Thông báo

Collapse
No announcement yet.

So sánh MIPS và ARM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • So sánh MIPS và ARM

    Hì, như đã hứa, chúng ta sẽ sang đây thảo luận về MIPS và ARM.

    Lưu ý, ở đây không chơi ném đá, ta chỉ thảo luận về định hướng, phân tích thị trường mà thôi. Những điều này sẽ giúp các đối tượng khác nhau có thể nắm bắt được mình đang làm gì, và nên định hướng phát triển như thế nào?

    15 năm trước, MIPS chiếm đa số, trong khi đó ARM chỉ chiếm một phần rất bé nhỏ của thị trường:
    MIPS vs. ARM - Forbes.com
    Vào thời điểm này, ARM có nhiều đơn vị mua bản quyền, nhưng sản lượng bán ARM còn rất thấp. Khi đó, ARM chỉ chiếm cỡ 1/5 của MIPS. ARM nắm giữ thị trường phone, và MIPS hầu như nắm toàn bộ thị trường còn lại.

    3 năm trước, MIPS và ARM lao vào phát triển Android, tuy nhiên MIPS vẫn trung thành với thị trường của mình, và ARM vẫn giữ thế độc tôn của thị trường cellphone. Từ hàng chục năm nay, ARM dường như chiếm lĩnh thị trường cellphone, và được gọi là thế đơn cực.

    Khoảng 10 năm đổ lại đây, thị trường phone phát triển vượt bậc, và sản lượng bán của ARM tăng vọt. Trong thị trường phone, MIPS dường như không có chỗ đứng nào. Kể cả Intel cũng vậy. Nhưng đầu năm 2011, là một bước đi có thể nói là nguy hiểm của MIPS đối với ARM khi bắt đầu tấn công vào thị trường phone.
    MIPS Aims to Break ARMs With New Smartphone Platform: Hands-On | News & Opinion | PCMag.com
    Đặc biệt, những sản phẩm chạy Android giá rẻ, và thị trường chủ yếu là thị trường TQ. Đó là lý do mà TQ có những chiếc điện thoại "NO-NAME" chạy Android giá cực rẻ trên thị trường. Những chiếc điện thoại khủng, những chiếc điện thoại 2 nhân, 64-bit, 1.5GHz.... mà chúng ta đã được nghe qua... Giá của nó chỉ 100$, mà có khi được bán tới 300$.. vẫn rẻ....

    Intel and MIPS Challenge ARM In Mobile Processor Architecture
    Và thực tế là ARM đang chịu hai áp lực lớn từ Intel, và MIPS, khi hai đồng chí này đang đánh thế gọng kềm vào thị trường truyền thống và cực mạnh của ARM hòng chia sẻ miếng bánh lớn.

    Cuối cùng, F copy một bài báo (nó đăng ở trang thu phí) phỏng vấn CEO của MIPS về chiến lược cho thị trường trong tương lai. Tại thời điểm mà sau 10 năm thì doanh số của ARM đã vượt qua MIPS và tăng trưởng đáng kể, khi mà nhu cầu phone tăng quá cao.

    MIPS vẫn chiếm giữ một số thị trường chủ chốt, nhưng vẫn không thể so sánh với sự phát triển của thị trường phone. Đơn giản thôi, bao nhiêu năm bạn mới thay settop box một lần, thay TV một lần, trong khi có người cùng một lúc có vài cái điện thoại, và thậm chí một năm thay vài cái điện thoại.

    Hy vọng các thông tin này giúp các bạn một cái nhìn tổng quan về ARM và MIPS cũng như một thành viên tiếng tăm nữa là Intel...

    Bài báo bằng tiếng Anh nên đặt trong quote cho dễ đọc.

    Chúc vui.

    --------------------

    Bổ sung ý kiến cá nhân của F một chút, đó là F làm Microchip, đi các dòng 8,16,32-bit ở đó, sau đó F phi thẳng lên x86. Hiện nay F đã có một số sản phẩm bắt đầu manh nha nhưng chưa được nhiều lắm. Khi nào có kết quả gì hay ho thì sẽ khoe sau.

    F không chơi với ARM, vì lý do đơn giản, thị trường sản xuất cellphone ở VN chưa có gì hấp dẫn, F lại là dân điều khiển, robot, cho nên không thấy lý do gì để làm việc với ARM. Tuy nhiên, F luôn cổ vũ các thành viên phát triển có tổ chức, và tính chuyên nghiệp, đặc biệt là xây dựng tutorial ngày càng nhiều để chúng ta ngày càng phát triển vững chac

    --------------------


    MIPS Vs ARM Vs intel - What a war for the Smartphone markets ?
    MIPS Technologies (NMS:MIPS) is ready to take on cell phone chip-design king ARM (NMS:ARMH).

    ARM had sales of $479 million last year, compared with $71 million for MIPS.

    But the smaller guy's growing up.

    On Aug. 4, MIPS said sales soared 85% last quarter from the year-earlier quarter to $23.3 million. Earnings per share rose 25% to 15 cents.

    Like ARM, Sunnyvale, Calif.-based MIPS creates chip designs, which it licenses to a variety of chipmakers. Among those are Broadcom (NMS:BRCM) — its largest customer — NetLogic Microsystems (NMS:NETL) and Cavium Networks (NMS:CAVM). It has 120 licensees.

    MIPS-based chips run Sony (NYSE:SNE - News) digital TVs, set-top boxes from Motorola (NYSE:MOT - News) and network routers from Cisco Systems (NMS:CSCO).

    But ARM leads this market. It licenses its designs to most all makers of cell phone processors. One licensee is Infineon's wireless unit, which Intel (NMS:INTC) late Sunday said it would buy for $1.4 billion. That deal helped push ARM's U.S. shares up 6% on Tuesday because Intel has promised to support Infineon's existing wireless chips, based on ARM designs. MIPS hasn't licensed to cell phone makers — until now.

    The latest MIPS design will power several as-yet-unnamed smart phones. Processor makers are shipping their MIPS-based devices to cell phone makers. The first MIPS-based smart phones are slated to hit store shelves in early 2011.

    In an interview with IBD, Sandeep Vij, who was named MIPS chief executive in January, laid out his strategy to compete with ARM.

    IBD: What changes have you made as MIPS CEO?

    Vij: The first thing that we needed to do was to re-energize the company, particularly creating demand for our products. We needed to appropriately position our products, and to position them for vertical markets. That's one.

    No. 2 is we are aggressively engaging with existing and new customers.

    No. 3 is we are updating our product road maps to provide a compelling offering.

    IBD: How's that repositioning going?

    Vij: Progress is quicker than I thought. I'm very pleased with all the enhancements we've made to our hardware and software road maps, and with the new customer engagements we have.

    I see the next steps as executing to the product road maps and aggressively going after and engaging with newer customers.

    IBD: You say the first MIPS-based cell phones will hit stores in 2011. How did you get into that market?

    Vij: MIPS had zero revenue in cell phones until this past year. We now have a handful of customers that use MIPS as their processors in chips targeted for cell phones.

    There were two major dynamics that really changed the equation. The first was the introduction of the (Google (NMS:GOOG) Android operating system software.

    Before that, the most prevalent (cell phone) OS (operating system) was Nokia's (NYSE:NOK - News) Symbian. They never ported that over to MIPS, though. We provide Android-for-MIPS free to customers. We have had over 10,000 downloads (developers and partners downloading a version of Android optimized to work with MIPS chip designs).

    A third dynamic is really the beginning of growth of 4G (fourth generation) cell phones. The 4G processors have more Wi-Fi wireless than 3G processors. And MIPS is the No. 1 provider of wireless chip designs for Wi-Fi routers and other devices.

    IBD: What distinguishes a MIPS processor from an ARM chip?

    Vij: There are two major ways.

    One, we are a viable technology and business alternative to customers that only use ARM in their cell phones. Up to now, ARM has been virtually a monopoly.

    Two, we provide technical differentiation. By using a MIPS processor, we enable cell phone makers to have more processing power in their cell phone chips. For example, we enable having three of our multithreaded processor cores in about the same area as two of ARM's processor cores. This is a unique advantage.

    It's simply the efficient nature of the MIPS architecture. It was developed at Stanford under (computer scientist and MIPS co-founder) John Hennessy, who is currently president of Stanford.

    IBD: MIPS is much smaller than ARM. How will you compete?

    Vij: MIPS has both 32-bit and 64-bit (able to grab bigger chunks of data) processors. ARM does not have 64-bit. MIPS has single and multithreaded (capable of doing multiple tasks at one time) designs. ARM does not have multithreaded.

    MIPS has quad-core designs. They (ARM) also can go up to four cores, but only relatively recently. MIPS has been doing multicore implementations for 12 years or so.

    IBD: Still, ARM has deeper pockets and can fund research to advance its designs faster.

    Vij: ARM has been bigger in sales than MIPS for a while. But MIPS is No. 1 in (licensing to makers of) processors for digital TVs, DVDs and Blu-ray DVD players, set-top boxes, and Wi-Fi access points and routers for home networks.

    IBD: You will also be going up against Intel.

    Vij: They won't compete directly with us. They will compete with the likes of Broadcom, Sony and Cavium Networks. They all make or use chips based on MIPS designs and cores
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2



    Nếu mà lấy con Galaxy Tab 7 ra để cài Android 4.0 thì chắc là nó biến thành cục gạch luôn. Nó là ARM 1GHz, còn con này chạy được là MIPS 1GHz.

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #3
      So sánh làm gì cho mệt hả bác, cái nào rẻ và thông dụng thì quất thôi. Người tiêu dùng họ chỉ biết đến mức con chíp 1G hay 1.5G là cùng, còn lõi CPU là gì dù có nói họ cũng chẳng biết hoặc chẳng quan tâm làm gì.

      Comment


      • #4
        Ở đây ta không trao đổi vấn đề thương mại điện tử, ta chỉ trao đổi vấn đề khả năng công nghệ và khả năng phát triển giải pháp. Tất nhiên, vấn đề vẫn là "giá rẻ". Nghĩa là làm thế nào cùng một mức giá mà ta thu được kết quả cao hơn.

        Thí dụ ở trên là một minh chứng cho việc hiện nay cộng đồng thiết kế sử dụng ARM cho rằng ARM là mạnh nhất, đây là một điều sai lầm.

        Những yếu tố để so sánh mà F thường đưa ra tiêu chí:

        - Availability = khả năng mua được sản phẩm trên thị trường, từ công đoạn thiết kế, làm mẫu thử, cho tới khả năng mua số lượng lớn để sản xuất hàng loạt.
        - Community = khả năng hỗ trợ của cộng đồng trong việc phát triển và sửa lỗi, nâng cấp sản phẩm, cũng như khả năng phản hồi thông tin của cộng đồng đến Marketing của các hãng để tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm phát triển mạnh hơn, phù hợp hơn với yêu cầu thực tế của thị trường. Tính mở của các thiết kế trong cộng đồng sẽ là điều tất yếu dẫn tới một sự phát triển mạnh mẽ.
        - Compatibility = khả năng tương thích của các thiết kế. Bởi vì thế giới đang thay đổi rất nhanh. Đời sống của một sản phẩm điện tử ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Do vậy, nhu cầu nâng cấp, thay đổi, customize (làm theo yêu cầu), sẽ hỗ trợ cho các nhà thiết kế thiết kế nhanh. Những nhà thiết kế, outsource, hoặc thậm chí nhà sản xuất, thời gian ra sản phẩm đối với họ là rất quan trọng. Nếu bạn là nhà thiết kế, yêu cầu khách hàng thay đổi, bạn có khả năng thay đổi về phần cứng và phần mềm nhanh, bạn sẽ thắng. Nếu bạn phải làm mọi thứ lại từ đầu, bạn sẽ thua.
        - Distribution = Khả năng phân phối của nhà sản xuất tới người dùng cuối. Trong này nó hàm chứ 3 yếu tố chính mà các nhà sản xuất quan tâm, đó là Leadtime (thời gian giao hàng), Payment Term (phương thức thanh toán), Cost Optimization (tối thiểu hóa các chi phí phát sinh khác).
        - Performance = Khả năng về "mức máu" (sức mạnh) của một sản phẩm. Nguyên tắc chung, tất cả mọi linh kiện đều sản xuất từ cát, chi phí lớn nhất là biến cát thành vật liệu để làm chip, mà ta hay gọi là đĩa wafer. Như vậy, một thiết kế mạnh đi kèm với giá, phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thiết kế core chip. Trong đó yêu cầu là với cùng một diện tích đĩa wafer, ta phải làm sao cho con chip có performance cao nhất. Bởi vì với cùng một diện tích wafer con chip càng chiếm diện tích nhỏ, ta sẽ sản xuất được càng nhiều chip hơn, và như thế dẫn tới giá rẻ hơn. Các công đoạn còn lại thì các hãng sản xuất đều có bài và đều quản lý gần gần giống nhau.

        Availability = hầu hết các dòng hiện nay đều dễ mua, dễ phát triển, dễ sản xuất.

        Community = ARM đang hơn MIPS khá nhiều, bởi ARM có nhiều hãng mua license để sản xuất MCU, DSP, DSC... Trong khi đó, MIPS chỉ mới có Microchip làm việc này. Các hãng khác họ đều mua MIPS để sản xuất chip riêng cho họ, chứ không bán đại trà. Họ chủ yếu bán sản phẩm cuối. Chính vì vậy, cộng đồng MIPS hiện nay thua xa cộng đồng ARM. Nhìn tại VN cũng thấy rõ điều đó. Nó cũng giống như so sánh Atmel và MCHP cách đây 5 năm vậy. Bây giờ Atmel cũng đang mất dần cộng đồng vào tay ST, MCHP, NXP, TI...

        Compatibility = MCHP phải nói là số 1. Với trên 800 dòng chip, MCHP phủ hết dải 8,16,32 bit, và các chân, phần mềm, trình dịch, hầu như đều tương thích tốt với nhau. Điều này chưa một hãng nào làm được. Vì nó liên quan tới chiến lược phát triển của MCHP. Tuy nhiên, nếu một mình MCHP đối chọi với tất cả các dòng ARM cộng lại thì cũng chưa biết thế nào, khi mà việc tương thích không chỉ ở bên ngoài mà là ở bên trong. Nhưng điều nghịch lý là chẳng có cái nào tương thích khi trình biên dịch và các thư viện hoàn toàn khác nhau giữa các dòng ARM. F gọi tương thích của ARM là tương thích xã hội. Nghĩa là mọi người đều nói là tương thích nhưng chẳng tương thích gì cả. Khi ra đường tất cả mọi người đều nói tôi dùng ARM, chứ không nói tôi dùng ST, NXP hay TI, mà chỉ nói tôi dùng ARM. Và chẳng ông nào dùng được cái gì của ông nào. Nhưng nếu người dùng MIPS, ra đường họ không nói tôi dùng MIPS, mà họ nói tôi dùng PIC32. Cho nên tương thích ở đây F gọi là tương thích xã hội.

        Distribution = Nói chung thời gian và term đều như nhau. Chỉ duy có MCHP có nhà phân phối VN. Trong khi đó các hãng đều không có nhà phân phối VN. Điều này nói chung vừa có lợi, vừa có hại. Hãng ở VN thì về bản chất sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Nhưng bù lại hãng ở VN đôi khi trong tâm trí người tiêu dùng của VN vẫn còn chưa đáng tin cậy. Do vậy, việc xây dựng để có sự tin cậy của khách hàng lại chính nằm ở VN chứ không phải nằm ở nước ngoài.

        Performance = Video Clip trên vừa cho ta minh chứng tương đối rõ ràng. Hơi chậm chân trong thị trường di động, nhưng năm 2012 sẽ hứa hẹn nhiều sự biến chuyển, và năm 2013 có thể sẽ phải nhìn lại nhiều.

        Tất cả các tiêu chí đánh giá này đều cho thấy rằng hiện nay ARM đang hơn hẳn MIPS. Tuy nhiên, bắt đầu ARM nên nhìn nhận ra MIPS là một đối thủ đáng gờm.

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Dễ dàng thấy là các dòng MCU ARM đang tốt hơn Microchip một cách dễ dàng cả về giá và tính năng ( dòng 8/16 ). Dòng 32bit thì chắc là chỉ có thể đánh giá Microchip ngang với ARM về mặt tốc độ còn mấy thứ khác thì không đủ tầm. Cho dù performance có thua chút ít đi chăng nữa nhưng với giá đó, tính năng đó thì có vẻ lụm ARM là khôn hơn rất nhiều so với Microchip. Còn cái chuyện anh F nói giá cả gì gì đó trong tương lai thì vẫn là tương lai thôi. Tới lúc đó thì nó sẽ khác nữa.

          Về mặt người dùng lẻ như SV, các cửa hàng DIY chẳng hạn thì PIC16, PIC18, PIC24 và cả dsPIC là quá mắc so với những gì mà nó được trang bị.
          Microchip còn có một hạn chế nữa là trình dịch không theo quy chuẩn. Khó đoán được cách hành xử.

          Comment


          • #6
            Nếu MCHP sử dụng core ARM thay vì MIPS thì chắc là core ARM được cho là mạnh nhất rồi . Tại sao chúng la ko làm 1 cái vote cho ARM và PIC nhỉ, xem ý kiến của mọi người thế nào. Đã từng làm việc với một số dòng chip của MCHP rồi rút ra kết luận "chuối quá". MCHP làm cho user cảm thấy bực mình vì công nghệ chẳng có gì mới mẻ cả. Thậm chí cho đến lúc này vẫn còn tồn tại 1 số chíp phải dùng điện áp cao cho việc lập trình flash nữa. Không thích MCHP ở chỗ nói nhiều hơn là hành động, suốt cả mấy năm trời chỉ vỏn vẹn PIC16, PIC18, PIC24, dsPIC, PIC32 cứ nằm ì mãi ra như vậy. Một khi muốn so sánh PIC của MCHP với các ARM MCU thì cũng chẳng biết chọn cái nào để so sánh, vì bản thân nó đâu có điểm gì khác, nổi bật hơn ?

            Nhìn kỹ vào thị trường điện tử VN, một số năm trước đây PIC được xem là công nghệ mới nhất (so với 8051) và đã được mọi người đón nhận. Nhưng kể tư khi ARM được bán đại trà thì mọi người chú ý nhiều hơn. Bởi tính hấp dẫn tiềm tàng có trong ARM, công nghệ thay đổi nhanh đến mức chóng mặt, kích thích tư duy sáng tạo nên có được sức hấp dẫn đến mọi người hơn. Về tương lai, các sản phẩm MCHP sẽ ít được mọi người chú ý đến, nó sẽ được dịch chuyển dần đến các vùng xâu vùng xa hẻo lánh vì nơi đó kiến thức được cập nhật chậm. Tuy rằng hiện nay việc dùng PIC vẫn còn nằm trong tư duy của một số trường đại học, cao đẳng nhưng ở tương lai gần ARM cũng sẽ đến được những nơi đó.

            Nói về MIPS, cũng giống như MRCHP, họ đang tìm kiếm một lối đi để tìm thị phần với ARM, nhưng hiện tại họ cũng chưa có cái gì là đột phá cả mà chỉ có khẩu luận để đánh vào tâm lý của người tiêu dùng mà thôi. Tại sao các hãng bán dẫn lớn trên thế giới chọn ARM mà ko chọn MIPS. Chẳng lẽ họ bị nhầm lẫn hay chăng, ngay cả iPhone, iPad... cũng dùng ARM hơn là MIPS. Chíp chạy nhanh hơn chưa hẳn là thắng, ngay cả Intel bấy lâu nay tìm kiếm 1 chỗ đứng ở thị trường smartphone nhưng cũng không phải là chuyện dễ dàng. Và như thế nảy sinh ra câu hỏi tại sao Intel và MIPS không thành công trong thị trường này ?

            Một nhà sản xuất muốn làm ra sản phẩm với chip của intel thì nhất định họ phải mua hoàn toàn từ intel, thế thì con i386 được thiết kế ra sao thì chỉ có thể xài bấy nhiêu, không thêm không bớt gì cả. Cách làm của ARM thì khác, họ trao cho nhà sản xuất quyết định quyền sản xuất, thêm bớt ngoại vi vào, điều này tăng tính sáng tạo, linh hoạt trong các sản phẩm. Vì thế đây là ý tưởng ưu việt đưa ARM đến thành công.
            Last edited by stevejobsvn; 17-01-2012, 00:48.

            Comment


            • #7
              Lâu rồi không vào box, tính không post nhưng thấy tếu quá nên cũng đành phải post.
              * Cái người ta đang bàn ở đây là MIPS và ARM, tức là nói về lõi CPU của hai nhà thiết kế lõi CPU ARM và CPU MIPS, (xin hãy chú ý đoạn tô đỏ ạ ) MIPS và ARM đều có hàng tá nhà sx chíp mua IP để sản xuất chip thành phẩm, thằng microchip chỉ là thằng mua IP và làm chip như thằng NXP, Atmel, ST, Ti. Có điều thằng microchip nó giàu nên nó mua độc quyền lõi IP trong một khoảng thời gian, vì vậy trong khoảng thời gian hiện tại nếu muốn dùng lõi MIPS ở lĩnh vực vi điều khiển thì chỉ có thể xài chip của microchip (xin hãy chú ý đoạn tô đỏ ạ ).
              * MIPS và ARM là cái tên của hàng chục loại lõi CPU khác nhau phục vụ cho hàng trăm mục đích khác nhau. Như ARM thì có ( xin quý ngài đọc tại đây Cấu trúc ARM – Wikipedia tiếng Việt ).... [định viết hay chí ít thì COPY & PASTE nhưng nó quá nhiều copy cũng mệt.] xin chú ý là nó khác nhau một trời một vực, như cái xe đạp thồ với cái xe mec, mặc dù cũng là xe cả. Vì vậy hãy so sánh và cân nhắc. Đừng đem con MCU dùng cho việc nháy led so với con CPU chạy ở tầm vài ghz dùng cho máy tính bảng ( định nói tiếng tây là Tablet cho nó sang nhưng lại thôi ).
              * Nhắc đến máy tính bảng mới nhớ cái này $99 Chinese Tablet Is MIPS-Based, Runs Android 4.0 cũng lưu ý là con CPU MIPS này không phải là của microchip mà là của một hãng no name china.
              * Về việc rối rắm trình biên dịch không chỉ MIPS gặp phải mà ARM cũng gặp phải.
              * ITX không phải là chuyên gia về pic nhưng PIC16, PIC18, PIC24, dsPIC, PIC32 đều có lõi CPU rất khác đến hoàn toàn khác nhau. Chúng chỉ có tên gọi là PIC như một chiếc xe đạp và một chiếc xe hơi vậy đều gọi là xe cả.
              Từ chối trách nhiệm:
              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
              Blog: http://mritx.blogspot.com

              Comment


              • #8
                Nếu muốn so sánh MIPS và ARM xin hãy nêu rõ part number cụ thể và tài liệu của hai loại trên, rồi chúng ta sẽ đi vào phân tích. Những thảo luận trên có thể gọi là PR hơn là việc bàn vào vấn đề kỹ thuật chính.

                Chúc vui.

                Comment


                • #9
                  Vấn đề F đặt ra ở đây không phải là MCHP và các hãng khác.

                  Vấn đề các bạn vẫn cứ bị "ám ảnh" bởi admin kinh doanh MCHP, cho nên các bạn không thể đứng ở một khía cạnh khoa học để thảo luận vấn đề. Hãy bỏ qua suy nghĩ này và nhìn nhận vào nội dung thảo luận.

                  1) Chúng ta đang thấy rằng ARM đang thống lĩnh thị trường di động. Điểm mạnh của ARM xét trên các yếu tố Availability, Compatibility, Community, Distribution, Performance đều chiếm ưu thế. (nếu không ưu thế thì những nhà sản xuất lớn ngu gì mà dùng?).

                  2) Thông tin F đưa ra, đó là Intel và MIPS trước đây chỉ tập trung vào phần thiết bị và máy tính, thì nay đã bắt đầu lấn sân sang thị trường di động nhiều hơn. Và sẽ là đối thủ đáng gờm của ARM trong tương lai.

                  3) Việc nghiên cứu và sử dụng ARM hiện nay, giống như kiểu fan ARM, nó không bộc lộ đúng bản chất của công nghệ. Ngay từ khi thành lập picvietnam, F cũng đã nói lên một ý, đó là Atmel gần như thống lĩnh toàn bộ thị trường cách đây 10 năm. Nhưng vị trí đó của Atmel hiện nay đã không còn nữa, và PIC đang dần thay thế, rồi TI, ST đã nhảy vào. Lúc này có thể thấy, picvietnam chưa là gì cả, nhưng nó giúp các nhà thiết kế nhận ra, họ không chỉ có duy nhất Atmel như là một công cụ thiết kế, và Atmel không chắc luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho mọi thiết kế.

                  Chính vì thế, hiện nay người đang đang phát cuồng lên vì ARM. Nhưng nếu xét về bảng so sánh của x86 Intel và MIPS, thì chúng ta bắt đầu nhận ra một số lợi điểm về sức mạnh của nó. Tuy nhiên, trong giới hạn của luồng này, ta không đề cập tới Intel, mà ta chỉ đề cập tới ARM và MIPS.

                  Xác định rõ một điều, cho tới nay nền sản xuất ở VN chưa đủ sức phát triển và sản xuất ra các sản phẩm theo dạng như điện thoại di động chẳng hạn, mà mới chỉ dừng ở mức gia công lắp ráp. Sắp tới ở VN sẽ có một đơn vị sản xuất thực sự (các bạn sẽ biết sau), với khả năng sản xuất hàng triệu pcs. Lúc này sẽ là một bước tiến thực sự.

                  Chính vì điều này, chúng ta cần nhận thấy cần trang bị thêm các công cụ làm việc cho cộng đồng. Cũng giống như thời mà Atmel chỉ là một sự lựa chọn duy nhất, thì PIC xuất hiện, rồi nó kéo theo một loạt những công cụ làm việc khác, cho phép thiết kế tại Việt Nam ngày càng linh động hơn, cạnh tranh hơn. Nếu quay lại quá trình cách đây khoảng 10 năm, chúng ta liệu có nhiều sự lựa chọn như thế này không?

                  Vậy, với vị trí là những người nghiên cứu, những người làm khoa học kỹ thuật, các bạn không nên chỉ nhìn vào cái đang có, mà phải nhìn cả cái sẽ có để nghiên cứu và lựa chọn và phát triển.

                  4) Một vấn đề mà chắc chắn các bạn đang hết sức quan tâm nữa, đó là vấn đề giá cả. Điều tất cả mọi người đều nghĩ đến đó là tôi làm ra một sản phẩm A, cái tôi cần là làm sao có giá rẻ nhất mà vẫn đảm bảo được công việc mà mình yêu cầu.

                  Suy nghĩ ban đầu này cực kỳ chính xác. Tuy nhiên, thường người ta sẽ sai lầm ở bước suy nghĩ thứ hai mà diễn đàn mình hay gặp phải. Đó là các bạn cho rằng giá của sản phẩm cuối cùng rẻ khi giá một con chip rẻ. Điều này sẽ dẫn tới nhiều suy nghĩ sai lầm trong thiết kế.

                  F nói thí dụ đơn giản, rất nhiều bạn cho rằng tại sao một con PIC16 lại đắt hơn một con ARM M0 nào đó, trong khi con PIC16 chỉ có 8-bit còn con M0 là 32-bit. Nhưng các bạn quên mất là mình đang nói tới ứng dụng như thế nào? F giả định một ứng dụng cho phép chạy bằng pin Lithium, cho phép sạc được, yêu cầu chạy 1 thời gian nào đó mới được phép hết pin, ứng dụng chỉ là đọc và lưu giá trị của một cảm biến nào đó, hay một đầu đọc nào đó. Thiết bị này rất đại trà phải không nào. Sau này sẽ có hàng loạt thiết bị người ta không dùng pin nữa mà dùng thêm năng lượng mặt trời chẳng hạn. Không cần so sánh cụ thể con nào với con nào, các bạn cũng biết rằng với một bo mạch đơn giản như vậy, toàn bộ năng lượng chạy là do con MCU. Nếu các bạn mua con M0 giá rẻ, chắc chắn một điều năng lượng tiêu tốn cho 32-bit luôn cao hơn năng lượng tiêu tốn cho 8-bit. Vậy để cùng đạt được một thời gian hoạt động như nhau, sản phẩm sử dụng giải pháp M0 chắc chắn sẽ chết tiền so với sản phẩm dùng PIC, bởi vì lúc đó tiền bạn tốn không phải vào con chip, mà bạn tốn vào pin và tấm phim năng lượng mặt trời.

                  Điều suy nghĩ sai lầm thứ hai, đó là về giá bán của sản phẩm trên thị trường. Trên thị trường luôn có hai giá bán, một giá bán được gọi là book price, một giá bán được gọi là broken price. Giá bán book price là giá bán dành cho các nhà thiết kế đơn lẻ, sinh viên, hoặc những người cần mua hàng gấp. Giá bán broken price là giá bán dành cho các nhà sản xuất, có kế hoạch, có tiến độ. Lợi nhuận chính của các nhà sản xuất không phải ở phần giá bán lẻ hay giá book price, mà hầu hết là họ bán ở giá broken price cho các nhà sản xuất lớn.

                  Vậy tại sao thí dụ như một con STM32 ở digikey bán giá 10$, ở VN các bạn có thể mua với giá 5.5$. Trong khi con PIC32 ở digikey hay microchipdirect bán 10$ thì ở R&P các bạn cũng phải mua với giá 10$?

                  Đây là một trong những chiêu trò của các nhà sản xuất và các nhà cung cấp mà thôi. Nhưng chính điều này đang làm hại rất nhiều cho thị trường, và đang tạo ra một giá trị ảo, mà ở đó các bạn chưa nhìn thấy kết quả sâu xa.

                  Câu hỏi 1? Phải chăng digikey mua hàng STM32 tại Mỹ phải mua với giá cao, còn nếu mua ở VN thì giá rẻ hơn vì STM hỗ trợ cho thị trường VN? Wow một câu hỏi điên khùng mà digikey nó là chuyên gia mua hàng trên thế giới để đi bán cho cả thế giới mà nó bị ngờ nghệch đến như vậy thì đúng là STM có tài thao túng thế giới, bịt mắt những chuyên gia hàng đầu thế giới.

                  Câu hỏi 2? Kiểu gì cũng được, hỗ trợ cũng được, chiếm thị phần cũng được, bán tống sản phẩm cũng được, không cần hỗ trợ kỹ thuật cũng được... tại sao PIC32 không làm giống STM32 đi để cho nhà thiết kế dùng. Nhà thiết kế dùng thì mới bán được sản phẩm chứ? Nếu có một cơ hội nào đó, các bạn cần làm khoảng 1000 sản phẩm. Điều hay nhất là đến thẳng nhà phân phối nói chuyện. Nhưng nếu các bạn chỉ kêu gào cho lấy được về giá, sẽ chẳng ai quan tâm. Lúc đó các bạn sẽ chẳng bao giờ phải phàn nàn về giá nữa cả. Các bạn sẽ phàn nàn về thái độ phục vụ, khả năng hỗ trợ kỹ thuật... Lúc đó các bạn lại quay lại đầu câu hỏi 2 này.

                  Câu hỏi 3? Tôi chỉ làm nhỏ lẻ thôi, khoảng 10sp/tháng thôi, vậy nghĩa là tôi nên dùng STM32 hơn là PIC32? Không hẳn như vậy.
                  Thí dụ: Digi-Key - 497-11510-ND (Manufacturer - STM32F101T6U6A)
                  Đây là con chip rẻ nhất của STM32 với 26 chân ở digikey, giá bán là 4.5$. Nghĩa là ở VN người ta có thể bán với giá 2$, bằng cách nào đó.
                  Integrated Circuits (ICs) | Embedded - Microcontrollers | Digi-Key
                  Kết quả tìm kiếm cho thấy số lượng chip PIC32 nhiều gấp đôi so với số lượng chip STM32 có trên thị trường. Và mức giá cho một con PIC32MX1, 2 sẽ khoảng 3$/pcs cho giá bán lẻ.

                  Lưu ý ở đây 2$ của STM32 đã là giá broken price, còn giá của PIC32 chỉ mới là giá book price thôi.

                  Câu hỏi 4? Ai là người hỗ trợ bạn ở chính hãng? Ai là người bán hàng cho bạn? Họ làm ở vị trí đó bao nhiêu năm rồi? Họ bao nhiêu tuổi rồi? Nếu trong một buổi nói chuyện nào đó, hãy hỏi thêm họ đã làm bao nhiêu công ty rồi? F không biết điều này có quan trọng với các bạn không? Nhưng F nghĩ điều này vô cùng quan trọng đối với các nhà sản xuất, khi mà nhà máy của họ không tồn tại một vài năm, mà sẽ phải tồn tại hàng chục năm, thậm chí trăm năm.


                  Thế giới luôn luôn thay đổi,
                  ... và thế là một năm mới lại sắp đến.


                  Chúc vui.
                  Falleaf
                  Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                  58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                  mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                  Comment


                  • #10
                    Mình thấy những thảo luận này chẳng có điểm nào là khoa học cả, giống như việc bàn luận của các sell man vậy. Luồng đã bị chuyển hướng sang PIC32 và STM32 rồi. Đi thẳng vào vấn đề đi bác, đó là giữa MIPS và ARM. Chúng ta cần những số liệu cụ thể về những thứ này.

                    PS: Không phải ai cũng có ác cảm với admin, tuy nhiên, những lập luận của bác có nhiều tình tiết thiếu cơ sở và cần phải được minh chứng mới được.
                    Last edited by thanh87; 18-01-2012, 17:26.

                    Comment


                    • #11
                      Ok sẽ so sánh về kỹ thuật nhé:

                      Click image for larger version

Name:	7.gif
Views:	1
Size:	49.3 KB
ID:	1355057 he solo cái này thì mệt lắm mà cóc có thằng nào donate lại cho ITX cả nên phải choi kiểu ít phí sức nhất.
                      Để so sánh mips và arm thì sẽ chọn cpu cùng dòng cùng chủng đối đầu nhau trên thị trường.
                      * mips sẽ chọn mips32-m4k => tại sao ? => vì đây có lẽ là lõi mips duy nhất có thể mua được trên thị trường và dễ dàng tự kiểm nghiệm, đa số các loại lõi mips khác đều là chip dạng oem khép kín.
                      * arm sẽ chọn là ARM Cortex-M3 vì đây được xem là đối thủ và tương đương với mips32-m4k.

                      1/ thông tin chính thức của mips32-m4k tại MIPS32® M4K™ , ARM Cortex-M3 tại Cortex-M3 Processor - ARM
                      * hãy tự so sánh:
                      - pipeline ? DMIPS/MHz ? CoreMark/MHz ? Power control ? Interrupt ? Debug ? Power (mW / MHz) ? Core Area (mm2) ?

                      ok chờ kiết quả so sánh theo tiêu chí trên của các men.
                      Từ chối trách nhiệm:
                      Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                      Blog: http://mritx.blogspot.com

                      Comment


                      • #12
                        Hello,

                        Muốn so sánh chọn 2 dòng bự của mỗi bên cho tiện:

                        1> MIPS : MIPS32 1074K : Link tham khảo

                        - Dual core
                        - Process 40nm-G TSMC
                        - CPU clock max: 1.5 GHz
                        - DMIPS: 2.03 DMIPS/MHz (DMIPS = 3045)
                        - Power: 0.43 mW/MHz

                        2> ARM Cortex-A9 : Link tham khảo

                        - Dual core
                        - Process 40nm-G TSMC
                        - CPU clock max: 2.0 GHz (2.5 Ghz with 28nm process)
                        - DMIPS: 2.5 DMIPS/MHz (DMIPS = 5000)
                        - Power: 5.26 DMIPS/mW

                        Xem qua thì thấy perfomance của ARM chẳng thua gì so với MIPS. Mới chỉ xem qua dòng ARM Cortex-A9 thôi, còn ARM Cortex-A15 đợi MIPS ra con bự hơn hẳn rồi so sánh tiếp.

                        Chúc vui
                        Last edited by stevejobsvn; 21-01-2012, 12:23.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi stevejobsvn Xem bài viết
                          Hello,

                          Muốn so sánh chọn 2 dòng bự của mỗi bên cho tiện:

                          1> MIPS : MIPS32 1074K : Link tham khảo

                          - Dual core
                          - Process 40nm-G TSMC
                          - CPU clock max: 1.5 GHz
                          - DMIPS: 2.03 DMIPS/MHz (DMIPS = 3045)
                          - Power: 0.43 mW/MHz

                          2> ARM Cortex-A9 : Link tham khảo

                          - Dual core
                          - Process 40nm-G TSMC
                          - CPU clock max: 2.0 GHz (2.5 Ghz with 28nm process)
                          - DMIPS: 2.5 DMIPS/MHz (DMIPS = 5000)
                          - Power: 5.26 DMIPS/mW

                          Xem qua thì thấy perfomance của ARM chẳng thua gì so với MIPS. Mới chỉ xem qua dòng ARM Cortex-A9 thôi, còn ARM Cortex-A15 đợi MIPS ra con bự hơn hẳn rồi so sánh tiếp.

                          Chúc vui
                          thú vị nhẩy, vậy bây giờ giả dụ ITX muốn mua lẻ vài con CPU có lõi MIPS32 1074K, ARM Cortex-A9 đó để kiểm chứng xem có đúng hay không thì mua ở đâu bạn ?

                          Còn đây là MIPS Technologies Investor Presentation từ tháng 10 / 2010
                          MIPSInvestorPresOctober2010.pdf - download now for free from file sharing. Software file sharing. Free file hosting. Multiple upload - EmbedUpload.com

                          ( Đọc ở trang 17 ) thì phiên bản lõi MIPS32® 1004K™ đã qua mặt ARM Cortex-A9 MP rồi ?????
                          Thằng MIPS này càng ngày càng điên lại đi phát triển theo hướng chúc đầu xuống là thế "nào" ?
                          À xem qua cái này
                          Click image for larger version

Name:	MIPS5.jpg
Views:	1
Size:	52.5 KB
ID:	1355093
                          => À ra là thế

                          tại trang 25 "At the core of the user experience", bạn sẽ thấy thống kê CPU trong "Kinh nghiệm người dùng", cái mảng Mobile/Portable và MCU thì bé tí nhưng lại bị xem là lớn nhất => ????
                          Từ chối trách nhiệm:
                          Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                          Blog: http://mritx.blogspot.com

                          Comment


                          • #14
                            Haha, cũng thú vị đấy.

                            Theo tài liệu cho thấy MIPS ít tốn silicon area hơn so với ARM Cortex-A9, tuy nhiên về perfomance thì không có gì nổi bật hơn ARM cả, về bảng đánh giá coremark, cũng giống như cách làm của MCHP đây cũng là giá trị ảo với chiêu bài đánh vào tâm lý của người tiêu dùng mà thôi.

                            Có mua lẻ được MIPS32 1074K hay không nhỉ, bớt đùa đi anh bạn.

                            Đưa ra topic so sánh 2 dòng CPU này như lần trước tôi đã đề cập chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là công việc giải trí tìm tài liệu cho vui, mỗi hãng điều có chiến dịch đưa ra những giá trị ảo để lừa gạc khách hàng mà thôi.

                            Theo cách suy nghĩ của tôi cái nào được nhiều người dùng đến thì sẽ chiến thắng, bất kể nó tốt hay ko

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết



                              Nếu mà lấy con Galaxy Tab 7 ra để cài Android 4.0 thì chắc là nó biến thành cục gạch luôn. Nó là ARM 1GHz, còn con này chạy được là MIPS 1GHz.

                              Chúc vui
                              đúng vậy cái xe có thể chạy 400km/h nhưng lại ko hề an toàn tí nào , chạy kiểu cà giựt thì ta chạy chiếc có khả năng tốc độ chỉ 320km/h an toàn nội thất tiện nghi thì sao nhỉ
                              ko cài nổi Flash thì làm chi khi lôi cái biển Android 4.0 ra hù dọa nâng bi
                              Ainol Novo 7 Elf ICS replaces Discontinued Novo7 Advanced, Basic
                              Just as world started falling in love wih the Ainol Novo 7 Advanced and Novo7 Basic, Ainol the Chinese Tablet PC maker, has unexpectedly pulled these two models. This week's release of the Android 4.0 ICS Novo 7 Paladin was a precurser. Novo 7 Elf is

                              FOR IMMEDIATE RELEASE


                              Ainol Novo 7 Elf beats the Paladin with faster CPU
                              Ainol Novo 7 Elf beats the Paladin with faster CPU
                              PRLog (Press Release) - Dec 30, 2011 -
                              While Ainol may have some very tempting and cheaply priced tablets, they still do not know the hearts of the Android enthusiast.

                              Ainol Novo 7 Basic and Advanced has been discontinued. From no where out of the blue, Ainol stated they'd discontinue the Android 2.3.2 and the Android 3.2 Honeycomb tablets.

                              I called my China contact and she said, "Ainol is discontinuing the 2.3 and 3.2 versions due to low demand. They will focus on the Novo7 Paladin and newer Android 4.0 IPS cortex A10 Novo 7 Elf."

                              I was shocked and stunned. All over the android tablets forums, members are trying troubleshoot their tablets and develop on them. Moreover, this mean that many of their tablet will not be upgradable. Chinese manufacturers do not focus on after sales support so this means those tablets have a big chance of becoming obsolete.

                              The good thing for both those who bought a Novo 7 and those who are thinking of buying one is 1: Novo 7 tablets are relatively cheap so you probably didn't invest much into it. 2: There is a newer cheaper Novo 7 Paladin that runs Android 4.0 Ice Cream Sandwich.

                              My Chinese contact told me the Novo 7 Elf would have a more powerful Cortex A8 Cpu, IPS capacitive screen and a web cam, something that the Paladin doesn't have.

                              My review of Ainol tablets are that they have a lot of hype, but their also other up and coming brands such as the Onda VI40, Ramos W6HD, and IBex Flytouch 5. These tablets don't just leave their customers stranded or drop their product lines at a drop of the dime. Just because Ainol Novo 7's weren't selling doesn't mean you should top selling them. Offer better aftersales support on enhance the features.

                              I think Ainol Novo 7 Elf does the later, by vastly improving the software and hardware of the Paladin, Basic and Advanced.

                              Learn more about Novo 7 Elf specifications, reviews, and where to buy here:

                              http://www.apad.tv/apadforum/showthr...p?2115-Ainol-N ...

                              Another thing Ainol should consider is coming up with a name that is cooler than Elf, maybe something like Flytouch 6. Just kidding, lol.

                              --- end ---
                              Ainol Novo 7 Elf ICS replaces Discontinued Novo7 Advanced, Basic | Digg Topnews
                              tương lai co thể khác nhưng đồ công nghệ mà mua hôm nay chờ tương lai sử dụng thì đại gia quá , tiếc là tôi không dám làm như thế

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X