Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều khiển các thiết bị điện từ xa bằng remote tivi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điều khiển các thiết bị điện từ xa bằng remote tivi

    Chào
    Qua bài viết này mình muốn giới thiệu cho các bạn về phương pháp mã hóa và giải mã tín hiệu của remote. Khi hiểu rỏ về vấn đề này thì các bạn có thể tự lắp ráp cho mình một bộ điều khiển từ xa sử dụng remote tivi một cách dể dàng. Tất nhiên là các bạn phải có một ít kiến thức về vi điều khiển thì mới có thể thực hiện được.

    File gởi kèm :
    Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
    Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

  • #2
    Nguyên văn bởi vu4096 Xem bài viết
    Chào
    Qua bài viết này mình muốn giới thiệu cho các bạn về phương pháp mã hóa và giải mã tín hiệu của remote. Khi hiểu rỏ về vấn đề này thì các bạn có thể tự lắp ráp cho mình một bộ điều khiển từ xa sử dụng remote tivi một cách dể dàng. Tất nhiên là các bạn phải có một ít kiến thức về vi điều khiển thì mới có thể thực hiện được.

    File gởi kèm :
    http://www.youtube.com/watch?v=oiMiG15wdig

    Cái này là thời đại mới của Remote mTouch nè

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #3
      Xin lổi vì không gởi file được. mình sẽ gởi trong dip khác.
      Chào Falleaf
      Tôi đã xem video của bạn rồi. Với mục đích là điều khiển các thiết bị điện từ xa ở trong nhà thì có cần đến cái remote của bạn không ?
      - Phát sóng RF như vậy thì hao pin chết đi được. Bao lâu mới thay pin một lần ?
      - Chi phí chế tạo remote loại này rất cao.
      - Chúng ta có cần ra đường đứng mà điều khiển tắt mở một cái bóng đền trong nhà hay không ?
      Trong khi đó ứng dụng của tôi sử dụng remote tivi sẳn có. không cần phải chế tạo. Ra chợ mua chỉ có 25000 đồng mà thôi. Remote tivi thì các bạn biết rồi đó cả năm trời mới thay pin một lần.
      Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
      Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vu4096 Xem bài viết
        Chào
        Qua bài viết này mình muốn giới thiệu cho các bạn về phương pháp mã hóa và giải mã tín hiệu của remote. Khi hiểu rỏ về vấn đề này thì các bạn có thể tự lắp ráp cho mình một bộ điều khiển từ xa sử dụng remote tivi một cách dể dàng. Tất nhiên là các bạn phải có một ít kiến thức về vi điều khiển thì mới có thể thực hiện được.

        File gởi kèm :
        Ko thấy file nào gửi kèm hết pác ơi
        Cuộc đời như bánh omi, không biết rồi sẽ về đâu?

        Comment


        • #5
          hì.vậy anh cứ nói về nguyên lý hoạt động trước đi,rồi gửi file lên sau là đc mà.anh nên up lên media fire ấy cho mọi người dễ down.
          qua đây anh cũng có thể cho mọi người xin chút ít về kinh nghiệm giao tiếp qua tín hiện hồng ngoại của điều khiển từ xa ti vi nhé.

          Comment


          • #6
            Mình cũng đang tìm hiểu cách giải mã sóng IR của điều khiển thiết bị gia dụng ở nhà, mà chưa có tài liệu tham khảo, bạn upload lên chỗ nào dùm mình với, chức năng attach của forum này chán quá

            Comment


            • #7
              Chán quá. Không thể nào đưa file lên được. Xin mời các bạn qua đây để xem.
              http://www.diendandientu.com/diendan...d_thread,22702
              Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
              Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

              Comment


              • #8
                Các remote đời mới bây giờ đều có form code điểu khiển khá giống nhau. Về cơ bản là lấy độ dài của các xung để xác định bit 1 và bit 0. Ví dụ như ở remote Sony (RM883) thì lấy độ dài của mức cao (bit 1 kéo dài ~1182us, thấp hơn 500us là bit 0) để xác định bit 1, còn mức 0 thì cố định ~613us. Còn ở Remote Denon thì ngược lại, lấy độ dài của mức 0 là để xác định bit 1 và bit 0: Nếu độ dài mức 0 là ~1900us thì là bit 1 còn nếu là 755us thì là bit 0, mức 1 kéo dài cố định là 275us. Ngoài ra một số loại còn có header....
                Nếu muốn biết rõ nhất và chính xác nhất thì là xem qua oscilloscope tất nhiên là với nhưng bạn có điều kiện. Còn nếu ko có thì xem qua thông số ở trang này http://lirc.sourceforge.net/remotes/ . Danh sách của khá nhiều các loại điều khiển và cách mã hóa của chúng. (Tui cũng mới xem đc 1 số loại). Về cách xem thì tui ví dụ điển hình 1 loại thông dụng là sony ra đây nha (RM883).
                Code:
                  bits           11                  //số bit sẽ đc phát
                  header       2383   613 //một xung đầu tiên với mức 1 kéo dài 2383us mức 0 kéo dài 613us
                  one          1182   613  //bit 1 với mức 1 kéo dài 1182us, mức 0 kéo dài 613us
                  zero          588   613   //bit 0 với mức 1 kéo dài 588us, mức 0 kéo dài 613us
                  ptrail        586             // và 1 xung kết thúc cuối cùng có mức 1 kéo dài 586us
                  gap          45013        //khoảng cách giữa chuỗi xung thứ nhất đến chuối thứ 2 (us)
                  min_repeat      3       //Số lần lặp tối thiểu.
                begin codes
                          POWER     0x0000000000000548  // dữ liệu sẽ đc phát tương ứng với nút power
                end codes
                Về thuật toán giải mã đoạn code trên (theo cách làm của tui): Tín hiệu đc đưa vào chân ngắt với mức tích cực là mức thấp
                1. Sự kiện ngắt -> tính chiều dài của header: đúng tiếp bước 2, sai thì hủy.
                2. for (0->10)
                {
                while(input) //lặp khi không có xung
                delay(800us)//trễ từ 600-1000.Nghĩa là sau khoảng thời gian 588us nếu gặp mức tích cực (vẫn đang có xung) thì là bit 1 còn ko thì là bit 0
                {data=dịch trái 1 bit nạp giá trị bit vừa lấy đc bên trên vào bit thấp nhất}
                if(bit 1)
                {
                while(!input) //Nếu là bit 1 thì tiếp tục lặp ở mức tích cho đến khi kết thúc xung
                }
                }
                3. kết thúc ta đc một data có dữ liệu của phím đã bấm đem so sánh với các giá trị ở "begin code" rồi đưa ra điều khiển các bit trên port tương ứng.
                ví dụ
                if(data=0x584){điều khiển port}
                Code cụ thể phần giải mã
                Code:
                bit check()
                {
                unsigned char i;
                i=1;
                while(!signal)
                	{
                	delay_us(200);
                	i++;
                	}	
                if((i<7)|(i>14))i=0;//12*2=24. ~2400us
                return i;
                }
                
                
                void isr_ext()
                if (check())
                	{
                	for(i=0;i<11;i++)//+1 ptrail=12
                		{
                		while(signal);
                		delay_us(800);
                		databit=~signal;
                		signdata<<=1;
                		if (databit)
                			{
                			signdata|=0x0001;
                			while(!signal);
                			}
                		else
                			signdata&=0xFFFE;
                		}
                		process(signdata);
                	}
                }
                Với các loại điều khiển khác bạn thay đổi phần signal , !signal và thời gian cho phù hợp là đc.

                Comment


                • #9
                  Xin chào
                  Bây giờ thì upload file lên được rồi:
                  Attached Files
                  Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
                  Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

                  Comment


                  • #10
                    Các huynh cho em hỏi thêm mạch thu khi sử dụng remote có giống như bộ thu phát hồng ngoại dùng cặp IC PT không?

                    :

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi linhnguyen Xem bài viết
                      Các huynh cho em hỏi thêm mạch thu khi sử dụng remote có giống như bộ thu phát hồng ngoại dùng cặp IC PT không?
                      Cơ bản là giống thôi, khác một điểm là sử dụng remote của tivi

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi vu4096 Xem bài viết
                        Xin lổi vì không gởi file được. mình sẽ gởi trong dip khác.
                        Chào Falleaf
                        Tôi đã xem video của bạn rồi. Với mục đích là điều khiển các thiết bị điện từ xa ở trong nhà thì có cần đến cái remote của bạn không ?
                        - Phát sóng RF như vậy thì hao pin chết đi được. Bao lâu mới thay pin một lần ?
                        - Chi phí chế tạo remote loại này rất cao.
                        - Chúng ta có cần ra đường đứng mà điều khiển tắt mở một cái bóng đền trong nhà hay không ?
                        Trong khi đó ứng dụng của tôi sử dụng remote tivi sẳn có. không cần phải chế tạo. Ra chợ mua chỉ có 25000 đồng mà thôi. Remote tivi thì các bạn biết rồi đó cả năm trời mới thay pin một lần.
                        Cái này nếu tính mỗi ngày 15 phút bấm một phát (khoảng 100 phát bấm/ngày) thì khoảng 2 năm mới thay pin một lần.

                        Chúc vui
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • #13
                          CHÀO CÁC BẠN
                          Mình sẽ gởi cho các bạn file sơ đồ nguyên lý
                          File sơ đồ mạch in
                          File code viết bằng asm
                          Attached Files
                          Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
                          Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

                          Comment


                          • #14
                            Mình thiết kế theo hướng mổi thiết bị cần điều khiển là sẽ có 1 board mạch bao gồm một mắt thu. Tất nhiên là mổi thiết bị sẽ tương ứng với 1 phím trên remote nghĩa là chương trình cho mổi board mạch sẽ khác nhau. Thiết kế theo kiểu này thì khi sử dụng sẽ cực kỳ tiện lợi. Khi muốn điều khiển thiết bị nào thì người sử dụng chỉ việc hướng remote tới thiết bị đó và bấm. Nếu là thiết kế tập trung nhiều kênh thì khi điều khiển người sử dụng lúc nào cũng hướng remote về phía bộ điều khiển ( mắt thu ) sẽ tạo ra cảm giác không thoải mái.
                            Một điểm khác biệt nữa trong thiết kế của mình là mình không sử dụng biến áp mà lấy điện trực tiếp từ 220v để nuôi vi điều khiển PIC. Dòng kích cho triac chỉ khoảng 5mA và dòng nuôi vi điều khiển là rất nhỏ chưa tới 1mA. Nên không cần phải sử dụng biến áp.
                            Các bạn hãy nhìn vào sơ đồ mạch in sẽ thấy mạch in của mình chỉ có kích thước 28 x 70 mm mà thôi. Với kích thước này thì mình bỏ nó vào máng của đèn óng 1m2 là rất lý tưởng. Khi lắp đặt mình còn sử dụng cả nam châm cố định vào board mạch sau đó cho hút với vỏ của đèn óng hoặc các thiết bị điện khác rất là tiện lợi.
                            Mình sử dụng Pic 12F683 chỉ có 8 chân mà thôi mà lại là dạng linh kiện dán nữa chứ nên cực kỳ nhỏ gọn. Triac mình sử dụng là loại MAC 97 A6 về hình dạng con này thì nó giống như con C1815 mà thôi. Nó có thể điều khiển được các thiết bị có công suất từ 110W trở lại.
                            Trước đây thì mình sử dụng 89C2051 và mình đã đưa lên ở bên diển đàn điện tử còn bây giờ là PIC dán rất nhỏ gọn.
                            Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
                            Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                              http://www.youtube.com/watch?v=oiMiG15wdig

                              Cái này là thời đại mới của Remote mTouch nè

                              Chúc vui
                              em thấy nhược điểm của việc dùng sóng RF là mỗi thiết bị cần một remote và bộ thu mã hóa riêng (giống như con pt2242 hay gì đó e ko nhớ rõ), giá thành lại đắt, nếu mất remote thì hơi phiền. giả sử nhà anh có 2 cái tivi cùng loại bỏ trong phòng ngủ và phòng khách, nếu mất remote của cái này thì có thể xài tạm của cái kia còn remote dùng sóng RF thì không thể được (phạm vi điều khiển của sóng RF khá xa- em có làm một bộ đk cho cái quạt ở nhà, chạy ra khỏi nhà cả chục mét mà vẫn đk được). theo em thì dùng remote đk tivi bình thường cũng được chứ chả có vấn đề gì

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vu4096 Tìm hiểu thêm về vu4096

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X