Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Góp ý về việc xây dựng một kit thực hành trên PIC.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Góp ý về việc xây dựng một kit thực hành trên PIC.

    Mình đã xây dựng một kit thực hành trên PIC16F877A tích hợp trên board các chức năng sau:
    +Chức năng vào/ra số: với 8 led, nút ấn, ma trận 3x3 phím ấn, ngắt ngoài, ngắt on change, điều khiển còi chip.
    +Vào tương tự: đo điện áp bằng ADC của PIC qua biến trở, đo nhiệt độ qua cảm biến nhiệt LM35.
    +Ra tương tự: DAC PWM để điều khiển mức sáng led.
    +Timer/counter: nhấp nháy LED, Led 7T, Led matrix.
    +Module capture
    +Module ghép nối truyền dữ liệu với PC.
    +Module LCD 2x20, có thể điều khiển đèn gầm của LCD.
    +Module led 7 thanh 4 số.
    +Module I2C và ghép nối với IC thời gian thực ds1307 .
    +Module SPI với chức năng ghi dịch.
    +Giải mã các tín hiệu hồng ngoại(giải mã điều khiển từ xa bằng hồng ngoại) .
    +Nạp kiểu bootloader, nên ko cần thêm mạch nạp nhưng vẫn có thêm cổng nạp ICSP dự phòng.

    Ngoài ra có thể thực hành các chức năng thông dụng của PIC ngay trên board như:
    +Compare.
    +COMPARATOR.
    +REFERENCE
    +Watchdog.
    +Sleep.
    +Ghi/đọc EEPROM/Flash.
    +Các ngắt như: timer, adc...
    +Các cờ đặc biệt như: POR,BOR...
    ....
    Tất cả trên mạch kích thước 17cmX11cm.
    Theo bạn, cần bổ sung hay bỏ bớt module nào? rất mong các bạn trong "PIC bang" đóng góp ý kiến!!!


  • #2
    Ngoài ra:
    +Có SIP 8 và SIP 4 để nối với 12 chân với các thiết bị khác nếu cần thiết, các chân ra nếu chập ko hỏng.
    +Module nguồn được lấy từ nguồn USB của máy tính.

    Chưa thử bán cho ai cả, nhưng giá sản xuất khoảng 550K nếu mua linh kiện Hàng Trống.
    Thanks bác, thấy bác đưa ra ý tưởng về kit phát triển nên tui góp vui tý.
    Last edited by falleaf; 13-07-2006, 16:34.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi qmk
      Góp ý bác luôn. Cho to ra một tẹo support vài loại khác luôn như dsPic hay Pic18 và các con ít chân hơn.
      Mạch này anh BA vẽ mạch 1 mặt, nên chuyện thêm dip cho bọn ít chân gần như là không thể.
      Chân cẳng của bọn 40 chân tương thích với nhau, nếu đã cắm được cho 877A thì sẽ dùng được cho bọn 16F874,16F871,16F914,16F917,18F4220, 18F4320, 18F4331, 18F4410, 18F442, 18F4420, 18F4431, 18F4439, 18F4455, 18F448, 18F4480, 18F4510, 18F4515, 18F452, 18F4520, 18F4525, 18F4539, 18F4550, 18F458, 18F4580, 18F4585, 18F4610, 18F4620, 18F4680.

      Còn nếu muốn dùng thêm cho bọn ít chân hơn thì phải thiết kế dip khác dựa trên dip 40, bạn thiết kế mạch chân cắm to bằng cái dip40, trên đó có cái dip28,20,14,8 chân nối vẽ ra tương đương với dip40. Tui dùng giải pháp này cho Kit của anh BA để test và giải quyết mấy con chip dán.

      Chưa thấp kit phát triển của đại hiệp nào có DTMF nhỉ ?

      Nếu tiểu đệ làm Kit phát triển nhất định có DTMF và USB.

      Comment


      • #4
        OK bạn phamthaihoa nói đúng đấy,
        Các hãng bán thiết bị của nước ngoài cũng đều đưa ra giải pháp quy đổi chân các con IC có dạng vỏ khác nhau về cùng chuẩn DIP 32,40,48.vv... và dùng ADAPTER chuyển đổi chứ ko cái board hay mạch bằng cái mẹt .

        Comment


        • #5
          He he... nên tích hợp phần USB thêm phần hấp dẫn. Vì kiểu gì cũng mất 1 cái USB type B cho phần nguồn rồi.. , còn để tương thích với các loại PIC khác 40 chân hoặc dsPIC thì dùng adapter rồi.
          Còn DTMF có mấy kiểu thiết kế:
          Kiểu 1: dùng IC chuyên dụng như MT8880/8888
          Kiểu 2: Dùng luôn PIC để làm: dùng PWM, hoặc dãy trở phát DTMF, thu thì dùng dsPIC mới DTMF bằng phân tích tín hiệu.
          Chức năng này còn phải ghép thêm một số linh kiện khác để ghép với đường line.
          Nếu dùng dsPIC thì có thể tích hợp chức năng này, còn dùng <=PIC18 muốn làm thì nên ghép nối ra ngoài qua các sip kéo dây ra có vẻ hợp lý hơn.

          Không chỉ riêng PIC16,18, mà board trên khá tương thích với dsPIC(vẫn chạy). Tuy nhiên, vẫn có một số điều ko tương thích giữa dsPIC 40 chân và <=PIC18(40 chân) là bố trí các chân các chân ICSP và kể cả AVDD,AVSS(cần làm các giăm).

          Có lẽ nên làm 2 loại board cho PIC:
          -Board <=PIC18 sử dụng các chức năng thông dụng như trên
          -Board dsPIC sử dụng cho các chức năng xử lý tín hiệu mới rõ được thế mạnh của dsPIC(Biến tần,Phân tích phổ tín hiệu như DTMF, giọng nói...). Bởi nếu dùng dsPIC cho việc hiển thị LCD/7T/rtc... thì hơi vô duyên

          Comment


          • #6
            Thông thường bọn Tây rất hay tích hợp 2 mô đun:
            1. Mô đun mạch nạp nhỏ gọn chuẩn ra ISP hay ICSP.... nằm 1 vùng trên board KIT DEV
            2. Phần KIT phát triển thường chỉ cho 1 số loại có tính năng và chân cẳng tương đối giống nhau cho mạch kích thước vừa phải. Nếu ôm đồm quá thành rối rắm phức tạp và khó sử dụng. Nên tách thành nhiều mô đun nhỏ cắm thêm vào main chính là hợp lý nhất,dùng gì cắm nấy .
            Vài dòng góp ý với BA vì tui cũng cải tiến DEV cho AVR theo hướng này ( có tham khảo sản phẩm nước ngoài )

            Comment


            • #7
              theo ý em thì nên làm như sau: ta tạo thành các môđun rời. Chẳng hạn, UART, RS232, RS485.... thì làm riêng một mảng, giao tiếp gồm có 4 chân: GND, RX, TX, VCC.
              Mođun LCD làm giao tiếp 16 chân (bao gồm cả chân đèn nền màn hình). Chế độ giao tiếp 4 bit thì có thể bỏ đi 4 chân.
              Môđun LED 7 thanh thì giao tiếp 12 chân (hoặc 14 chân nếu thêm GND và Vcc), gồm 8 chân dữ liệu và 4 chân cho từng LED.
              Tương tự các môđun khác cũng làm rời ra hết.

              ưu điểm: có thể kết nối linh hoạt hơn, ví dụ: UART của một số con PIC nó có 2 bộ UART, nếu ta làm môđun rời thì thích kết nối vào bộ nào cũng được. Và mođun LCD có thể tùy biến thích chọn chân nào của PIC thì chọn. (vì PIC tích hợp nhiều chức năng vào một chân vào ra nên đôi khi ta phải hy sinh một vài chức năng nếu nối cứng giao tiếp LCD với VĐK) Tương tự Mođun LED 7 thanh cũng vậy.
              Mô đun bàn phím thì làm 2 loại, loại tương tự và loại số. Cũng dễ dàng kết nối.

              Ưu điểm lớn nữa là có thể dùng các môđun này cho các loại chíp khác, vì đã chuẩn hóa về mặt giao thức rồi. Ví dụ: có thể đem môđun UART nối với loại VĐK nào chả được, vì về cơ bản thì chỉ cần GND, RX, TX, Vcc là xong.

              Việc môđun hóa các ngoại vi giao tiếp bắt buộc người dùng phải nối dây từ PIC đến các ngoại vi, việc làm này đâu có mất thời gian nhiều, vì PIC loại 40 chân thường có khoảng 30 chân vào ra thôi mà. Với cách làm này, mô đun chứa VĐK thì chỉ cần có thạch anh, các tụ ổn định, nguồn cấp, mạch nạp onboard và các đầu để nối dây cho cổng vào ra. Vậy là đã Okie lắm rồi,
              ưu điểm nữa là hỏng cái gì thì thay cái đó ( thậm chí làm gì lỡ bị chập đứt mạch in cũng vẫn xử lý ngon lành.
              Thêm một ưu điểm nữa là có thể dễ dàng bổ xung môđun. thích gì thì chế thêm môđun mà dùng.
              Nhược điểm: phải làm nhiều môđun rời (có thể đắt hơn chút vì phát sinh linh kiện là các đầu nối dây bằng vặn vít hoặc bằng chân cắm) Nhược điểm thứ 2 là người dùng phải biết đấu dây cho đúng. Nghĩa là người sử dụng phải hiểu rõ cấu trúc phần cứng.
              chẳng hạn, nếu ta nối cứng LCD với VĐK thì người sử dụng cứ viết lệnh như thế, xuất ra cổng như thế là hiện lên LCD. Nhưng với phương pháp nối dây, người sử dụng thậm chí phải biết chân nào làm nhiệm vụ gì (âu cũng giúp ta hiểu rõ hơn về phần cứng)

              Về nguồn thì em nghĩ hay nhất nên dùng nguồn ngoài, vì nguồn USB chỉ được tối đa là 100mA thì phải. Tóm lại là tải lớn thì điên áp 5V chỉ còn 4,8V, rất không phù hợp với ứng dụng có ADC mà lấy Vref+ = Vcc. Nhưng với mục đích an toàn thì dùng nguồn USB là tốt nhất.

              nói thêm: thằng PIC hay thật, giao tiếp LCD chỉ cần 6 chân là đủ (kô tính chân GND, Vcc và nguồn cho đèn nền)

              ha ha... đôi lời gợi ý thế, bác BinhAnh thấy thế nào?

              AFH

              Comment


              • #8
                thêm một ưu điểm nữa là người dùng nếu chỉ cần đến 1 vài mô đun thì mua các môđun ấy thôi, kô cần phải mua đủ bộ các môđun, khi nào cần cái gì thì mua cái đó, tính ra cũng không phải đầu tư một lần với một số tiền lớn. sau này làm gì đó ra tiền ta lại mua tiếp.

                AFH

                Comment


                • #9
                  Mình cũng đang ra mắt một mạch thực hành cho PIC 40 pin, về cơ bản cũng có một số chức năng như BA đã nói, board mạch đã hoàn tất. tuy nhiên đơn giản hơn và giá thành cũng sẽ rất rẻ, phù hợp cho các bạn mới làm quen với PIC. tuy nhiên cũng có thể sử dụng như một mạch nạp. Trên board mạch này gồm các thành phần sau:
                  - 8 LED output.
                  - 2 LED 7 segment
                  - Matrix key 4x3
                  - RS232
                  - 3 VR dùng cho analog
                  - 1 Speaker
                  - PIC 40 pin i/o support all PIC 40 pin DIP
                  - đặc biệt trên board mạch còn có thêm mạch nạp độc lập cho PIC 40 pin (có ICSP mở rộng ra bên ngoài) - rất tiện lợi ở chỗ tự động kết nối RB6 và RB7 với mạch nạp khi cần nạp và tự động trả RB6 và RB7 về cho mạch thực hành khi quá trình nạp kết thúc. do vậy mà không cần tháo PIC ra khỏi mạch thực hành hay sử dụng thêm mạch nạp bên ngoài.

                  các bạn xem hình nhé.

                  Comment


                  • #10
                    Bác 1504 xem có thể phong phú thêm nội dung cho cái mạch này thì hay hơn. Vì nó đơn giản và giống chức năng mạch của 89S+ADC0809. Nên bổ sung các chức năng đây để thể hiện PIC hơn như:
                    +Giao tiếp I2C.
                    +Giao tiếp SPI.
                    +Capture
                    +Led 7T nên làm 4 số, vì adc của nó 10 bit nên dải đo : 0->1023. Làm 2 số sẽ ko phát hiện được nhiều cái hay.
                    +VÀ một điều nữa, mạch của bác nên cải tiến tý nữa để chống hỏng chân. Nhìn nguy hiểm quá.

                    Comment


                    • #11
                      Ý kiến của AFH cũng hay đó chớ. Để anh nghĩ lại xem. Nhưng làm thế hơi khổ cho anh... ha ha...

                      Comment


                      • #12
                        Và một điều quan trọng hơn: là xây dựng các project mẫu cho từng chức năng/module đi kèm mới có thể thương mại được.
                        Và làm thế nào để ko bị nhái. Vì nếu có ai đó vẽ lại, rồi copy toàn bộ code thì coi như xong.
                        Mình nghĩ nếu một module đủ chức năng như mình nói ở trên + thêm USB + tool + code đi kèm thì giá khoảng 60 USD vẫn quá rẻ.

                        Comment


                        • #13
                          Mạch anh mà tung ra được thị thường thế giới thì còn gì bằng , rẻ bền đẹp .
                          Hix chả bù cái mạch PICDEM2 Plus em mua của bọn Microchip , lèo tèo mấy module mà giá trên trời .
                          Góp ý anh thế này , anh thêm 2 cái socket support cho pic 18 (16F88), 28 chân (16F876A) . Mạch của anh có thể dùng cho 1 số pic thuộc họ 18F đó . Ngoài ra anh xem có thêm 1 số module như CAN (18F458) , QEI (18F4431) được không ?. Nói vậy thôi chứ thấy phức tạp nhẩy

                          Comment


                          • #14
                            Hơ Hơ !!!
                            Và làm thế nào để ko bị nhái. Vì nếu có ai đó vẽ lại, rồi copy toàn bộ code thì coi như xong.
                            mạch làm ra xong nếu ko cân nhắc thiết kế sẽ dễ dàng bị làm lại là điều đương nhiên, đến ICD "batbatdieu" và 1 số người khác còn làm lại được thì cái KIT đó đâu khó khăn .
                            Đây là bài toán thực tế phải đặt ra khi thương mại .BA cần lưu ý

                            Comment


                            • #15
                              Theo DKS_Group đang phát triển thì làm từng môdun nhỏ như ADC ,DAC một cụm rồi led7 thanh và LCD cho một cụm các cụm khác DKS_Group cũng phát triển rồi đầy đủ cho hệ phát triển vi xử lý .cái tiện của từng cụm là ta có thể thí nghiệm được nhiều ý tưởng khác nhau và không phải mua lại khi ta làm một kit lớn.cái thứ 2 thử nghiệm được nhiều cách thí nghiệm ví dụ đối với mô đun lcd và led 7 thanh DKS_Group có thể cho các bạn thí nghiệm điều khiển 8 bit hay 4 bit(lcd) hay điều khiển qua tran hay 7447(led 7 thanh) theo ý mình do đó rất tiện lợi khi sử dụng cho các loại 89x51,pic,avr vì khi đó chúng ta chỉ mất công mua mạch test(89x,avr,pic)nữa là xong!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              BinhAnh Tìm hiểu thêm về BinhAnh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X