Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Simple Pickit2

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    . Đã đảo đầu 4 con 1N4148 trong file layout. Có lẽ khi thay đổi kiểu vỏ (trong ARES) mình không để ý.
    Upload lại cho các bác cần dùng Simple Pickit2_.zip
    . Con tụ 100nF chính là con 104 tụ đất. Con này rất sẵn và rất rẻ, kiểu vỏ là CAP10, vẫn thường dùng bypass cho các đường nguồn.
    Click image for larger version

Name:	104.jpg
Views:	1
Size:	2.7 KB
ID:	1345909

    Comment


    • #17
      Cái tụ của bác nếu cắm vào đồng hồ thì chỉ đo được 104pF mà thôi.
      1uF=1000nF
      1nF=1000pF
      Vậy 100nF =100.000pF = 0.1uF
      Theo mình thì cái tụ 100nF nó phải là cái như hình dưới,trị số của nó tương đương 0.1uF thường được gọi là tụ kẹo và không thể thiếu trong các mạch nguồn.Với những mạch lấy nguồn từ cáp USB thì có lẽ các tụ này không có tác dụng gì nhiều.
      Attached Files


      email:
      Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi otacon Xem bài viết
        Cái tụ của bác nếu cắm vào đồng hồ thì chỉ đo được 104pF mà thôi.
        1uF=1000nF
        1nF=1000pF
        Vậy 100nF =100.000pF = 0.1uF
        Theo mình thì cái tụ 100nF nó phải là cái như hình dưới,trị số của nó tương đương 0.1uF thường được gọi là tụ kẹo và không thể thiếu trong các mạch nguồn.Với những mạch lấy nguồn từ cáp USB thì có lẽ các tụ này không có tác dụng gì nhiều.
        Hic, anh em mình lại đi lạc vấn đề rồi.
        Nếu trở nâu-đen-vàng thì bạn đọc trị số của nó là bao nhiêu? Tương tự thế tụ 104 là 10*10^4pF=100nF=0.1uF. Tụ xanh của bạn là loại tụ giấy, nó rất ít được dùng làm tụ bypass (nhất là ở điện áp thấp). Nếu dùng tụ bypass cho mạch (12V đổ xuống) thì nên dùng tụ gốm, là loại tụ có đáp ứng tần số rất tốt.

        Comment


        • #19
          Các sơ đồ từ trước tới giờ đều ghi rõ ở các mạch lọc nguồn đều là 100nF,trong cái Pickit 2 của bác chỉ có đúng 1 con tụ 104 nằm ở chân 14 là có vẻ đủ trị số,còn lại toàn là tụ nhí. Mình đã dùng kìm và bẻ cái tụ gốm bé bé đó ra thì chỉ thấy 2 miếng kẽm chồng lên nhau làm 2 bản tụ,và dùng dung kế để đo loại tụ này thì thấy nó chỉ khoảng 102-104pF.

          Mình đã đi khắp chợ Nhật Tảo mà không kiếm được loại tụ 100nF nào có kích thước bé như loại tụ đất mà bạn đã post.Mình nghĩ là loại tụ của bạn không phải là loại 100nF(bạn thử đo xem sao)và bạn nên chú ý về mặt trị số của linh kiện. vì 104pF và 100nF có 1 cách biệt rất lớn.
          Attached Files


          email:
          Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi otacon Xem bài viết
            Các sơ đồ từ trước tới giờ đều ghi rõ ở các mạch lọc nguồn đều là 100nF,trong cái Pickit 2 của bác chỉ có đúng 1 con tụ 104 nằm ở chân 14 là có vẻ đủ trị số,còn lại toàn là tụ nhí. Mình đã dùng kìm và bẻ cái tụ gốm bé bé đó ra thì chỉ thấy 2 miếng kẽm chồng lên nhau làm 2 bản tụ,và dùng dung kế để đo loại tụ này thì thấy nó chỉ khoảng 102-104pF.

            Mình đã đi khắp chợ Nhật Tảo mà không kiếm được loại tụ 100nF nào có kích thước bé như loại tụ đất mà bạn đã post.Mình nghĩ là loại tụ của bạn không phải là loại 100nF(bạn thử đo xem sao)và bạn nên chú ý về mặt trị số của linh kiện. vì 104pF và 100nF có 1 cách biệt rất lớn.
            Tụ 100nF chính là tụ 104pF mà. 100nF = 100000pF = 10*10^4 = 104pF.
            Con tụ đất nhỏ xíu đó có bán ở Nhật Tảo, ra bảo bán bịch tụ 104 (1 lẻ tư), là người ta lấy cho. Tụ loại này không dùng đơn vị nF mà nó là tụ pi, tức là pico Fara.

            Còn con tụ màu xanh lá cây 104 cũng chính là tụ 100nF luôn, nhưng nó dùng cho điện áp cao, để lọc đầu vào của động cơ chẳng hạn. Lọc nguồn & lọc tín hiệu thì chỉ nên dùng tụ pi hoặc tụ tanta.

            Comment


            • #21
              Simple nghĩa là sao vậy bạn ? Mình làm 1 bản pickit2 cũng clone nhưng giống pickit2 của microchip > 95%, cũng làm DIP mà nhỏ hơn bạn nhiều. Cái pickit2 của bạn có ưu điểm gì nhỉ ???

              Comment


              • #22
                Làm bằng tay (cả pcb), linh kiện cắm.

                p/s: xin lỗi vì bốc mộ cái này :-s

                Comment


                • #23
                  anh ơi cho em hỏi mạch simple pickit2 của anh có nạp được mấy con pic 3v3 không anh?

                  Comment


                  • #24
                    Tụ 104 tức là tụ 100nF, 104 ở đây không phải là giá trị, mà là KÝ HIỆU, giống như vạch màu của điện trở ấy. Em có hẳn 1 bịch (1000 con) 104, em đã dùng VOM WELLINK HL-1240 đo thử thấy giá trị tương đối chính xác.
                    Thân

                    Comment


                    • #25
                      bác ơi cái này nạp dc chip 3v3 không bác

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      KnowMore Tìm hiểu thêm về KnowMore

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X