Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Báo cháy tự động

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    hơi..sao mà cùi bắp wá dzậy nè..cuối cùng chả được cái gì hết..

    Comment


    • #32
      Theo tôi, không nên dùng ngắt vì lý do sau:
      1. Số lượng đầu vào nhiều - triển khai nhiều đầu vào ngắt hoặc thực hiện ưu tiên ngắt sẽ không hiệu quả.
      2. Hệ thống báo cháy không đòi hỏi phản xạ nhanh, thậm chí còn cần giữ chậm và kiểm tra khá nhiều lần để đảm bảo tin cậy.
      3. Hệ thống chỉ có duy nhất công việc quét đầu vào / ra nên triển khai ngắt không hiệu quả.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi supernova Xem bài viết
        @hungdtvn05 :

        Hệ thống báo cháy địa chỉ có lâu rồi bạn à (ít nhất là 15 năm hoặc hơn). Tùy theo hãng sản xuất mà các cách đặt địa chỉ cho đầu báo và các thiết bị địa chỉ trong hệ thống có thể khác nhau. Đặt địa chỉ bằng 2 điện trở xoay cũng là 1 kiểu. Ngoài ra thì có hãng dùng DIP switch 8 bits, hoặc dùng thiết bị nạp địa chỉ chuyên dụng để nạp. Tuy nhiên thì cách nào cũng thế thôi, không phải là vấn đề quan trọng.

        Các hệ thống báo cháy địa chỉ hiện đại bây giờ thường là loại Analog Addressable (rất khó dịch ra tiếng Việt cho chính xác). Đây là loại hệ thống báo cháy có cấu tạo và hoạt động phức tạp.

        Trong một hệ thống như vậy, các đầu báo cháy, các thiết bị có địa chỉ và tủ điều khiển-hiển thị được nối chung với nhau bởi 1 bus 2 dây (tương tự như RS-485, nhưng tốt hơn RS-485 trên 1 số phương diện và được gọi là loop). Một hệ thống lớn có thể có nhiều hơn 1 loop và điểm đặc biệt của cái bus này là 2 dây của bus đồng thời cũng cấp cả nguồn nuôi cho các đầu báo cháy.

        Tại các đầu báo, MCU nhận tín hiệu analog từ sensor (giá trị của tín hiệu này đại diện cho nhiệt độ hoặc nồng độ khói của môi trường xung quanh đầu báo), và biến đổi nó sang dạng số. MCU của đầu báo cháy sẽ truyền các gói dữ liệu lên loop mỗi khi tủ điều khiển - hiển thị yêu cầu. Khung của gói dữ liệu thường có dạng [địa chỉ - trạng thái - giá trị]. Ở đây, địa chỉ chính là địa chỉ của đầu báo cháy, đặt bằng 2 cái điện trở xoay như bạn đã nói tới. Trạng thái thì có thể bao gồm "hoạt động bình thường" hoặc "có sự cố". Giá trị chính là nhiệt độ hoặc nồng độ khói mà sensor cảm nhận được đã được số hóa.

        Tủ điều khiển - hiển thị nhận được gói dữ liệu sẽ biết được trạng thái của đầu báo cháy và giá trị của môi trường xung quanh đầu báo cháy. Căn cứ vào giá trị này mà tủ điều khiển - hiển thị sẽ ra quyết định có chuyển hệ thống sang trạng thái báo cháy (hoặc các trạng thái khác) không.

        Dĩ nhiên, encode và decode là những quá trình không thể thiếu trong hoạt động của hệ thống báo cháy địa chỉ như được mô tả trên, nhưng nó chỉ là 1 phần nhỏ thôi.



        @mhai_nguyen :

        Đọc bài của bạn, tôi lại nhớ tới mục "Cái gì đây kỳ này" của báo Tuổi Trẻ Cười trước đây tôi hay đọc. Bây giờ không biết báo ấy còn cái mục ấy không ?
        gui anh supernova
        qua các bài viết của anh về báo cháy tự động,em thấy anh làm nhiều về báo cháy
        em đang tìm hiểu về hệ thống báo cháy của 1 nhà máy,ở đấy có 2 dây chuyền ,dc1 sử dụng kiểu báo cháy phân vùng, và 1 kiểu báo cháy dùng địa chỉ
        anh có sơ đồ về 1 hệ thống báo cháy của 1 tòa nhà dùng 1 tronmg 2 lọa trên có thể gui hco em được không?
        anh đã làm phần mạch điều khiển :đầu báo khói(nhiệt)>MCU xử lý>đưa ra các cảnh báo hoặc cắt điện ra khỏi lưới điện(chẳng hạn) chưa,có thể gửi choem đựoc không
        thanks anh

        Comment


        • #34
          help me

          Nguyên văn bởi HueDN Xem bài viết
          Đúng là nhiều thứ lắm. Một vấn đề nho nhỏ là tôi dùng 74151 ở các đầu vào giao tiếp MCU, mặc dù tín hiệu chỉ là digital thôi đấy nhưng nhiễu bạn ạ, đau đầu! chạy khoảng vài ngày báo giả 1 lần. (24 đầu vào tiêu thụ hết 4500 mét dây 4 lõi). Tôi dùng 8951, không biết chuyển qua PIC có giải quyết được không nhỉ. Tôi chưa dùng PIC bao giờ, vì mới biết đây.
          gui anh Hue DN

          anh co the gui cho em so do mach diue khien bao chay cho em tham khao duoc ko ah

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi bk2012 Xem bài viết
            gui anh supernova
            qua các bài viết của anh về báo cháy tự động,em thấy anh làm nhiều về báo cháy
            em đang tìm hiểu về hệ thống báo cháy của 1 nhà máy,ở đấy có 2 dây chuyền ,dc1 sử dụng kiểu báo cháy phân vùng, và 1 kiểu báo cháy dùng địa chỉ
            anh có sơ đồ về 1 hệ thống báo cháy của 1 tòa nhà dùng 1 tronmg 2 lọa trên có thể gui hco em được không?
            anh đã làm phần mạch điều khiển :đầu báo khói(nhiệt)>MCU xử lý>đưa ra các cảnh báo hoặc cắt điện ra khỏi lưới điện(chẳng hạn) chưa,có thể gửi choem đựoc không
            thanks anh
            Bạn cho tôi địa chỉ e-mail, tôi sẽ gửi cho bạn 1 vài bản vẽ mặt bằng hệ thống báo cháy kiểu phân vùng và địa chỉ. Đó là file .dwg nên bạn sẽ cần AutoCAD 2004 để đọc.

            Tôi đã làm tủ điều khiển-hiển thị sử dụng PIC nhưng không làm đầu báo vì lý do công nghệ và giá. Tôi không thể gửi cho bạn sơ đồ và firmware cho MCU của cái tủ điều khiển đó được vì thiết kế đó hiện vẫn được cty tôi sử dụng để sản xuất 1 số sản phẩm.

            Tuy nhiên, nếu bạn có ý định tự mình thiết kế lấy 1 cái tủ điều khiển thì cũng không khó và tôi có thể giúp bạn trong chừng mực những hiểu biết của tôi.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi supernova Xem bài viết
              Bạn cho tôi địa chỉ e-mail, tôi sẽ gửi cho bạn 1 vài bản vẽ mặt bằng hệ thống báo cháy kiểu phân vùng và địa chỉ. Đó là file .dwg nên bạn sẽ cần AutoCAD 2004 để đọc.

              Tôi đã làm tủ điều khiển-hiển thị sử dụng PIC nhưng không làm đầu báo vì lý do công nghệ và giá. Tôi không thể gửi cho bạn sơ đồ và firmware cho MCU của cái tủ điều khiển đó được vì thiết kế đó hiện vẫn được cty tôi sử dụng để sản xuất 1 số sản phẩm.

              Tuy nhiên, nếu bạn có ý định tự mình thiết kế lấy 1 cái tủ điều khiển thì cũng không khó và tôi có thể giúp bạn trong chừng mực những hiểu biết của tôi.
              đây là một VD dùng glcd đề hiển thị vị trí cháy các bạn thấy có được k
              Attached Files
              |

              Comment


              • #37
                rơ le số

                Có anh chị nào rành về rơ le số xin chỉ cho cách sử dụng và cài đặt.
                các loại digital relay sau:
                OVER CURRENT PROTECTION (50,51),(50N,51N)
                UNDER/OVER VOLTAGE PROTECTION(27.59)
                EM XIN CAM ON
                EMAIL: GIAP191974@YAHOO.COM

                Comment


                • #38
                  Bạn supernova ơi, cho mình hỏi là cái tủ điều khiển của bạn dùng điều khiển các đầu báo 24V hay 12V và dòng tối đa của nguồn là bao nhiêu,??! và hỏi thêm là đối với đầu báo định địa chỉ thì thường dùng ADC để xác định địa chỉ từng đầu báo , vậy khi lắp đặt đầu báo phải ghi rõ từng đầu báo và đánh dấu vào các đầu vào của tủ điều khiển, để khi báo động, tủ điều khiển sẽ báo đầu nào báo và người dùng căn cứ vào những đánh dấu đó để lần ra chỗ nào cháy trong nhà. Đây có phải là quy trình tìm ra nơi nào cháy không vậy!?
                  Còn đầu vào không định địa chỉ thì chỉ cần biết khu vực nào có báo động không biết được góc tường nào cháy.
                  hỏi thêm cái nữa là bác có cách gì kiểm tra dứt dây đối với đầu báo không định địa chỉ không ạ!?
                  cảm ơn trước!

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi ngaymoi Xem bài viết
                    Bạn supernova ơi, cho mình hỏi là cái tủ điều khiển của bạn dùng điều khiển các đầu báo 24V hay 12V và dòng tối đa của nguồn là bao nhiêu,??! và hỏi thêm là đối với đầu báo định địa chỉ thì thường dùng ADC để xác định địa chỉ từng đầu báo , vậy khi lắp đặt đầu báo phải ghi rõ từng đầu báo và đánh dấu vào các đầu vào của tủ điều khiển, để khi báo động, tủ điều khiển sẽ báo đầu nào báo và người dùng căn cứ vào những đánh dấu đó để lần ra chỗ nào cháy trong nhà. Đây có phải là quy trình tìm ra nơi nào cháy không vậy!?
                    Còn đầu vào không định địa chỉ thì chỉ cần biết khu vực nào có báo động không biết được góc tường nào cháy.
                    hỏi thêm cái nữa là bác có cách gì kiểm tra dứt dây đối với đầu báo không định địa chỉ không ạ!?
                    cảm ơn trước!
                    1) Dòng tối đa của nguồn phụ thuộc vào qui mô của tủ báo cháy, nghĩa là bạn dự định cái tủ của bạn tối đa có thể lắp được bao nhiêu thiết bị (chuông, đèn, đầu báo cháy) và loại thiết bị. Ví dụ, đầu báo khói của Nohmi và các hãng Nhật khác loại 24V có dòng tiêu thụ ở trạng thái giám sát là 50uA, ở trạng thái báo cháy là 70mA, chuông báo cháy Nohmi có dòng tiêu thụ lúc báo cháy là 15mA. Giả thiết là mỗi vùng báo cháy chỉ có 1 đầu báo cháy tại mỗi thời điểm và tối đa là tất cả các chuông báo cháy đều kêu Nếu bạn định thiết kế 1 tủ báo cháy có 20 vùng báo cháy, mỗi vùng báo cháy có thể lắp tối đa 30 đầu báo khói và 5 chuông báo cháy, ta có thể tính dòng cần thiết cho bộ nguồn (với kết quả vẫn còn khá thô nhưng có thể chấp nhận) :
                    (a) Dòng cấp cho các đầu báo khói ở trạng thái báo cháy : 70mA x 1 đầu báo x 20 vùng = 1400mA.
                    (b) Dòng cấp cho các đầu báo khói ở trạng thái giám sát : 50uA x 29 đầu báo x 20 vùng = 29mA.
                    (c) Dòng cấp cho các chuông báo cháy : 15mA x 5 chuông x 20 vùng = 1500mA
                    (d) Dòng cấp cho các mạch điều khiển và hiển thị (MCU, LED,IC,...) ước khoảng 1000mA.

                    Bộ nguồn của bạn phải có khả năng cấp 1 dòng điện không nhỏ hơn (a)+(b)+(c)+d) = (khoảng) 4A. Ví dụ này chỉ để giúp bạn hình dung cách tính. Trong thực tế phải xét đến nhiều yếu tố khác như dòng điện để nạp cho ac-qui dự phòng chẳng hạn.

                    2)Đầu báo địa chỉ không dùng ADC để định địa chỉ. ADC = Analog-to-Digital Converter : Thiết bị chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số.
                    Việc truyền địa chỉ từ đầu báo đến tủ điều khiển báo cháy là hoạt động của các MCU ở đầu báo và MCU ở tủ điều khiển. (Khá giống với truyền theo chuẩn RS485 giữa các thiết bị). Mỗi đầu báo được cài đặt 1 địa chỉ duy nhất theo 1 cách nào đó (bằng DIP switch chẳng hạn). Trong software của MCU ở tủ điều khiển có 1 cơ sở dữ liệu do người lắp đặt hệ thống cài đặt. Cơ sở dữ liệu này có chứa các thuộc tính gắn với mỗi đầu báo trên hệ thống báo cháy như tên khu vực lắp đặt đầu báo, ngưỡng tác động, địa chỉ chuông hoặc thiết bị chữa cháy liên động với đầu báo này.
                    Mỗi khi MCU ở tủ điều khiển nhận được tín hiệu báo cháy từ 1 đầu báo có địa chỉ X nào đấy, nó sẽ truy vấn các thông tin liên quan đến đầu báo có địa chỉ X. Nếu tín hiệu báo cháy đã vượt qua ngưỡng, Tên khu vực sẽ được hiển thị trên màn hình LCD, chuông và các thiết bị chữa cháy liên động sẽ được kích hoạt.
                    3) Về cách xác định dây đứt ở các hệ thống báo cháy không định địa chỉ : bạn tìm lại các bài tôi đã post trước đây.

                    Comment


                    • #40
                      Chào các bác!
                      Em đang phải sửa chữa tủ báo chay hieu NOHMI,nhưng em vẫn chưa hiểu được 1 số kí hiệu trên tủ đó.Chẳng hạn như: A,F,FA,FB,FC,EB+,EB-,LX1,LXC.Ai biết thì giúp em với.Thanks rất nhiều.

                      Comment


                      • #41
                        các bác cho e hỏi nhé:Cty e có cái hệ thống báo cháy địa chỉ của Tàu, e thử test tại tủ nó vẫn báo tốt nhưng khổ lỗi tủ điều khiển toàn tiếng Trung nên khó sử dụng, em muốn để hệ thống báo và đường dây cũ chỉ thay tủ điều khiển bằng tiếng anh loại khác càng tốt nhưng không biết tín hiệu truyền về có đồng bộ được không? Vậy xin các bác cho e ý kiến nên thế nào hay hơn.Thanks!

                        Comment


                        • #42
                          Báo cháy hàng tàu khựa thì bỏ đi, thay bộ mới cho nó lành. Để cả năm có khi báo nhầm đôi bận, lúc cháy thật lại không báo thì vui.
                          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                          Comment


                          • #43
                            Nhưng bên e mà làm một hệ thống đó mới tốn gần 500 triệu, tốn lắm bác ạ. Làm mới thì e chẳng phải lăn tăn suy nghĩ nữa, muốn cải tạo lại mới khó. Ý em muốn lấy các cảm biến báo cháy về trung tâm xử lý nhưng chưa biết tín hiệu truyền về như thế nào?

                            Comment


                            • #44
                              Nhưng bên e mà làm một hệ thống đó mới tốn gần 500 triệu, tốn lắm bác ạ. Làm mới thì e chẳng phải lăn tăn suy nghĩ nữa, muốn cải tạo lại mới khó. Ý em muốn lấy các cảm biến báo cháy về trung tâm xử lý nhưng chưa biết tín hiệu truyền về như thế nào?
                              Đây là hình ảnh của cái tủ trung tâm:
                              Attached Files

                              Comment


                              • #45
                                Hack được tín hiệu của thằng vốn đi ăn cắp phải gọi là thiên tài.
                                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                HueDN Tìm hiểu thêm về HueDN

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X