pickit hơn mấy thằng khác nhờ có debug, nếu vậy thì dùng gUSB cho khỏe giá lại rẻ nữa, nhưng đang chuyển qua ubuntu, anh F và bqviet nói là pickit 2 dùng được trên linux
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
[Mạch nạp] Làm Mạch nạp PICKIT2- hỗ trợ PIC 5v & 3v3
Collapse
This topic is closed.
X
X
-
cái đó là GTP-USB plus, firmware được mua rồi thì phải, mình làm kiểu diy thì ko biết kiếm cái firmware đó ở đâu, nói chung pickit clone là quá ok rồi, hồi trước cũng định mua 1 cái gtp-usb này về nạp, nghĩ đi nghĩ lại chuyển qua làm pickit
Comment
-
Nghĩ đi nghĩ lại, tốt nhất là mua một cái Pickit2 hàng chính hãng cho yên tâm. Dùng thời gian (định làm Pickit) để làm việc khác kiếm tiền hiệu quả hơn.
Comment
-
Các bạn nên xem phần hướng dẩn sử dụng PicKit,nếu có thể xem luôn phần Help của pickit để biết được ưu khuyết điểm của nó.
Hạn chế của Pickit (pickit2 và 3) Vdd max ~4.7V do đó khi nạp các chip có yêu cầu Vdd cao thì phải dùng nguồn ngoài.
ưu điểm điều chỉnh được áp Vdd dùng cho mục đích kiểm tra mạch ngoài(tuân thủ yêu cầu về dòng ,áp).
Nếu yêu cầu chỉ cần nạp thì dùng mạch của Duyphi là đủ,chú ý khi nạp chip 3,3V các bạn dùng nguồn ngoài 3,3V qua jack đổi nguồn là OK.
Mạch cải tiến của mình khắc phục được nhược điểm Vdd và dòng thấp của Pickit nhưng phải dùng thêm nguồn ngoài
Comment
-
Em cũng vừa làm xong cái Pickit2 "cải lùi", do chính em lùi.
Nói chung là cũng giống cái cải lùi của mọi người. Sơ đồ của em đây ạ:
Điểm khác nhau cơ bản là cách tạo áp Vdd cho mạch đích. Em dùng 3 transistor để làm việc này.
Em cũng khẳng định với các bác không có chuyện Pickit2 lấy phản hồi từ chân Vdd_Tgt_Fb để ổn định điện áp Vdd_Tgt đâu, nó chỉ điều chỉnh độ rộng xung để đưa ra điện áp cần thiết thôi (chính vì thế một mạch nhân đôi điện áp là cần thiết).
Mạch Boost tạo áp Vpp em cũng lấy nguồn từ đầu ra mạch ổn áp, cái này là do em sợ khi nạp chíp 3V nó chỉ cần Vpp dưới 5V, hoặc khi thực hiện giao tiếp SPI 4 dây với các IC điện áp thấp...
Thực ra thì mạch hoạt động cũng không hẳn là suôn sẻ. Em đã mất 1 ngày với cái lỗi này
Em đã kiểm tra kĩ, tạo áp từ 2.5V đến 4.7V khá chính xác (Vusb=4.92V), nhưng từ 4.8V thì không tăng được nữa. Sau em đã câu trở 2k2 từ chân Vdd_Tgt_Fb lên Vcc của chíp chủ, hết lỗi
Khoái nhất là mạch nạp rất nhanh, có thể thiết đặt "dịch là nạp" để khỏi phải nhảy qua nhảy lại giữa chương trình lập trình với nạp chíp
Công nhận là mạch nạp rẻ tiền và hiệu quả. Mạch của em lố nhố 8 con transistor
Comment
-
Nguyên văn bởi KnowMore Xem bài viếtEm cũng vừa làm xong cái Pickit2 "cải lùi", do chính em lùi.
Nói chung là cũng giống cái cải lùi của mọi người. Sơ đồ của em đây ạ:
[ATTACH]20063[/ATTACH]
Điểm khác nhau cơ bản là cách tạo áp Vdd cho mạch đích. Em dùng 3 transistor để làm việc này.
Em cũng khẳng định với các bác không có chuyện Pickit2 lấy phản hồi từ chân Vdd_Tgt_Fb để ổn định điện áp Vdd_Tgt đâu, nó chỉ điều chỉnh độ rộng xung để đưa ra điện áp cần thiết thôi (chính vì thế một mạch nhân đôi điện áp là cần thiết).
[ATTACH]20060[/ATTACH]
Mạch Boost tạo áp Vpp em cũng lấy nguồn từ đầu ra mạch ổn áp, cái này là do em sợ khi nạp chíp 3V nó chỉ cần Vpp dưới 5V, hoặc khi thực hiện giao tiếp SPI 4 dây với các IC điện áp thấp...
Thực ra thì mạch hoạt động cũng không hẳn là suôn sẻ. Em đã mất 1 ngày với cái lỗi này
[ATTACH]20062[/ATTACH]
Em đã kiểm tra kĩ, tạo áp từ 2.5V đến 4.7V khá chính xác (Vusb=4.92V), nhưng từ 4.8V thì không tăng được nữa. Sau em đã câu trở 2k2 từ chân Vdd_Tgt_Fb lên Vcc của chíp chủ, hết lỗi
Khoái nhất là mạch nạp rất nhanh, có thể thiết đặt "dịch là nạp" để khỏi phải nhảy qua nhảy lại giữa chương trình lập trình với nạp chíp
Công nhận là mạch nạp rẻ tiền và hiệu quả. Mạch của em lố nhố 8 con transistor
Bạn chưa tìm hiểu kỹ xem chip 3v3 khi nạp thì cần Vpp bằng bao nhiêu đúng ko
Dù sao thì chỉ cần 1 cái switch nữa thì bạn đã có thể điều chỉnh Vdd = 3v3 hay 5V để nạp đủ loại rồi, chỉ cần chú ý cái Vpp nữa thôi
Good job!!!
Comment
-
Nguyên văn bởi anhhnt Xem bài viếtMình cũng đã làm thử, thấy là :
Mạch của Sarin: dùng op-am để nâng áp từ RC đến transistor.
Chân RC2 xuất ra PWM, được điều chế tạo thành áp có giá trị xấp xỉ từ 1V7 đến 2V5 tương ứng cho Vdd từ 2v5 đến 5V, mạch op-am được thiết kế để nhân đôi điện áp,nhưng do các điều kiện không đúng nên op-am chỉ nhân đôi đúng điện áp khoảng 1,7V trở xuống,còn 2V5 thì nhân lên chỉ còn khoảng < 4V, như vậy không đủ để cấp Vdd => cần phải có jumper để chọn Vdd, tức là mạch này chỉ tạo ra điện áp Vdd = 3v3, còn muốn chuyển từ 3v3 đến 5v thì vẫn phải dùng jumper.
Mạch của itx: đầu ra PWM được khuếch đại, đưa ra và dùng diode 1N1418 để nâng áp lên, nhưng mạch em làm thì áp ra không thể nâng được nổi đến 3V3, dù là đã thiết lập trong phần mềm là 5V => ko nạp được
[COLOR="White"](em phân tích vậy ko biết đúng ko nữa, đừng la em nha [/COLOnR]
Thanh Phúc đã nạp được chip 3v3 chưa nhỉ, nếu nạp được rồi thì dùng mạch nào, vì như bác nói là cả mạch của anh Phi chưa có Vdd=3v3, của anh itx thì chưa ổn định màĐiểm khác nhau cơ bản là cách tạo áp Vdd cho mạch đích. Em dùng 3 transistor để làm việc này.
Em cũng khẳng định với các bác không có chuyện Pickit2 lấy phản hồi từ chân Vdd_Tgt_Fb để ổn định điện áp Vdd_Tgt đâu, nó chỉ điều chỉnh độ rộng xung để đưa ra điện áp cần thiết thôi (chính vì thế một mạch nhân đôi điện áp là cần thiết).
Ổn định điện áp và "điều chỉnh độ rộng xung để đưa ra điện áp cần thiết " có gì khác nhau? => Kiếm tài liệu về ổn áp tham khảo thêm.
Muốn biết Vpp của chip 3.3v bao nhiêu thì kiếm datasheet của nó mà đọc.Từ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
Comment
-
Có đồng chí nào lên kế hoạch sản xuất loại này giá rẻ cho sinh viên dùng đi. Target price 250K (đã bao gồm tất cả mọi chi phí), ở mức này thì chắc sinh viên có thể sử dụng được rồi. R&P cũng đang định cho ra sản phẩm này, nhưng thấy ngồi hàn lắp mất công quá, vì số lượng nhỏ lẻ. Nếu hàn lắp máy thì lại phải sản xuất một lô vài nghìn, hơi khó cho thị trừong lúc này.
R&P cũng đang cân nhắc bỏ luôn phần cấp nguồn từ USB, giảm đi được vài nghìn đồng chi phí, giống hệt với cái mạch mà R&P dùng để dạy học. Tổng cộng số trans cần sử dụng là 7 con, một con cuộn, một con bead, 2 con tụ to tí, còn lại toàn linh kiện rẻ tiền, tất nhiên đắt nhất vẫn là con PIC, quên, thêm cái đầu USB nữa chứ. Nếu ai làm mạnh tay thì đầu tư cả vỏ hộp luôn, làm thành cái móc khóa chẳng hạn .
R&P nghĩ làm việc này lâu lắm rồi, nhưng vẫn ngại cái việc phải sản xuất, vì nó không phù hợp với định hướng của R&P lắm.
Nếu sản xuất hàng loạt, có khi giá cuối cho sinh viên có thể giảm xuống dưới 200K. F nghĩ là tương đối phù hợp. Chứ hiện nay cái thấp nhất của pduytech là khoảng 210K rồi và cũng tương đối tốt rồi.
R&P đang tính, nếu mà không quyết định sản xuất, hoặc không có đối tác sản xuất, có khi R&P open mạch in lên diễn đàn cho anh em sinh viên tự làm, hoặc là mua lại bo mạch của R&P và linh kiện của R&P rồi tự hàn, có khi như vậy lại hay đấy nhỉ. Lúc đó thì giá sẽ rất tốt. R&P chỉ bán cái bịch nilon trong đó có một bộ linh kiện thôi... hehe.
Chúc vuiFalleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
-
Bạn thử vào Tool -Kiểm tra lổi xem sao? kiểm tra Vdd,Vpp.
Mình đã thử với Vdd từ 2.5V- 5V thì Vpp ~ 12V.
Mạch của mình dùng thêm nguồn bên ngoài cở 7,5-9V để cấp cho mạch tạo Vdd và dùng tính năng thay đổi điện áp cấp cho mạch ngoài khả năng cấp dòng 500mA-1A.
Fix một số khuyết điểm của pickit2 có tíng năng của Pickit3.
Mìng up file.JPG không được bạn nào chỉ giúp
@F: Bạn thử giảm kích thước hình và dung lượng hình nhỏ lại, rồi bấm vào nút Tải file từ máy khi post bài.
Chúc vui
Comment
-
@anhhnt:
trên mạch layout em quên vẽ đường Vdd_Tgt_Fb do đó em phải câu một con trở 4k7, từ chân ADC lại câu một con trở 2k2 . Hồi trước cũng tìm hiểu Vpp của các chip 3V3 và 3V0 rồi, nhưng không có thông tin rõ ràng, cộng với lâu rồi nên quên. Ngoài ra có những con chíp nhớ I2C hoặc SPI chỉ dùng điện áp 1V8 đến 2V7, thế mới cần điều chỉnh điện áp.
Mà khi chưa làm xong cái mạch thì em chưa biết mình phải chọn nhóm chíp nạp một cách thủ công. Biết thế dùng 2 cái công tắc cho nhanh. (Một cái bật tắt nguồn ra mạch ngoài, một cái chọn 5V hoặc 3V). Thực tế thì cũng chả mấy khi chuyển chíp liên xoành xoạch, mỗi con phải nạp cỡ một vài trăm lầm mới xong bài
@itx:
bác rất giống em ở chỗ võ đoán. Trước khi layout mạch em đã ráp riêng phần tạo áp Vdd_Tgt ở ngoài để kiểm tra rồi. Và cụ thể nhất, việc treo hay không treo trở 2k2 từ chân ADC Vdd_Tgt_Fb lên Vdd của chíp chủ không làm ảnh hưởng đến điện áp Vdd_Tgt. Bác, hoặc bạn nào có mạch, có thể thử.
@ThanhPhuc:
Vdd thì em kiểm tra nhiều rồi, nhưng Vpp thì không tìm thấy chỗ bật. Đo chớp nhoáng khi nạp chip thì cũng được 12V
@F:
thực ra các cái mạch Pickit2 cải lùi này, nếu chỉ loay hoay tự làm rồi tự dùng thì chẳng đáng. Bởi lẽ công vào nó không ít (tối thiểu phải bằng giá cái Pickit2 đi mua), rồi khi làm được một mạch thì chi phí vật tư linh kiện cũng tầm 200k. Việc thương mại hóa thì rất khó (bởi nếu em không nhầm thì số lượng mạch bán ra không nhiều). Thế nên nó chỉ có ý nghĩa trong một trường hợp duy nhất đó là làm được một mạch đơn giản, ổn định, và rẻ để mọi người có thể làm theo.
Như em thấy thì Pickit2 có lẽ là mạch nạp qua USB rẻ nhất rồi (có gì có thể tối giản nữa đâu). Nếu có bản layout tốt để phổ biến thì đó là sự hỗ trợ lớn cho những người học PIC (đặc biệt là những người mới).
Cũng may mà bản của em chưa ổn định, đỡ tốn mấy trăm k để làm mạch in chia mọi người
Một mạch in cho Pickit2 (một mặt) chắc có giá tầm một vài chục, nếu bên R&P có thể làm một đống để chia dần cho học viên, hoặc tặng kèm PIC (khi bán) thì em thấy hơi bị hợp lý
Comment
-
Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viếtCó đồng chí nào lên kế hoạch sản xuất loại này giá rẻ cho sinh viên dùng đi. Target price 250K (đã bao gồm tất cả mọi chi phí), ở mức này thì chắc sinh viên có thể sử dụng được rồi. R&P cũng đang định cho ra sản phẩm này, nhưng thấy ngồi hàn lắp mất công quá, vì số lượng nhỏ lẻ. Nếu hàn lắp máy thì lại phải sản xuất một lô vài nghìn, hơi khó cho thị trừong lúc này.
R&P cũng đang cân nhắc bỏ luôn phần cấp nguồn từ USB, giảm đi được vài nghìn đồng chi phí, giống hệt với cái mạch mà R&P dùng để dạy học. Tổng cộng số trans cần sử dụng là 7 con, một con cuộn, một con bead, 2 con tụ to tí, còn lại toàn linh kiện rẻ tiền, tất nhiên đắt nhất vẫn là con PIC, quên, thêm cái đầu USB nữa chứ. Nếu ai làm mạnh tay thì đầu tư cả vỏ hộp luôn, làm thành cái móc khóa chẳng hạn .
R&P nghĩ làm việc này lâu lắm rồi, nhưng vẫn ngại cái việc phải sản xuất, vì nó không phù hợp với định hướng của R&P lắm.
Nếu sản xuất hàng loạt, có khi giá cuối cho sinh viên có thể giảm xuống dưới 200K. F nghĩ là tương đối phù hợp. Chứ hiện nay cái thấp nhất của pduytech là khoảng 210K rồi và cũng tương đối tốt rồi.
R&P đang tính, nếu mà không quyết định sản xuất, hoặc không có đối tác sản xuất, có khi R&P open mạch in lên diễn đàn cho anh em sinh viên tự làm, hoặc là mua lại bo mạch của R&P và linh kiện của R&P rồi tự hàn, có khi như vậy lại hay đấy nhỉ. Lúc đó thì giá sẽ rất tốt. R&P chỉ bán cái bịch nilon trong đó có một bộ linh kiện thôi... hehe.
Chúc vui
tại vì nhiều khi "level" mỗi người mỗi khác đâu phải ai cũng đủ khả năng để phân tích nguyên lý hoạt động của cái mạch pickit2 đâu. rồi còn phải cải tiến gì gì đó nữa.
con 18f2550 mua hết 90 ngàn, thạch anh 20mhz 4 ngàn, miếng board 5 ngàn, đầu usb 6 ngàn thì phải, cọng bus 4 ngàn, transistor 10 con cỡ 3 ngàn, điện trở thì rẻ rùi. cộng hết lại chắc cỡ 150 ngàn hà.
em thích nhất cái câu "open mạch in lên diễn đàn" của anh đó. hi.
em cũng là sinh viên mà còn "gà" lắm cứ ráp được cái mạch chạy là khoái rùi.mà thấy làm vậy cũng rẻ lắm mà hơn là đi mua nhiều,có thêm kinh nghiệm làm mạch nữa,với lại học điện tử cũng phải có đam mê,làm được cái mạch cũng hãnh diện lắm. chứ còn nói đi mua cho nó lẹ thì chắc cái luồng này bị khóa từ lâu rùi đâu còn chuyện gì để nói nữa.thấy luồng này được rất nhiều người quan tâm mà.
chúc anh f và mọi người sức khỏe
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi mèomướpDạ chú mua cái kẹp dòng ấy ạ. Chị hàng xóm nhà cháu có 1 cái thấy lâu lâu rùi chưa hỏng ạ. Ví dụ như mẫu này trên shoppee đầy ạ...
https://vn.shp.ee/dWYVgq7-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 12:48 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi vi van phamBác Đinh Vặn sai rồi,bây giờ con nít mẫu giáo đã giải phương trình 2 ẩn số rồi.
Tôi chứng minh bác lên youtube đầy video đơn giản tựa rất hot, chỉ 1 transistor hay 1 con diode và hướng dẩn cách làm, tác giả không vẽ sơ đồ mạch điện...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 11:55 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi nguyendinhvanBây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 00:47 -
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi nguyendinhvanKhông có loại nào đủ một vạn chức năng đâu. Nó chỉ được 2345678 , hoặc khủng lắm thì được 10 chức năng.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 00:16 -
-
bởi since0501Cảm ơn bác đã chia sẻ!...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 19:00 -
-
bởi Lê Gia TứMình muốn tìm mua đồng hồ vạn năng giá khoảng 200k có đo tần số cao khoảng 0~1mhz mọi người tư vấn giúp mình với
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 15:47 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi davidcopyChỉ cần dùng R C mắc vô phím power là ok....
-
Channel: Điện tử gia dụng
18-01-2025, 20:47 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi davidcopydùng mach khuếch opamp...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
18-01-2025, 20:42 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi davidcopy
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
18-01-2025, 18:56 -
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
17-01-2025, 21:36 -
Comment