Thông báo

Collapse
No announcement yet.

PIC 33F -vài thắc mắc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • PIC 33F -vài thắc mắc

    Hiện tại PIC 33F đã có giá cụ thể trên Microchip . Xem xét thấy nó rất trội về bộ nhớ và tốc độ so với 30F , giá lại không hơn 30F , chỉ tội không chú nào có E EPROM , chắc là để giảm giá thành ,hay do công nghệ ? Và 30F liệu có là bước trung gian lên 33F ?
    Trong 33F , điện áp ra và hoạt động chỉ là 3-3.3V , giải quyết vấn đề nguồn cấp , và giao tiếp ngoại vi như thế nào đây ? ( cũng may là áp ngõ vào cho phép tới 5 V , không thì phiền lắm đây ) .Mong các bạn góp ý vài giải pháp thử .

  • #2
    Các chip 33F có dung lượng bộ nhớ khá lớn (tối thiểu 64 kbyte), và flash của dsPIC có thể dùng như EEPROM, vậy thì cần gì phải làm thêm EEPROM!

    Các chip 33F có thể chạy đến 40 MIPS, do đó cần giảm điện áp nguồn để giảm sự tỏa nhiệt (vì vỏ chip dạng gắn bề mặt, diện tích tản nhiệt nhỏ, nên khả năng tản nhiệt kém). Nếu vẫn dùng nguồn 5V thì có thể dùng thêm một bộ ổn áp dạng low-dropout (có điện áp rơi thấp) có áp ra 3.3V, thiết kế mới thì có thể dùng ổn áp 3.3V. Với các ngoại vi, hiện nay có rất nhiều transceiver dùng để giao tiếp giữa các mạch logic có các cấp điện áp khác nhau. Chẳng hạn, tôi đang dùng 74LVC4245A của TI, để giao tiếp giữa hệ 5V và 3.3V. Chip này cho phép giao tiếp ở cả hai chiều, thông qua một chân điều khiển chọn chiều xuất/nhập.

    Thân,
    Biển học mênh mông, sức người có hạn

    Comment


    • #3
      74LVC4245A có giá bao nhiêu vậy anh ?có phải là rẻ nhất không ?

      Comment


      • #4
        Bên này tôi mua khoảng 1£ (bây giờ là khoảng 2USD rồi) mỗi con, loại này có 8 transceiver mỗi chip. Nhưng chắc chắn là có nhiều con tương tự của nhiều hãng khác, giá có thể mềm hơn. Tôi mua của Farnell. Hôm trước thấy có bạn nào thông báo có thể nhập hàng của Farnell từ Singapore về, bạn sang luồng đấy hỏi thử xem.

        Thân,
        Biển học mênh mông, sức người có hạn

        Comment


        • #5
          DSPIC33FJ128MC706 ,điều khiển động cơ , trên 50 chân ,giá 1 con 6.8 đô ( mua lẻ 1 con , không phải giá 1000 con), bằng với giá của 18F4431 , không hiểu tại sao . Có ai nhập về không nhỉ ?

          Comment


          • #6
            Theo thông tin hành lang thì dsPIC33F dùng một công nghệ chế tạo khác để giảm giá thành, nhưng nó cũng kéo theo vấn đề là số lần nạp/xóa chip chỉ còn khoảng 1000 lần, và EEPROM data không được tích hợp.

            Lần trước tôi có nói rằng có thể dùng flash để thay cho EEPROM, nhưng thực tế thì giải pháp này cũng không hay lắm nếu flash có tuổi thọ ngắn, vì thế bạn nên tự duy trì một bộ đệm để cập nhật dữ liệu, chỉ khi nào đủ block thì mới ghi vào flash (block này là 512 word = 1536 byte, đối với dsPIC33F).

            Thân,
            Last edited by namqn; 06-06-2006, 18:36. Lý do: viết thiếu một chữ
            Biển học mênh mông, sức người có hạn

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi txt
              Trong 33F , điện áp ra và hoạt động chỉ là 3-3.3V , giải quyết vấn đề nguồn cấp , và giao tiếp ngoại vi như thế nào đây
              Vấn đề này, em thấy bọn Texas Instruments giải quyết bằng con SN74CBTD3384 trong cái KIT DSP của bọn nó.

              Không biết ở VN có mua được con này không ?

              Comment


              • #8
                Hòa có thể lên trang nhà của TI để order sample:

                http://focus.ti.com/docs/prod/folder...4cbtd3384.html

                Comment


                • #9
                  Về vấn đề tại sao PIC33/24 không có EEPROM có thể xem thêm ở đây:

                  http://forum.microchip.com/tm.aspx?m=195490

                  @Gallileo: chịu thui anh ui, TI nó không cho VN đâu.

                  Comment


                  • #10
                    Tôi thấy đầu ra của mấy con DSP 3,3V là TTL compatible rồi nên có thể làm việc thẳng với TTL (mức logic) còn đầu vào DSP là CMOS 3,3 V kém mức ra của TTL không nhiều lắm (gần 1V). Ta cũng có thể chuyển mức logic và hạn dòng vào nhờ phân áp điện trở và nhưng trở lớn lại gây trễ. Mà dùng mấy con tran làm bộ đệm cũng được. Các bác cho ý kiến.
                    Nhân tiện hỏi bác nào có document của cái board "TMS LF2401A eZdsp" ko nhỉ? Tôi muốn làm thử một cái. Cậu PTH thấy kit con nào thế?
                    Last edited by tocal09; 28-11-2006, 12:26.

                    Comment


                    • #11
                      Mình có tài liệu của ezDSP 2401A, hy vọng đúng thứ bạn cần. Tuy nhiên trong file đó không thấy sơ đồ nguyên lý, có thể họ không muốn cung cấp.

                      Anyway, bạn đang ở HN hay SG vậy, mình cũng muốn chế tạo mấy cái mạch ezDSP nhưng cho dòng 2812, nếu được thì ta có thể hợp tác. Mình hiện nay cũng có một số IC 2401A nhưng không dùng đến, bạn cần thì mình sẽ để lại với giả rẻ
                      Attached Files

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi tocal09 Xem bài viết
                        Ta cũng có thể chuyển mức logic và hạn dòng vào nhờ phân áp điện trở và nhưng trở lớn lại gây trễ. Mà dùng mấy con tran làm bộ đệm cũng được. Các bác cho ý kiến.
                        Nhân tiện hỏi bác nào có document của cái board "TMS LF2401A eZdsp" ko nhỉ? Tôi muốn làm thử một cái. Cậu PTH thấy kit con nào thế?
                        Có khá nhiều cách để sử lý 3v3, trở phân áp, trans, diode offset, lợi dụng con diode bảo vệ trong, comparator, clamping diode...
                        Nhưng vấn đề nan giải nhất là chân Smitth Trigger, và chân 2 hướng, mình chưa nghĩ ra cách nào giải quyết hai chân này, mới tính cách dùng dịch mức.

                        Việc dùng trở chia áp không ảnh hưởng gì lắm nếu dùng từ 15K trở lại.
                        Còn cái Kit mà mình thấy, sẽ tìm lại SCH của nó rùi up lên.

                        Comment


                        • #13
                          Nếu mọi người không muốn sử dụng IC chuyển mức điện áp thì có thể tham khảo tài liệu sau của TI, mình đã dùng thử và thấy OK.

                          http://focus.ti.com/lit/an/spra550/spra550.pdf

                          Comment


                          • #14
                            Cái kít eZdsp F2812 nó cho shematic mà! Mỗi tội có cũng như ko vì nó dùng 1 con chuyên dụng cho JTAG.
                            Attached Files
                            PNLab
                            Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                            Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                            Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                            more...www.pnlabvn.com

                            Comment


                            • #15
                              Bác nào muốn mua mấy con 24F, 30F, 33F thì gọi em.

                              Nguyên văn bởi txt Xem bài viết
                              DSPIC33FJ128MC706 ,điều khiển động cơ , trên 50 chân ,giá 1 con 6.8 đô ( mua lẻ 1 con , không phải giá 1000 con), bằng với giá của 18F4431 , không hiểu tại sao . Có ai nhập về không nhỉ ?
                              Bác txt muốn mua 33FJ128MC706 a? Bác cần mấy con vậy, có gì liên hệ với em, em để giá rẻ cho.
                              email: fluidmech1@yahoo.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              txt Tìm hiểu thêm về txt

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X