải tần rộng.

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            caonguyenheo Tìm hiểu thêm về caonguyenheo

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X