Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tự làm starter kit cho ARM9 LPC3180 !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tự làm starter kit cho ARM9 LPC3180 !

    Chào các Pác!
    Tình hình là e đang ngâm cứu chú em ARM9 LPC3180, nhưng con này khá đặc biệt, nó có 320 chân và chân dạng BGA nằm dưới bụng nó hết!
    E đang định làm 1 cái starter kit cho nó để học về e này!
    Ý định e làm kít gồm :
    -1 board chỉ có chíp thui, kéo jump đực ra để cắm úp lên board mạch chính
    -Mạch chính gồm dao động , reset, nguồn và jump nạp cho ARM. Tất cả tính năng như UART, SPI, I2C, USB, SD CARD, ADC e sẽ kéo ra các khối tương ứng, các chân còn lại kéo ra jump. VÀ phần nạp cho chip nữa.
    NHưng e chưa làm với em nào chân loại BGA bao giờ, giờ làm mạch chứa chíp loại 4 lớp
    nên có gì cần lưu ý khi làm mong các Pác chỉ giúp!
    Và phần nạp chương trình cho chip, các Pác cho e ý kiến làm theo cách nào rẻ nhất vậy,
    e bít có loại chỉ đơn giản là quan UART nhưng ko dubugg được.
    Các phần e định làm starter kit như vậy, các Pác cho e ý kiến nên thêm hay sửa gì ko ạ?
    Rất mong được các PÁc giúp đỡ nhiệt tình!
    Khi nào ý chốt ý tưởng làm starter kit e sẽ tiến hành vẽ mạch trên ALTIUM ! sau khi vẽ xong e sẽ POST lên diễn đàn để mọi người đóng góp, ai muốn học thì làm lại, cait tiến ngày càng hoàn thiện hơn!
    Trong thời gian này e sẽ tạo linh kiện, khi nào chốt ý tưởng làm e sẽ vẽ ngay!
    Nếu Pác nào có cái mạch starter kit tương tự, cho a e xin tham khảo luôn nhé!
    Rất mong các Pác giúp đỡ nhiệt tình !
    Vì cộng đồng ARM Việt, rất mong mọi người cùng tham gia thảo luận, để ngày tiến bộ hơn!
    Thanks a lot! Goodluck!

  • #2
    ủng hộ ý tưởng này. Tuy nhiên có một số điểm như sau:
    * PCB 4 lớp tại VN hiện chưa có công ty nào làm đạt cho ứng dụng tầm thế này. Đặt pcb từ nước ngoài chi phí rất cao, cao hơn so với mua kit làm sẵn. => đây là vấn đề khó cần giải quyết.
    * LPC3180 là ARM926EJ-S chạy với tốc độ đến 208 MHz => Người thiết kế PCB phải rất có kinh nghiệm vì kit phải tích hợp SDRAM và chạy tại tầng số cao. Để hiểu rõ hơn vấn đề hãy xem qua cái này Kit ARM9 At91sam9260 - Cùng phát triển cộng đồng Linux nhúng. Kit này rất đơn giản nếu so với kit đang dự định làm này.

    ps: Các bạn chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng thì xin đừng viết dạng: email vô địa chỉ xyz@xyz.com để trao đổi thảo luận. Hay tranh thủ quảng cáo. ITX sẽ xóa, xin hãy vì cộng đồng ARM Việt. (post #2, #3 đã bị xóa)
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi kqha10251 Xem bài viết
      Chào các Pác!
      Tình hình là e đang ngâm cứu chú em ARM9 LPC3180, nhưng con này khá đặc biệt, nó có 320 chân và chân dạng BGA nằm dưới bụng nó hết!
      E đang định làm 1 cái starter kit cho nó để học về e này!
      Ý định e làm kít gồm :
      -1 board chỉ có chíp thui, kéo jump đực ra để cắm úp lên board mạch chính
      -Mạch chính gồm dao động , reset, nguồn và jump nạp cho ARM. Tất cả tính năng như UART, SPI, I2C, USB, SD CARD, ADC e sẽ kéo ra các khối tương ứng, các chân còn lại kéo ra jump. VÀ phần nạp cho chip nữa.
      NHưng e chưa làm với em nào chân loại BGA bao giờ, giờ làm mạch chứa chíp loại 4 lớp
      nên có gì cần lưu ý khi làm mong các Pác chỉ giúp!
      Và phần nạp chương trình cho chip, các Pác cho e ý kiến làm theo cách nào rẻ nhất vậy,
      e bít có loại chỉ đơn giản là quan UART nhưng ko dubugg được.
      Các phần e định làm starter kit như vậy, các Pác cho e ý kiến nên thêm hay sửa gì ko ạ?
      Rất mong được các PÁc giúp đỡ nhiệt tình!
      Khi nào ý chốt ý tưởng làm starter kit e sẽ tiến hành vẽ mạch trên ALTIUM ! sau khi vẽ xong e sẽ POST lên diễn đàn để mọi người đóng góp, ai muốn học thì làm lại, cait tiến ngày càng hoàn thiện hơn!
      Trong thời gian này e sẽ tạo linh kiện, khi nào chốt ý tưởng làm e sẽ vẽ ngay!
      Nếu Pác nào có cái mạch starter kit tương tự, cho a e xin tham khảo luôn nhé!
      Rất mong các Pác giúp đỡ nhiệt tình !
      Vì cộng đồng ARM Việt, rất mong mọi người cùng tham gia thảo luận, để ngày tiến bộ hơn!
      Thanks a lot! Goodluck!
      mình nghĩ chỉ nên chơi loại qfp thôi, BGA nhiều chân làm mạch ko nổi đâu, cả hàn chip nữa

      Nguyên văn bởi lavi2102
      Em cũng chưa lần nào làm với chip BGA, nhiều con của TI nó là BGA nhưng em không dám ship về vì sợ dân làng không quen dùng. mà mạch vẽ cũng khó cơ. 4 lớp thì đặt ở đâu thế bác?
      china bạn nhé

      Comment


      • #4
        hoan nghên bạn kqha10251 có ý tưởng táo bạo, khuyến khích bạn nghiên cứu làm PCB, chúng ta phải có thất bại thì mới có thành công, cứ đi ắc sẽ tới, nếu cứ đứng đó ngại khó thì không bao giờ tới được, bạn cứ làm PCB còn việc hàn chip BGA tôi có thể giúp bạn, việc vẽ mạch thì tôi nghĩ có thể làm 2 lớp được không? nếu được thì tự làm trong nước luôn, chứ làm thí nghiệm mà đem đặt bên Bác Hồ Cẩm Đào thì tiền nào chịu cho nổi.

        Comment


        • #5
          Rất cảm ơn các Pác đã đóng góp nhiệt tình!
          -Vấn đề mà e cũng lo cũng như các Pác lo là đặt mạch 4 lớp ở VN ở đâu? Sau khi tìm hiểu e gọi cho cty SAOKIM trong Sài Gòn thì họ trả lời có thể làm được các Pác ạ! Vậy là yên tâm là mạch làm vẽ xong sẽ in tại "nhà ta" được roài.
          -Thứ nữa là, như hum trước e định tách thành board mạch chính và mạch chíp, nhưng sau khi tìm hiểu ý kiến của e như thế này :
          Vì em LPC3180 nhà ta mạnh mẽ quá tới tận 208 Mhz nên vẽ mạch cho nó hơi khó và có nhiều điểm cần lưu ý : Khi vẽ các đường dây dữ liệu cho SDRAM, NAND FLASH thì khoảng cách các dây từ chân linh kiện đến chíp phải bằng nhau, độ rộng net phải bằng nhau thì e ấy mới chậy, ko là e ứ chậy. :d . Và lại các đường dây dữ liệu của các cặp như UART, USB, I2C, SDCARD, SPI cũng phải bằng nhau và khoảng cách của từng cặp bằng nhau nữa. Và NAND FLASH và SDRAM sắp xếp gần em LPC 3180 nữa. Và giữa các đường dữ liệu thì phủ đồng thui(tức là khi chọn phủ đồng trong Pác ULTIUM thì phần conect to : no net) .
          (ULTIUM để đo khoảng cách các đường dữ liệu net các Pác vui lòng giữ phím SHIFT rùi chọn cả đường dây sau đó chọn Measure là ok).
          Mà e thấy trong ULTIUM có cái mạch tham khả của nó 8 lớp có 1 lớp GND và 1 lớp VCC nữa, ko bít mục đích chính của nó là gì?để cho dễ vẽ chăng! các Pác cho e ý kiến nên phủ đất cát thế nào nhé và phủ đồng nữa? cái này nhờ các Pác cao thủ!
          - Chính vì vậy mà e định hàn cả chíp và tất cả trên 1 board mạch 4 lớp thui.
          - Em này nạp qua chuẩn JTAG nên e đã tìm hiểu rùi, Pác nào có muốn tự làm mạch nạp thì hãy vô trang này down về nhá có cả mạch JTAG-USB và LPT luôn, e dùng laptop chắc làm cái USB-JTAG.
          http://www.mediafire.com/?4di3yrid40af84o
          To bluechip : e đồng ý với Pác này, phải bỏ "tiền ngu" mới đổi lại kinh nghiệm được. Khâm phục Pác này, E LPC 3180 dấu hết bí kíp trong bụng mà Pác vẫn hàn được =)) . Vụ này e phải nhờ Pác rùi !
          Mong các Pác tiếp tục thảo luận nhé!
          Chúc cả nhà cùng vui!

          Comment


          • #6
            Các Pác ạ, để cưa cẩm được e LPC3180 này, e đã tìm hiểu , hỏi thăm đến nhà e để xem Pama e có trang bị cho e những gì làm của hồi môn trước khi về nhà chông ko thì e thu được cái này : (Kit phát triển cho LPC3180)
            Gồm hình ảnh của board mẹ và board con và cả sơ đồ nguyên lý nữa (e up lên mediafire các Pác thông cảm), các Pác load về nhá:
            http://www.mediafire.com/?y23q1wp30g2clwv
            Em thấy cái board này cũng khá mạnh và schematic đầy đủ, nhưng vẽ mạch theo nó có vẻ khó, mà ko bít linh kiện ở Việt Nam mình đủ hết ko các Pác nhỉ?
            E định chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thì chỉ vẽ mạch mà ko có SDRAM và NAND FLASH , đây là phiên bản version1.0 rùi test , sau khi test xong với sự tham gia đóng góp nhiệt tình của các Pác, mạch đó chạy ok và cần sửa lại những lỗi gì thì sửa sau đó bước qua giai đoạn 2 là vẽ cái mạch có SDRAM, NAND FLASH và 1 số thứ khác như board phát triển của NXP ở trên sẽ tự tin hơn và ít rủi ro hơn!
            không bít ý kiến các Pác thế nào,nên xây dựng mạch đơn giản giai đoạn 1 gồm những gì để test dễ và nhanh nhất và hầu hết các tính năng của e LPC 3180 này? Mong các Pác đóng góp thảo luận thêm?
            CHúc vui!

            Comment


            • #7
              Sau khi được các cao thủ chỉ giúp , mạch này nên tập trung toàn bộ vào mạch CPU trước rùi test thành công sau đó làm mạch ứng dụng, như vậy sẽ tiện hơn và mạch CPU đã ngon rùi, nếu có chỉnh sửa thì ta chỉ chỉnh sửa mạch ứng dụng 2 lớp thui!
              Thời gian này e sẽ tập trung vào vẽ cái board CPU chính cho e LPC3180 gồm chíp LPC3180, SDRAM, NAND FLASH, dao động thạch anh, Reset, JTAG 20 chân trên board CPU này luôn ! Nguồn cung cấp cho CPU sẽ lấy từ board ứng dụng . Các tụ nguồn, chống nhiễu sẽ đi sát các chân nguồn của chíp.
              Mạch này e phải làm mạch 4 lớp thui, e chưa nghĩ ra cách nào làm mạch này giảm xuống 2 lớp cả?
              Pác K hay cao thủ nào có cách thì chỉ giúp e nhé!
              Pác nào có bộ thư viện ultium cho các e ARM9 có LPC3180 thì cho e xin nhá!
              Cảm ơn các Pác nhìu!
              Mà sao ko mấy Pác nhầo zô thảo luận giúp e vậy!

              Comment


              • #8
                sau mấy hum ngầy nghỉ, giờ lại bắt đầu các Pác ơi!
                e sẽ cố gắng làm cái board CPU xong trong tuần tới và đưa lên nhờ các Pác check hộ, sau khi check xong thì e in ngay, phát này phải nhờ Pác Hồ Cẩm Đào làm hộ roài! hehhehehehh!
                CHúc a e 1 tuần mới tốt đẹp và ghé qua diễn đàn mục này đóng góp cùng cộng đồng ARM Việt Nam!

                Comment


                • #9
                  Các Pác làm phần cứng thì tham khảo tài liệu tại trang này nhá! Do Pác 32bit post , rất hay!
                  http://www.arm.vn/default.aspx?tabid=748&g=posts&t=119
                  goodluck!

                  Comment


                  • #10
                    Xem bản gốc không bị cắt xén tại đây:
                    STM32F10xxx hardware development: getting started
                    http://www.st.com/stonline/books/pdf/docs/13675.pdf

                    Tuy nhiên nếu muốn thiết kế pcb, hardware thì lượng kiến thức nhỏ nhoi và ít ỏi đó không thể đủ.
                    Để thiết kế pcb, hardware đòi hỏi người thiết kế phải có một kiến thức rộng và toàn diện về rất nhiều mặt như: bảo toàn tín hiệu, rf, đặc điểm lý hóa vật liệu, phân tích hệ thống.....
                    Hãy vào http://books.google.com.vn/ tìm kiếm với cụm từ "Printed Circuit Boards" và đọc hiểu về thiết kế pcb, có cuốn " Signal integrity issues and printed circuit board design " rất đáng chú ý.
                    Tìm kiếm với cụm từ "hardware development" để tìm hiểu về thiết kế hardware.

                    Để tạo ra một kit thì hardware chỉ là 20% quãng đường, 70% là software, 10% là những thứ còn lại.
                    Từ chối trách nhiệm:
                    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                    Blog: http://mritx.blogspot.com

                    Comment


                    • #11
                      HI!
                      TÌnh hình là e vừa vẽ xong cái schematic cpu lpc3180, e up lên các Pác load về xem giúp e nhá!
                      có gì cần sửa chữa, bổ xung thì các Pác cho e ý kiến để mạch hoàn thiện hơn!
                      http://www.mediafire.com/?ixtipicrd3utkms
                      sau khi làm mạch xong e tính sẽ tét từng modul và các bài nhỏ rùi đưa luôn lên diễn đàn cùng thảo luận.
                      thanks các Pác!
                      Các Pác load lại nhá, e đã sửa lại , có chút nhầm lẫn!
                      Last edited by kqha10251; 26-11-2010, 09:39.

                      Comment


                      • #12
                        Mong bác thành công.
                        YH : quyquy8x
                        Tel : 0904 907 184

                        Comment


                        • #13
                          Tôi đã tham khảo qua sơ đồ của bạn post lên rồi, có vài thắc mắc mong bạn giải thích giúp , số lượng các tụ nguồn bạn mắc song song với nhau nhiều như vậy để làm gì, số lượng bao nhiêu là đủ, có cách tính toán hay là mắc đại càng nhiều càng tốt.
                          trong sơ đồ nguyên lý ở phần giao tiếp ram các chân giao tiếp data với ram hình như bạn nối bị nhầm vd: chân 213 (RAM_A[14]) bạn phải nối vào RAM_A14 chứ sao lại nối vào RAM D0.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi bluechip Xem bài viết
                            Tôi đã tham khảo qua sơ đồ của bạn post lên rồi, có vài thắc mắc mong bạn giải thích giúp , số lượng các tụ nguồn bạn mắc song song với nhau nhiều như vậy để làm gì, số lượng bao nhiêu là đủ, có cách tính toán hay là mắc đại càng nhiều càng tốt.
                            trong sơ đồ nguyên lý ở phần giao tiếp ram các chân giao tiếp data với ram hình như bạn nối bị nhầm vd: chân 213 (RAM_A[14]) bạn phải nối vào RAM_A14 chứ sao lại nối vào RAM D0.
                            thanks bạn! mình đã sửa lại và up lại rùi, các Pác load lại nhé, link e đã sửa lại ở trên rùi!
                            CÒn các tụ thì mỗi chân nguồn của chíp sẽ tương ứng 1 tụ chống nhiễu đi kèm bạn ạ! mình tính đủ số tụ đó theo số chân nguồn mà, là tụ dán 104 thui! và thêm 1 số tụ hóa. Các tụ ở trong các khối sẽ đi kèm các khối ấy và gắn sát chân nguồn mà!
                            Các Pác xem giúp e sơ đồ nhé! có gì cần sửa e sẽ sửa ngay! e mua 1 board mạch kit develop của e lpc3180 này về ngâm cứu, sau khi làm mạch xong sẽ test lại!
                            chúc a e zui ze!

                            Comment


                            • #15
                              Như Pác ITX nói : "Để tạo ra một kit thì hardware chỉ là 20% quãng đường, 70% là software, 10% là những thứ còn lại". chính vì vậy mà các Pác cũng tập trung vào phần mềm nhé!
                              tui đưa lên ít tài liệu nói chung là cơ bản, các Pác mới tìm hiểu thì cài và sử dụng hdh linux cho quen đã nhá!
                              http://www.mediafire.com/?xvgvr9wgzf9xqgu
                              tài liệu thì chưa có nhiều, nên Pác nào có tài liệu hay, rất mong các Pác up lên để a e load về đọc và làm theo!
                              và nên mua 1 bo mạch về thử chương trình, sau khi thử xong và làm các ứng dụng trên bo mạch đó, nếu có muốn làm
                              mạch thì làm và khi thử tet mạch mình làm bằng chương trình đã làm rùi luôn cho tiện!
                              Làm mạch cao tần rất khó, phải mất nhiều "tiền ngu " đấy , nhưng đổi lại sẽ có được nhiều kinh nghiệm!
                              Và khi đã làm mạch khá ổn rùi thì ta hoàn toàn chủ động được, làm các mạch hoàn toàn phù hợp với ứng dụng mình định làm
                              mà tối ưu cả về kinh tế và kỹ thuật!
                              Chính vì vậy, bản thân tui đưa ra mục nầy để anh e cùng thảo luận , trước tiên là về phần mềm thì các Pác phải nắm
                              tương đối chắc rùi, sau đó ta hãy bắt tay vào làm mạch thử!
                              Sau khi làm mạch starter kit này xong, tui sẽ test lại bằng các chương trình tui thử trên bo mua đã làm theo lộ trình :
                              + Thiết kế và làm mạch in cho starter kit
                              + Rút kinh nghiệm và đưa ra những điểm lưu ý khi làm mạch (bảnu Word để mọi người ai chỉnh sửa gì cho tiện)
                              + test mạch starter kit từng phần và đưa ra những điểm yếu, mạnh của mạch đã làm, đã đáp ứng được gì, chưa đáp ứng được gì?
                              + Đồng thời đưa ra các "thủ thuật" về phần mềm (cũng dạng word)
                              +Tổng hợp thành 1 bản word tổng hợp cả phần cứng và phần mềm (bản word)
                              Đó là cả 1 quá trình, cũng rất khó, chính vì vậy, làm từng bước 1 và tui rất mong được a e cộng đồng ARM ủng hộ nhiệt tình và đóng góp tích cực để phục vụ cho học tập tốt hơn và trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn để cộng đồng ARM Việt Nam mình ngày càng phát triển!
                              Rất cảm ơn các Pác ghé qua quan tâm, đóng góp cho mục này!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              kqha10251 Tìm hiểu thêm về kqha10251

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X