Thông báo

Collapse
No announcement yet.

New MCU den tu Nhat ban.Tinh nang nhu PIC, Gia nhu 51

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Đã có Tool của Fujitsu. Bạn nào quan tâm xin liên hệ để copy nhé. Vì cả 1 CD nên không POST lên được.
    Đây là cách nạp chương trình vào chip.
    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

    Biến tần
    Máy giặt
    Lò vi sóng
    Bếp từ.
    Tủ lạnh.
    Điều hòa

    Comment


    • #17
      Đây là ứng dụng của chip FUJITSU trong điều khiển xa của máy điều hòa
      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

      Biến tần
      Máy giặt
      Lò vi sóng
      Bếp từ.
      Tủ lạnh.
      Điều hòa

      Comment


      • #18
        Mãi đến hôm nay mới đọc được bài của bác, bác có thể gửi cho mình 02 sample ICs này được không?Nhớ có disc công cụ lập trình và compiler luôn nhe,mình ở tpHCM. Bác cho mình xin acc number của VIETCOMBANK, mình sẽ chuyễn phí gửi bưu điện cho bạn,Thân chào.
        Thỏ Trắng
        vdkavr@yahoo.com

        Comment


        • #19
          sao datasheet không download về được?
          Minh Anh cho hỏi MCU này có internal EEPROM không?
          Website:

          Forum:

          Comment


          • #20
            MCU này ko có EEPROM, nhưng Flash của nó có chức năng tự ghi (self program), bởi thế theo hãng FUJITSU, như vậy là ko cần thêm EEPROM nữa. Nó sẽ ghi data vào Flassh luôn.

            Comment


            • #21
              Em nghĩ với cái giá 30k mà có được các tính năng mạnh như vậy là quá ngon rồi . Nhưng không biết các lệnh của nó có giống như con 89c51 không , nếu không lại phải bỏ thời gian làm quen với nó nữa . Một con ADC0809 đã 24k rồi , AVR thì giá còn hơi cao (at least cũng phải 45k) .... chú này chỉ có 30k mà có đủ thứ lung tung .Mà em thì nghe đến hàng Nhật Bản là khoái muốn chết .Tội gì mà không mua 1 chú về ..xử lý .

              ---------------------------------
              ---------------------------------
              Tui khoái đồ Nhật Bản !!

              Comment


              • #22
                Bạn Minh Hà cho hỏi làm thế nào để nhận IC mẫu, chương trình ??? Liên hệ với ai , dịa chỉ o đâu ??

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi hoang_csa
                  Bạn Minh Hà cho hỏi làm thế nào để nhận IC mẫu, chương trình ??? Liên hệ với ai , dịa chỉ o đâu ??
                  Theo tui thì không có gì phải cãi nhau cả.Chú IC nào mới ra thì anh em ta cứ ủng hộ trước đã phải không các bác. CÒn về vấn đề ai thích sử dụng chú nào thì là do sở thích và thói quen của mỗi người thôi.Tuy nhiên nếu giá rẻ mà tính năng mạnh như PIC thì cũng đáng được ủng hộ quá đi chứ. Đối với một kỹ sư hay một công ty thì giá cả chênh nhau chút ít cũng không sao.Còn đối với các chú SV thì giá cả là vấn đề sống còn đó.Thử nghiệm ,test mạch mà lỡ tay là nướng thơm phức mấy chú IC liền.Thế là tiền yêu vỗ cánh bay xa Hic hic.
                  Bác Minhha đưa tập lệnh,hoặc một số ứng dụng lên cho anh em tham khảo với, chứ cứ nói suông thì không thuyết phục được anh em đâu. CÒn vấn đề Sample nữa.Nếu có thể thì bác công khai và tiến hành như tiến trình tặng PIC bên diễn đàn điện tử vậy.Vừa phổ biến rộng rãi cho mọi người và tăng uy tín của bác hơn.
                  Mà nói thiệt tui ghét cái kiểu cứ nhá nhá theo cách quảng cáo của bác lắm.Cho thì nói cho còn muốn bán thì nói bán để anh em còn biết đường nữa chứ
                  Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi anhtuan133
                    Chào các bác!
                    Thấy các bác bàn về tính năng của mấy ông kẹ xôm quá, tui cũng muốn góp vui một con thôi. Các bác điện tử chúng ta hiện đang tập trung vào MCS51, AVR và PIC, nay bác MinhHa lại khoe dòng MB của FUJITSU. Về mặt cảm tính, tui vẫn thích ATMEL hơn bởi nó phổ thông,PIC tiêu ít điện nhưng hơi đắt, FUJITSU tui kô thích lắm bởi tui mua 5 con harddisk của Fujitsu đều chết cả 5 con-->ghét. Trong đám ATMEL hàng bình dân, tui xin giới thiệu con AT91SAM7S64. Dòng AT91SAM được ATMEL phát triển với tiêu chí "beat out 8bits MCU", giá con AT91SAM&S32 là 2.9$/1K, con AT91SAM7S64 giá ~4$/1K, mua ở digikey thì đắt gấp đôi, tính năng, tốc độ đều tuyệt vời:
                    - Core ARM7TDMI® ARM® Thumb® Processor,32-bit, MAX 55MHz,3.3V core, 5V io. Tập lệnh Thumb 16/32bit tối ưu hóa tốc độ.
                    - Flash 64 kbytes,SRAM 16KBytes.
                    - USB2.0, 3 USART (1 kênh 2wire UART for debug),SPI interface, 2 wire interface, support IrDA,, ISO7816 smartcard, RS485, full modem.
                    - 8 kênh ADC 10bit, 100 Ksample/s
                    - Onchip OSC 3 - 20MHz,PLL, Power on reset.
                    - Realtime 32 bit free running.
                    - Parallel input/output controller (PIPO)
                    - Peripheral DMA controller.
                    - 4 kênh PWM 16 bit.
                    - 3 timer/counter 16 bit, CAPTURE/COMPARRE
                    - watchdog 12 bit to reset pin.
                    - Fast interupt, Vector interrupt.
                    - JTAG
                    ......
                    Compiler/simulator của con này có thể dùng KEIL uVision3, ADS ... Kit nạp và JTAG tương đối phức tạp, tui đang tìm nguồn chế. Về giá thành, nó không thể so sánh được với mấy con 51 nhưng với bon AVR, PIC với giá tầm 100K VNĐ thì nó có lẽ ngon ăn hơn nhiều.
                    Xin các bác bình phẩm về con này nha.
                    Con nay duoc day!
                    bac che duoc mach nap JTAG chua?,post len cho ai quan tam ARM .Bac co con AT91SAM7S64 nao ko de lai cho minh vai con.Co vai con cua Motorolar nhung damn it,kieu chan BGA chua lam gi duoc.

                    Comment


                    • #25
                      Hey ah. Xin đính chính về con AT91SAM. Con này vẫn nằm trên giấy thôi,xin sample mãi mà nó chẳng cho, lũ ATMEL kẹo quá. Thay vì xin của Atmel tui quay sang xin của bác MinhHà được con MB89F202. Tiếc là bác ấy chỉ còn vài con sample, tháng sau mới có hàng về tiếp. Tưởng bác thoáng tính, ai ngờ phải trình bày gãy lưỡi về cái project bác ấy mới rút ra 1 con mới tinh, lại còn cẩn thận ký tên tặng lên mặt con chip nữa chứ (sau này bác ấy tèo thì tui đem bán như đồ cổ!!!!). Tui dùng con này để chế lại bộ tính cước cho box ghisê, tính ra giá giờ chỉ còn 150-200K là cùng. Chỉ làm chơi thôi, chẳng biết bán cho ai nữa, mấy hôm nữa là xong sẽ post lên. Dù sao cũng thank to mrrrrrr MinhHa, mong bác cho xin thêm con nữa.....
                      ! ! you can win if you want ! !

                      Comment


                      • #26
                        Bác Minh hà cần JTAG có phảii mạch này ko

                        Comment


                        • #27
                          Theo tôi các bác đừng quan tâm đến đổi chíp này kia mà quan tâm đến tư duy thiết kế thì tốt hơn.
                          Còn nếu bác nào rảnh thì cứ thử nghiệm rồi báo cho anh em biết. Vì theo tôi đa số các chíp rẻ đều có Compiler chuối (chỉ nói C nhé, ASM thì không thể viết lớn được và không reused). tại sao các C compiler chuyên nghiệp nó bán vài nghìn đồng Mỹ: Đó là vì nó liên tục cải tiến sửa chữa rất nhiều lần để ra được một bản hoàn chỉnh, mà để sửa thì phải có thông tin khách hàng, mà muốn có thông tin phong phú thì phải nhiều người dùng và góp ý.
                          Các bác cứ thử viết ct C vài trăm trang -> compiler chuối dịch sai ở dòng XXX -> các bác đành unasm ra mà dò. Lúc đó giá thành chắc không là vấn đề nhỉ?
                          - họ 89XX có Keil theo tôi là chuẩn. Mặc dù có sai phần tên biến với khai báo "extern". Cứ extern thì tên biến là hoa hay thường gì cũng ... giống như nhau.
                          - họ PIC đang xài PIC18F8720 với Compiler C18 mua của Microchip 500$ vẫn chuối huống gì đồ FREE. Để phát hiện đồ dỏm thì phải vào project viết vài nghìn dòng mới biết được chứ không phải là vài chục dòng.
                          - Theo tôi các bác nên phân ra 3 cấp độ làm việc:
                          + Loại đơn giản: Dùng 89C2051 hoặc PIC 12...
                          + Loại trung bình cho việc trung bình khoảng <20K code: Dùng 89C52,55 hay PIC 18F84, AVR...
                          + Loại cao cấp: Dùng khoảng 20K -> 100K code
                          Dùng 68000,18F8720, ARM...
                          + Loại siêu cao cấp thì dùng main PC bỏ BIOS đi viết lại
                          (so sánh kích thước code để biết độ phức tạp chủa chương trình).
                          Ứng với mỗi loại trên luyện cho siêu đến tầng 12 là xong
                          Luyện cả điểm yếu và mạnh của compiler để khi viết biết là nó dịch cái này sẽ chuối mà tránh sang lệnh khác.
                          Xong!
                          Đừng lăn tăn các loại khác cho mất thời gian.
                          Ông bà nói " một nghề cho chín còn hơn chín nghề"

                          Comment


                          • #28
                            Híc không ngon ăn rồi

                            Con này tưởng họ MSC51 hóa ra chẳng phải.

                            Kiến trúc bộ nhớ Princenton (Bác fall hay gọi là Von-Neuman :?) tức là code với data nằm chung một space.

                            Kiến trúc khác đương nhiên tập lệnh cũng khác.

                            Ủng hộ ý kiến của đại ca conkhicon chúc đại ca mạnh giỏi.
                            Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi qmk
                              Híc không ngon ăn rồi

                              Con này tưởng họ MSC51 hóa ra chẳng phải.

                              Kiến trúc bộ nhớ Princenton (Bác fall hay gọi là Von-Neuman :?) tức là code với data nằm chung một space.

                              Kiến trúc khác đương nhiên tập lệnh cũng khác.

                              Ủng hộ ý kiến của đại ca conkhicon chúc đại ca mạnh giỏi.
                              Tất nhiên cũng ủng hộ bác conkhicon vì ta nói chung là sản xuất còn nhỏ, chứ nếu làm tới hàng vạn là phải tính đến giá thành và lựa chọn chip.
                              Bác qmk nghe nói tâm đắc với asm. Còn em chơi C, hê hê bác thấy asm nó củ chuối chưa? em C thì hổng phải học lệnh chi cho khổ cực, ---> con nào cũng như con nào, chỉ cần mở các module của nó rồi táng C vào các thanh ghi... và hưởng thụ. Còn bác, lỡ quên mang kính là mở to mắt hết cỡ tra từng lệnh asm... đó hơ hơ hơ... kiến trúc Hoan hê rôn, Van bát ten, Rô nan đô hay Văn Quyến cũng kệ. , PIC hay avr cũng mặc kệ nó luôn... C chơi tất
                              -------------------

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi CHIBANG
                                Bác qmk nghe nói tâm đắc với asm. Còn em chơi C, hê hê bác thấy asm nó củ chuối chưa? em C thì hổng phải học lệnh chi cho khổ cực, ---> con nào cũng như con nào, chỉ cần mở các module của nó rồi táng C vào các thanh ghi... và hưởng thụ. Còn bác, lỡ quên mang kính là mở to mắt hết cỡ tra từng lệnh asm... đó hơ hơ hơ... kiến trúc Hoan hê rôn, Van bát ten, Rô nan đô hay Văn Quyến cũng kệ. , PIC hay avr cũng mặc kệ nó luôn... C chơi tất
                                Lý thuyết quá... Sao không học UML luôn chẳng cần biết câu lệnh, cú pháp gì cho mệt óc.
                                Last edited by qmk; 29-12-2005, 09:56.
                                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                MinhHa Tìm hiểu thêm về MinhHa

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X