Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp đỡ làm quen với PIC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    cám ơn bạn nhé
    mình thì lại theo trường phái cái gì cũng phải thật
    proteus nhiều khi cũng không đúng mà
    cũng có thể là do mình chưa hiểu đúng
    nhưng phải lắp mạch thật mới chuẩn, thực nghiệm là thước đo của chân lý mà
    hi hi

    Comment


    • #32
      Mình học PIC hay là các vi điều khiển khác là học xem nó có những modul gì và những modul ấy có thể ứng dụng làm được việc gì.
      Sau này với mỗi project mình sẽ xác định được là cần những modul nào để chọn PIC hay MCU khác cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
      Chứ mà cái gì cũng 16F877A... hay toàn con khủng thì vứt. xong lại kêu gào là PIC nó đắt .

      Comment


      • #33
        vâng cám ơn bác
        đúng như bác nói
        quan trọng là mình cần gì
        và mình dùng con nào cho cái mình cần

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi kidteam Xem bài viết
          vâng cám ơn bác
          đúng như bác nói
          quan trọng là mình cần gì
          và mình dùng con nào cho cái mình cần
          tại sao em khuyên anh học con PIC16F877A và làm một cái kit với đầy đủ module. là tại vì những module này rất thông dụng và sau này mình ứng dụng rất nhiều vào cái project của mình.
          đúng như bác nói
          quan trọng là mình cần gì
          và mình dùng con nào cho cái mình cần
          cái này là bác đang cần học, chứ không phải ứng dụng vào project của bác mà bác cần chọn con nào. con PIC16F877A nó đầy đủ mọi tính năng. khi bác cần học cái gì thì nó cũng tích hợp sẵn trong đó, chứ không phải đi mua con khác.
          VD: chỗ bác bán con PIC16F54. bác ngồi học lập trình I/O, timer thì ok. nhưng khi chuyển qua quet led hay LCD thì có lẽ lại không đủ chân I/O. rồi đến khi học ADC, giao tiếp UART, PWM lại phải mua con khác => có phải tốn tiền hơn không. con 16F877A này nó tới 5 port => anh sài vô tư không lo phải mua con khác, hay thiếu chức năng gì.

          tới khi mình thành thạo pic rồi thì mới tính đến chuyện chọn con gì cho project của mình.

          Comment


          • #35
            Còn một cái lợi nữa khi bắt đầu với PIC16F877 (hoặc PIC16F887) là 2 con này được sử dụng nhiều, phổ biến nên khi gặp vấn đề gì đó cần hỗ trợ thì bạn sẽ được giúp đỡ nhanh hơn từ cộng đồng những người sử dụng PIC trên 4rum.

            Comment


            • #36
              cám ơn các bạn nhé
              mình thực sự chưa hiểu gì về pic cả
              hỏi câu này ngây thơ mong các bạn chỉ giúp nhé
              mình cũng tính làm 1 con nào đó đầy đủ chút
              đỡ phải mua nhiều con
              mình thấy pic 16f877 có 2 loại
              PIC16F877 A/P

              PIC16F877-20 I/SP
              vậy thì 2 con đó khác nhau như thế nào
              và mình nên dùng con nào

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi kidteam Xem bài viết
                cám ơn các bạn nhé
                mình thực sự chưa hiểu gì về pic cả
                hỏi câu này ngây thơ mong các bạn chỉ giúp nhé
                mình cũng tính làm 1 con nào đó đầy đủ chút
                đỡ phải mua nhiều con
                mình thấy pic 16f877 có 2 loại
                PIC16F877 A/P

                PIC16F877-20 I/SP
                vậy thì 2 con đó khác nhau như thế nào
                và mình nên dùng con nào
                Blank : Commercial
                I : Industrial
                E : Extended
                P : PDIP
                SM : SOIC

                -20 nghĩa là tốc độ thạch anh tối đa là 20MHz. Thông số này thường không ghi.

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi vaa_dtvn Xem bài viết
                  Blank : Commercial
                  I : Industrial
                  E : Extended
                  P : PDIP
                  SM : SOIC

                  -20 nghĩa là tốc độ thạch anh tối đa là 20MHz. Thông số này thường không ghi.
                  bác làm ơn nói rõ hơn được không ạ
                  em chưa hiểu lắm

                  Comment


                  • #39
                    16F là họ vi điều khiển
                    877 xem như tên
                    hậu tố A, B, C theo sau tên chỉ phiên bản của loại chip đó
                    VD:
                    - 16F877 => phiên bản thương mại đầu tiên.
                    - 16F877A => phiên bản sau của 16F877.

                    -5, -10, -20 theo sau tên là tốc độ thạch anh tối đa hỗ trợ. PIC16F877-20 có nghĩa là hỗ trợ thạch anh có tần số 20MHz trở xuống. Thông thường người ta không ghi thông số nầy. Do đó bác sẽ thấy ng ta thường gọi 16F877 cho gọn.

                    còn cái đuôi x/y sau thì như vậy:
                    - x là ứng dụng của chip: I (Industrial) - ứng dụng trong công nghiệp, Blank (để trống ~ Commercial) - dùng trong thương mại; E (Extended) -ko rõ.
                    - y là kiểu đóng gói của chip: P (PDIP) - chân cắm; SM (SOIC) - chân dán.

                    Mình chỉ biết nhiêu đó thôi. Cái mã A/P, A là gì thì mình ko rõ, bác thử tra datasheet coi sao.

                    Comment


                    • #40
                      vâng cám ơn tất cả mọi người
                      em đã chọn pic16f887 sử dụng thạch anh 4mhz
                      cuối cùng em cũng làm cho nó chạy được và nháy nháy cái led đơn rồi
                      nhưng em thấy không hiểu lắm về các bit config
                      bác nào có thể chỉ giúp em với ạ
                      em dùng MPLAB và Hi-Tech C bản Free Lite ạ

                      Comment


                      • #41
                        Các bit config dùng để cấu hình các chức năng của PIC. Ví dụ như bạn có cần nó sleep để tiết kiệm điện không, hay muốn nó reset khi điện áp sụt xuống thấp hơn một ngưỡng nào đó, hoặc khi vừa cấp điện thì PIC chạy bằng bộ dao động nội bên trong một lúc đến khi mạch dao động ngoài ổn định thì chuyển sang bộ dao động ngoài.... Mấy cái này thường thì ít dùng lắm (đối với mình), bác đọc lại datasheet sẽ thấy rõ.

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi vaa_dtvn Xem bài viết
                          Các bit config dùng để cấu hình các chức năng của PIC. Ví dụ như bạn có cần nó sleep để tiết kiệm điện không, hay muốn nó reset khi điện áp sụt xuống thấp hơn một ngưỡng nào đó, hoặc khi vừa cấp điện thì PIC chạy bằng bộ dao động nội bên trong một lúc đến khi mạch dao động ngoài ổn định thì chuyển sang bộ dao động ngoài.... Mấy cái này thường thì ít dùng lắm (đối với mình), bác đọc lại datasheet sẽ thấy rõ.
                          bạn có thể nói cụ thể hơn không
                          tại mình không biết tiếng anh nên đọc datasheet khó khăn lắm

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi kidteam Xem bài viết
                            bạn có thể nói cụ thể hơn không
                            tại mình không biết tiếng anh nên đọc datasheet khó khăn lắm
                            Ax, e tưởng bác kid bik PIC òy chứ.
                            E nhớ bit thứ 0x2007 trong 16f887 là bit config, bác đọc tài liệu ICSP thì sẽ bik. Nhưng thường thì e thấy ng ta lập trình C đã có sẵn các bit config, ng ta chỉ cần lựa chọn trên compiler thoy.
                            Computer Science major - Vietnamese-German University
                            Sponsored by

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi minh_cly Xem bài viết
                              Ax, e tưởng bác kid bik PIC òy chứ.
                              E nhớ bit thứ 0x2007 trong 16f887 là bit config, bác đọc tài liệu ICSP thì sẽ bik. Nhưng thường thì e thấy ng ta lập trình C đã có sẵn các bit config, ng ta chỉ cần lựa chọn trên compiler thoy.
                              Bạn này nói đúng nè, thật sự khi lập trình bằng ngôn ngữ C thì các bit config này đã được khởi tạo sẵn (mặc định), nếu muốn điều chỉnh gì đó thì bác có thể mở file thư viện của nó ra coi (file PICxxxxxx.h). Mình nhớ hình như khi làm việc với CCS thì chọn tạo Project Wizard sẽ được hướng dẫn bật, tắt các bit này rất trực quan. Còn khi làm việc với HiTech C thì bắt buộc phải mở file thư viện ra và tự viết.

                              Ví dụ trong HT Pic mình viết thế này:
                              __CONFIG ( FOSC_INTRC_NOCLKOUT & WDTE_OFF & PWRTE_OFF & MCLRE_ON & CP_OFF & CPD_OFF & BOREN_OFF & IESO_OFF & FCMEN_OFF & LVP_OFF & DEBUG_OFF );

                              FOSC_INTRC_NOCLKOUT : dùng clock nội, ko xuất xung clock ra ngoài. Hai chân OSC1 và OSC2 là 2 chân IO bình thường.
                              WDTE_OFF : tắt watch dog time
                              .....
                              chi tiết thì xem file thư viện sẽ rõ.

                              P.S: bác học vi điều khiển mà không đọc được tiếng Anh là một hạn chế rất lớn, vì thật sự việc đọc datasheet của nó sẽ giúp ích cho mình rất nhiều, ngoài ra các file thư viện cũng được chú thích bằng tiếng Anh. Không phải lúc nào bác post câu hỏi lên đây cũng có người trả lời đâu.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              kidteam Tìm hiểu thêm về kidteam

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X