Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Xin chào tất cả các anh chị trong diễn đàn.
Hiện tại em đang thực hiện đề tài VXL dùng MSP430 để thiết kế mạch đo vận tốc anh chị có tài liệu hay kiến thức về board mạch này xin giúp đỡ thành thật cám ơn.
Hi,
Về Msp430 thì nói chung nó giống như bao dòng VXL khác thôi. Mới đầu thì hơi khó khăn bởi lẽ các điễn đàn tiếng việt thì ít người viết và dùng MSP430. Nên theo mình nếu không nhất thiết bạn nên chọn dòng VXL khác thì nhiều tài liệu tham khảo hơn.
Còn trong trường hợp chày cối vẫn dùng nó thì lên đây mà xem rồi chọn loại bạn cần: http://focus.ti.com/mcu/docs/mcumspo...0&familyId=342
Sau khi chọn xong thì Chat tiếp nhé. Chúc bạn thành công
Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện
Hi,
Hoan nghênh bạn đến với thế giới MSP430, đây là dòng chíp siêu tiết kiệm năng lượng, siêu rẽ, tốc độ cao và là VDK 16bit. Nhược điểm chưa phổ biến ở Việt Nam nên các Toolkit, bộ nạp chưa được bán rộng rãi.
Thân ái.
Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.
Qua mấy tháng nghiên cứu và lập trình cho MSP430 mình thấy là tài liệu tiếng việt ít, nhưng nếu tiếng anh của bạn khá thì cũng không fai là khó để lập trình được.
Tuần đầu khi làm quen thì khó nhưng đến 2 tuần sau đấy sẽ thấy dễ dàng hơn vì các câu lệnh, các thiết lập đều dễ nhớ. Ưu điểm lơn nhất của dòng này là siêu tiếp kiệm năng lượng. tốc độ xử lý thì cũng không nhanh lắm so với các dòng vxl khác.
Mình vừa làm với MSP430FG4618 cũng biết chút ít, ai có vướng mắc gì thì có thể trao đổi thêm.
Hi,
Mặc dù là dòng chíp siêu tiết kiệm năng lượng nhưng phải biết cách lập trình thì nó mới tiết kiệm năng lượng còn không thì cũng không bao nhiêu đâu. Tư tưởng lập trình tiết kiệm năng lượng là phải cho CPU ngủ càng nhiều càng tốt, ngủ đến mức tối đa có thể, khi đó mới gọi là siêu tiết kiệm năng lượng được. Với VDK PIC cũng có những dòng tiết kiệm năng lượng (nano watt technology) tuy nhiên PIC thua xa MSP430 ở chỗ từ chế độ ngủ (standby) chuyển sang chế độ hoạt động (active) mất một khoảng thời gian dài và clock không ổn định.
Tốc độ thì hơn hẵn các loại VDK khác, không phải chúng ta so sánh ở dao động thạch anh có thể dùng đến bao nhiêu MHz mà là Clock của CPU bằng tần số của thạch anh không giống như PIC là 1/4, 8051 là 1/12. Ngoài ra tốc độ cao còn thể hiện ở tập lệnh, đối với các VDK khác khi thực hiện một phép tính ví dụ B=A*B thì nó sẽ thực hiện qua các thanh ghi R, A nên phải mất thêm các lệnh PUSH, POP, MOV... còn ở MSP430 chỉ thực hiện một lệnh duy nhất B=A*B. Điều này không chỉ làm cho VDK hoạt động tốc độ cao hơn mà còn tránh được lỗi xãy ra trong quá trình hoạt động (ví dụ đang thực hiện phép tính thì 1 ngắt xảy ra làm thay đổi nội dung của thanh ghi R --> kết quả sai).
Hi vọng rằng dòng VDK MSP430 sẽ nhanh chóng phổ biến để anh em chúng ta có thêm một trải nghiệm mới.
Thân ái.
Thân ái.
Mình cũng khoái dùng thử MSP430 này vì thấy nó cũng pro hay xài trong công nghiệp. Tuy nhiên không biết mua chip ơ đâu và mạch nạp ra sao. Bạn Hard có thể viết cho anh em một cái tutorial chớp nháy con LED là căn bản rùi anh em cùng vọc tiếp nào.
Chúc vui, chúc vui.
“If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds
Ức chế thật, gửi xong rồi chả thấy bài đâu, lại lạch cạch gõ lại vậy !
Bọn MSP430 này khá hay đấy, đặc biệt là khoản hỗ trợ người dùng khá tốt, mỗi loại vđk của bọn TI đều có code example cho tất cả các module mà nó có. Điều này thì các hãng khác mình chưa thấy bao giờ.
Về giá thì bọn MSP430 này có khá cũng khá ngon, đặc biệt là dòng value line, giá cho 1kpcs, chưa con nào trên 1$/1pcs.
Về khoản học thì có thể dùng mô phỏng trên proteus, bản 7.7 trở lên mới có, hoặc mua/xin cái kit MSP430 Launch Pad của nó về mà nghịch, giá có 4,3$ 1 cái.
Còn 1 cái nữa mình "kết" bọn TI này là cho sample khá thoải mái, nói chung các hãng ít khi cho sample, nếu xin ở mức độ công ty thì nó còn cho, còn mấy chú sinh viên xin về nghiên cứu thì hơi khó, hay như bọn Maxim, xin sample thì nó bảo "không cho VN". Với bọn TI này thì thoải mái mà xin sample, cứ đăng kí vài cái email thì xin tẹt ga.
Về trình biên dịch thì có thể dùng IAR hoặc CCS (Code Compose Studio) - không phải cái CCS mà mọi người vẫn dùng cho PIC đâu nhé.
Mạch nạp cho bọn này thì có thể modify cái mạch của bọn Olimex (dùng qua cổng LPT), hoặc mua cái kit Launch Pad về làm mạch nạp luôn, hầu hết các dòng MSP430 đều hỗ trợ kiểu nạp spy-by-wire, như vậy đều nạp được với Launch Pad, vừa rồi mình gửi cho bác Duy ở pduytech (có cái mạch nạp Burn-E ấy) mấy con msp430 để bác ấy nghiên cứu chế cái mạch nạp, mãi mà chưa xong.
Đợt vừa rồi cùng thấy có diễn đàn msp430vietnam, sau 1 thời gian thì thấy đóng cửa, chắc thiếu kinh phí . Các bác nào có "tâm sự" gì về em MSP430 này thì cứ chia sẻ, dòng này mới "du nhập" về VN, nhưng cũng bắt đầu có khá nhiều người "kết" rồi.
P/S : Đúng như bác Hard nói, bọn PIC bị dở ở chỗ thao tác chuyển bank thanh ghi, làm tốn nhiều tài nguyên của CPU, giá thì hơi chat, nếu dùng các dòng đời cao như dsPIC, hay PIC32 thì dùng Cortex M3 sướng hơn !
Bác pk178 nói đúng quá, trước giờ mải xin các IC khác tẹt ga của TI mà quên search xem nó có cho MSP430 không. Giờ vào search thử thấy có cho MSP430 sướng quá. Giờ kiếm kit nạp rùi chiến thui.
“If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds
thành thật cám ơn các anh chị đã đóng góp y kiến.
Cho em hoi một vài vấn đề nữa là khi mô phỏng msp430 trên protus thì cứ báo lỗi mãi không thể chạy được em mặc dù chương trình dịch không hề bao lỗi. không biết co kết nối chân đặc biệt nào không nữa mong đóng góp ý kiến
chân thành cám ơn
Mình cũng khoái dùng thử MSP430 này vì thấy nó cũng pro hay xài trong công nghiệp. Tuy nhiên không biết mua chip ơ đâu và mạch nạp ra sao. Bạn Hard có thể viết cho anh em một cái tutorial chớp nháy con LED là căn bản rùi anh em cùng vọc tiếp nào.
Chúc vui, chúc vui.
Hi,
Bác cứ vào trang web của TI rồi search thì nó ra cho cả mớ ví dụ và thư viện mà tham khảo. Tui cũng mới làm quen với họ VDK này thôi nhưng vì công việc nên đành tạm gác lại chiến đấu với PIC đã.
Thân ái.
Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.
Hi,
Hiện tại thì tui cũng chỉ nghiên cứu trên dòng value line thôi vì chỉ có một công cụ duy nhất là MSP430 LaunchPad. TI thì xin chip rất thoải mái tầm 3-4 ngày là có hàng về rồi, những con mà tui xin được đều xuất phát từ Malaysia, có điều là tui xin chíp mà nó gửi về toàn "tấm, cám" nên không biết sao mà dùng. Khi xin chip tui có chọn package là PDIP rồi nhưng nó toàn gửi cái loại SMD bé tí xíu giống như tấm, cám vậy.
Thân ái.
Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.
thành thật cám ơn các anh chị đã đóng góp y kiến.
Cho em hoi một vài vấn đề nữa là khi mô phỏng msp430 trên protus thì cứ báo lỗi mãi không thể chạy được em mặc dù chương trình dịch không hề bao lỗi. không biết co kết nối chân đặc biệt nào không nữa mong đóng góp ý kiến
chân thành cám ơn
Bạn làm theo hình nhé, project này mình mô phỏng cho con msp430f2272, dùng luôn code example của nó !
Hi,
Hiện tại thì tui cũng chỉ nghiên cứu trên dòng value line thôi vì chỉ có một công cụ duy nhất là MSP430 LaunchPad. TI thì xin chip rất thoải mái tầm 3-4 ngày là có hàng về rồi, những con mà tui xin được đều xuất phát từ Malaysia, có điều là tui xin chíp mà nó gửi về toàn "tấm, cám" nên không biết sao mà dùng. Khi xin chip tui có chọn package là PDIP rồi nhưng nó toàn gửi cái loại SMD bé tí xíu giống như tấm, cám vậy.
Thân ái.
Em chưa bao giờ dính trường hợp như vậy, bác xin thế nào ấy chứ, bọn TI nó quy định kiểu chân DIP là kiểu N trong pakage type của nó, bác chọn kiểu này là ok, thường thì IC có kiểu chân này nằm ở đầu danh sách các IC cùng loại với nó, bác cũng có thể mở datasheet ra để xem kiểu chân các loại như thế nào, em cũng dựa vào đó mà xin thôi !
hi thành thật cám ơn rất nhiều minh bây giờ đã làm được rồi.
cho em hỏi thêm là timer của msp430 có chức năng đếm như 8051 hay avr không nếu có thì khai báo như thế nào để sử dụng chức năng này hihi em đọc mãi mà vẫn không hiểu xin chỉ giáo giúp huhu. chân thành cám ơn
Phải làm đúng quy chình thì mới được
Bươc 1 lấy cái nguồn điều chỉnh, set về đúng 12v, cấp cho đường out 19v như hình. Chú ý là phần đầu vào adaptor không cấp điện.
Bước 2 . Kiểm tra điện áp tại chân số 3 das001 có đúng...
Nhấp nháy có thể do chu kỳ hoạt động bị rút ngắn quá dẫn đến không đủ nguồn nuôi ic, bác thử tăng giá trị tụ nguồn phụ nuôi ic và giảm giá trị điện trở hạn dòng cho nó xem có cải thiện không....
Dạ với mức áp chênh lệch quá nhìu thì ngoài chỉnh hồi tiếp thì chú cần quấn lại thứ cấp biến áp nữa ạ. Tùy loại mà có thể sẽ khéo léo rút bớt vòng dây đỡ phải tách lõi ferit ạ...
E có adapter laptop cũ hiệu asus chạy tốt ,có đầu ra ổn định ở 19,4v dòng 3,42A ( công suất 60w). E định là hạ nó xuống 12v để cấp nguồn cho đầu camera. Và e đã thử bằng cách can thiệp vào phần hồi tiếp (sử dụng ic DAS001 hay TSM103W) thông...
Comment