Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kit ARM9 At91sam9260 - Cùng phát triển cộng đồng Linux nhúng.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    con ethernet đó là Phy mà! MAC không có Phy thì chạy thế nào được?
    Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
    Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
    Email:

    Comment


    • #17
      mình cũng đã làm thành công board linux từ chip at91sam9260, usbhost,device, ethernet, mmc....hiện mình đang hoàn thiện board và nghiên cứu tiếp board linux với chip arm tốc độ trên 400mhz trên mạch 2 lớp.

      Comment


      • #18
        Hi!
        Trích Nguyên văn bởi hahhtt82 Xem bài viết
        mình cũng đã làm thành công board linux từ chip at91sam9260, usbhost,device, ethernet, mmc....hiện mình đang hoàn thiện board và nghiên cứu tiếp board linux với chip arm tốc độ trên 400mhz trên mạch 2 lớp.
        bạn sử dụng arm nào vây? tôi cũng đang tìm kiếm con ARM > 400MHZ mà vẫn làm mạch 2 lớp được! mong có nhiều cơ hội hợp tác!
        Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
        Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
        Email:

        Comment


        • #19
          Kít ARM ghép nối với FPGA

          Mình cũng đã phát triển thành công một kít ARM trên cơ sở AT91SAM9260 trong đó có sử dụng một FPGA XC3S500E ghép vào đường bus EMI của ARM, nhằm tăng tốc độ tính toán cho ARM.
          Board được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Anh Kamejoko các bạn ạ!
          Bạn nào quan tâm đến việc sử dụng FPGA để tăng tốc tính toán cho ARM thì xin mời cùng hợp tác nghiên cứu!
          Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
          Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
          Email:

          Comment


          • #20
            Schematic and Layout

            Tôi gửi lên mạch nguyên lý và mạch in của bo mạch ARM tôi đã phát triển.
            Bo mạch PCB này vẫn còn một số lỗi như sau, rất mong có bạn nào sửa và update lại lên topic này.
            Lỗi 1: Độ dài đường DATA 16-bit của ARM đến SDRAM chưa bằng nhau, điều này sẽ gây ra vấn đề khi boot (không nhận diện được Flash, NAND, SDRAM Test lỗi...). Lỗi này cần phải sửa lại là đi dây đường tín hiệu cho SDRAM phải bằng nhau. Vấn đề nằm ở bus từ D0 đến D7 của DATA BUS.

            Lỗi 2. Thiếu Jumper cho đường tín hiệu CS của SPI Flash AT45DB. Cần phải thêm Jumper cho tín hiệu này để lựa chọn cho ARM Boot là từ ROM nội hay Flash ngoài (SPIFlash, NANDFlash...)

            Chúc vui.
            Attached Files
            Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
            CallerID, Cảnh báo BTS, ...
            0988006696
            linhnc308@gmail.com
            http://linhnc308.blogspot.com

            Comment


            • #21
              Bus data có độ dài bằng nhau chỉ khắc phục về độ trễ của xung tín hiệu. Còn 1 yếu tố nữa liên quan đến trở kháng đặc tính của đường truyền (impedance). Để tín hiệu truyền từ source đến đích 100% mà không bị phản xạ thì trở kháng ra của nguồn phải bằng trở kháng đặt tính của đường tín hiệu. Vì vậy khi thiết kế PCB ta sẽ điều chỉnh thông số vậy lý của PCB cho phù hợp để được phối hợp trở kháng của nguồn. Phụ thuộc vào chất liệu(FR-4...), độ dầy của PCB, độ rộng của trace... Không may ở VN chỉ làm được với PCB 2 lớp, vì thế việc phối hợp trở kháng trở nên khó khăn, vì nếu áp dụng mô hình microstrip cũng khó, vì lớp GND plane là bất định. Để tránh trường hợp mất phối hợp trở kháng, người ta sẽ thêm điện trở Rs vào và được tính theo công thức: Z0= Z + Rs, trong đó Z0 là trở kháng đặc tính, Z là trở kháng ra của nguồn. Cách đơn giản nhất là đặt con SDRAM gần con CPU gần nhất nếu có thể (master clock của AT91SAM9260 = 98Mhz) , khi đó ta không cần quan tâm về vấn đề length maching và impedance control. K có làm việc với một chú ở ngoài HN, chú ấy layout và cho con SDRAM nằm dưới bụng con AT91SAM9260, kết quả nó chạy phà phà mà ko gặp vấn đề gì, heheh. Còn mình thì layout 1 chip hay hai chip cũng ko thấy problem gì cả. Có lẽ trời phù hộ cho mình hay chăng ?

              Recommend các bác nên dùng tool Allegro PCB editor, tool này thích hợp cho các board mạch tốc độ cao.
              Last edited by kamejoko80; 02-11-2010, 01:54.

              Comment


              • #22
                Em cũng bon chen tự làm 1 board tương tự như AT91sam9260-ek. Nhưng đến bước config để compile uboot thì bí, đọc document với help của nó nhưng hình như ko có tài liệu chi tiết về config lại uboot, chỉ toàn tài liệu về sử dụng command khi đã chạy được uboot rồi thôi

                Các anh đã làm qua có tài liệu gì share em với, cả rừng source code, cả rừng file, ko biết cần config lại những phần nào ^^.
                Open source, boot được linux em cũng sẽ post toàn bộ project lên đây
                Phạm Minh Tuấn

                (+84) 982006467

                Comment


                • #23
                  Không thể load u-boot sau khi restore bootloader

                  Lần đầu tiên mình nạp bootstrap and u-boot vào SPI_DATA_FLASH thì board boot bình thường. Sau đó mình xóa SPI_DATA_FLASH bằng SAM-BA và nạp lại bootloader thì chẳng thể nào boot được nữa, và hiển thị >RomBOOT rồi treo luôn.
                  Mong các chuyên cao thủ giúp đỡ nhiều.
                  Cảm ơn sự trợ giúp của bác linhnc

                  Comment


                  • #24
                    Bạn cho hỏi chút,
                    Phần Ethernet như vậy là ok, có một thứ là địa chỉ MAC bên CPU,
                    mọi khi vẫn phải mua con EEPROM có MAC address của Microchip.
                    cái này trong CPU có sẵn rồi à?
                    thanks.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                      Bạn cho hỏi chút,
                      Phần Ethernet như vậy là ok, có một thứ là địa chỉ MAC bên CPU,
                      mọi khi vẫn phải mua con EEPROM có MAC address của Microchip.
                      cái này trong CPU có sẵn rồi à?
                      thanks.
                      MAC address được set trong vùng biến môi trường của u-boot (nằm trong SPI serial data Flash hoặc NAND Flash) bác hà tất chi phải mua thêm con EEPROM cho tốn tiền nè.

                      Thực là đúng lý thì phải mua MAC address cho từng sản phẩm, nhưng chúng ta làm với mục đích nghiên cứu, cũng chẳng có tên tuổi gì cả thì cũng ko sợ ai kiện cáo, bác cứ phán cái địa chỉ nào vào miễn chạy là OK rồi.
                      Last edited by thanh87; 14-12-2010, 14:23.

                      Comment


                      • #26
                        cho mình hỏi cho usb host có con kiểm soát dòng F2 500mA là con gì vậy,ở hcm có thể mua con nào tuơng đuơng không ,Thank cả nhà

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        linhnc308 Tìm hiểu thêm về linhnc308

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X