Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Tóm lại thì Microchip uất ức cái vụ TI bảo là Deep Sleep Mode (Cái mode mà tắt cả RAM nhưng kích lại được = RTC hoặc WD) là "bất tiện" và "nguy hiểm" nên không tính mode này. Và không có mode này thì MSP430 vượt trội so với PIC24 về nguồn.
Còn nếu Include mode này thì bên tám lạng nửa cân.
Kết luận là các mode thông thường thì TI vẫn tiết kiệm hơn PIC. PIC có mode Deep Sleep cũng tiện. Cứ tắt hết rồi ngày tháng nào đó bật lên làm cái gì đó rồi lại tắt. Dùng pin thoải mái
Tóm lại thì Microchip uất ức cái vụ TI bảo là Deep Sleep Mode (Cái mode mà tắt cả RAM nhưng kích lại được = RTC hoặc WD) là "bất tiện" và "nguy hiểm" nên không tính mode này. Và không có mode này thì MSP430 vượt trội so với PIC24 về nguồn.
Còn nếu Include mode này thì bên tám lạng nửa cân.
Kết luận là các mode thông thường thì TI vẫn tiết kiệm hơn PIC. PIC có mode Deep Sleep cũng tiện. Cứ tắt hết rồi ngày tháng nào đó bật lên làm cái gì đó rồi lại tắt. Dùng pin thoải mái
Oạch, bác chưa làm việc với Low Power hay sao mà chỉ chú ý tới cái đó?
Claim 1: TI nói tất cả các dòng MSP430 của nó là Low Power >> MCHP chỉ ra cái bảng các dòng MSP430Fxxxx không phải là low power. Bởi bản thân MCHP xác định rõ, cái nào là Low Power thì nó ghi rõ là XLP (eXtreme Low Power)
Claim 2: TI có giá trị hoạt động cực tốt ở 3.0V. Nhưng vấn đề TI quên mất một điều, đó là khi dùng pin (battery) thì điện áp nó sẽ sụt xuống trong suốt quá trình sử dụng, việc tối ưu tại điểm 3.0V, nhưng tại các điểm điện áp thấp lại không tối ưu bằng MCHP vì trong suốt quá trình hoạt động, phải đến 99% thời gian hoạt động là dưới ngưỡng 3.0V, thậm chí là 100%. TI thiếu tính thực tế ở điểm này.
Claim 3: TI tiết kiệm năng lượng nhất quả đất >> MCHP chọn và chỉ ra các Mode Sleep với các ngoại vi chạy khác nhau, và cho thấy MCHP chạy sleep hơn hẳn TI tới 30 - 50%.
Claim 4: TI bảo chế độ Deep Sleep để tiết kiệm hơn này "nguy hiểm". MCHP chỉ trích tại vì TI làm không được cái Mode này nên bảo là nó nguy hiểm, nhưng thực ra TI cũng đã học theo và ra một dòng MSP có chế độ OFF này, TI gọi đó là LPM5 (Low Power Mode 5), trong khi đại đa số các dòng khác của TI không có mode này. Nếu nguy hiểm như vậy tại sao TI còn đẻ ra cái LPM5?
Claim 5: Dẫn từ Claim 4 qua, vừa bảo là Deep Sleep của MCHP là nguy hiểm, bản thân lại tạo ra cái LPM5 còn nguy hiểm hơn, khi mà ở Deep Sleep thì WDT/RTCC của PIC vẫn chạy, còn LPM5 thì tắt một cách triệt để, chỉ có thể reset mới thức dậy lại. Trong khi đó PIC thì có 6 nguồn để wake up lại. Đây chính là điểm mâu thuẫn lớn trong lý luận của TI.
Claim 6: Cái này F miễn bàn, vì MCHP nói TI lấy thông số tính toán là lấy thông số typical của MSP để tính, và so sánh với thông số max của PIC. MCHP nó mang ra tính lại với các thông số typical so với nhau, trong cùng điều kiện sleep, thì kết quả MCHP tốt hơn.
>> Chỗ này bác qmk đọc chưa kỹ, đó là ở chế độ hoạt động thì MCHP nó vẫn chứng minh là nó tốt hơn, chứ không phải như kết quả tính của TI.
>> Với quan điểm của F, cái đống tính toán này chỉ là lý thuyết, bản thân mấy cục pin đó chạy thế đếch nào được 6,7 năm mà tính làm gì cho mệt. Đại khái là với F ở điểm này chẳng nên so sánh, so sánh kiểu này chỉ cho vui, đằng nào mà chả phải thay pin như nhau. Nếu mà tính tới pin, thì năng lượng của MCU đáng bao nhiêu đâu, mà quan trọng là năng lượng của mấy thằng ngoại vi kìa. Vd như năng lượng RF, năng lượng GPRS, năng lượng thu phát IR, ... Mấy cái đó nó mới ngốn chính, chứ con MCU thì ngốn bao nhiêu?
Hai thằng này so sánh chỗ này hơi bị dở hơi.
Claim 7: MSP thức dậy nhanh hơn PIC. Hè, chỗ này là một bài toán rất thực tế và rất hay. Đây là đoạn mà MCHP và TI đang oánh nhau ở thị trường VN đây. F xin miễn bình luận chi tiết.
Claim 8: MSP/PIC thằng nào chạy nhanh hơn? (lưu ý đi kèm với điều kiện tiết kiệm năng lượng hơn). MCHP làm một bài thí dụ copy mảng 32 byte từ vị trí này sang vị trí khác để chứng minh là nó hoạt động hiệu quả hơn, vừa nhanh hơn vừa tiết kiệm năng lượng hơn
Vụ này sẽ rất vui ở các ứng dụng:
- RF/RFID, IR, Zigbee >> MCHP có phần hơn, vì thường Zigbee nó chạy bền bỉ, thời gian tính bằng hàng năm mới thay pin (cái này MCHP tỏ ra hơn hẳn, vì nó lợi hơn tới khoảng 30%, thực tế, ứng dụng trong siêu thị, vào năm ngoái MCHP đã thắng lớn giải pháp này)
- Di động >> chỗ này đang chấm hỏi, vì điện áp pin Lithium khoảng 3.7V, như vậy nếu ở dải 3.0V trở lên, thì TI có ưu thế hơn MCHP. Nhưng khổ nỗi, các ứng dụng M2M di động, thì các chân giao tiếp của nó lại là 2.85V và 1.85V chứ không phải là 3.3V. Vậy thì ở dải điện áp < 3.0V, MCHP lại có ưu thế hơn. Chính vì vậy, tại điểm này, F đánh giá 2 thằng như nhau, và F vẫn cho rằng TI đang có lợi thế hơn vì ứng dụng loại di động thì nguồn ổn định chứ không bị sụt dần theo thời gian. Nhưng nó vẫn còn phụ thuộc vào trình độ và năng lực thiết kế của kỹ sư của hai bên. Mà lúc này có vẻ vấn đề kỹ thuật không quá xa nhau.
F tóm tắt lại các vấn đề và chua thêm vài nhận xét cá nhân để các bạn nắm rõ thêm về vấn đề Low Power.
Với quan điểm của F, cái đống tính toán này chỉ là lý thuyết, bản thân mấy cục pin đó chạy thế đếch nào được 6,7 năm mà tính làm gì cho mệt. Đại khái là với F ở điểm này chẳng nên so sánh, so sánh kiểu này chỉ cho vui, đằng nào mà chả phải thay pin như nhau. Nếu mà tính tới pin, thì năng lượng của MCU đáng bao nhiêu đâu, mà quan trọng là năng lượng của mấy thằng ngoại vi kìa. Vd như năng lượng RF, năng lượng GPRS, năng lượng thu phát IR, ... Mấy cái đó nó mới ngốn chính, chứ con MCU thì ngốn bao nhiêu?
Chuẩn ! Em lấy ví dụ có một bác thiết kế một cái modem(PIC + SIM300), bác ấy mất công thiết kế và lập trình trong vong 3 tháng để cái modem chạy ổn ổn,. Đùng một cái thây bảo chip TI chạy tiết kiệm năng lượng hơn, lập tức bỏ cái modem dùng pic đi, chuyển sang thiết kế lại modem và dùng chip của TI. Chẳng hiểu bác ấy tiêt kiệm được bao nhiêu năng lượng so với mức tiêu thụ năng lượng của con sim300 kia chứ.Tiếc thay cho cái modem dùng pic.
Chuẩn ! Em lấy ví dụ có một bác thiết kế một cái modem(PIC + SIM300), bác ấy mất công thiết kế và lập trình trong vong 3 tháng để cái modem chạy ổn ổn,. Đùng một cái thây bảo chip TI chạy tiết kiệm năng lượng hơn, lập tức bỏ cái modem dùng pic đi, chuyển sang thiết kế lại modem và dùng chip của TI. Chẳng hiểu bác ấy tiêt kiệm được bao nhiêu năng lượng so với mức tiêu thụ năng lượng của con sim300 kia chứ.Tiếc thay cho cái modem dùng pic.
Ở Claim 7, cách chứng minh của MCHP cho thấy đây là một trong những điểm yếu cần khắc phục của MCHP, nhưng tính ra tốc độ xử lý trung bình để có thể giải quyết được Claim 7 hoàn toàn là có khả năng.
Vấn đề là người đó có đủ hiểu biết về PIC để giải quyết vấn đề kỹ thuật này không?
Nếu người đó đủ năng lực kỹ thuật giải quyết vấn đề này, thì việc chọn TI hay PIC không phụ thuộc vào vấn đề kỹ thuật nữa. Còn nếu chỉ vì thông tin TI tiết kiệm năng lượng hơn PIC mà chuyển sang sử dụng TI một cách khơi khơi như vậy, thì... chịu...
Đúng là cãi nhau cho vui!
Tiết kiệm nguồn cần giải pháp trong toàn bộ thiết kế, chứ một hai chỗ thì chả ăn thua.
- MCU ngủ với nghỉ làm gì, trong khi đầu vào là con 7805 to tướng (Iq~5mA)
- LED báo nguồn yếu dùng dòng ~5mA (thế cho nó sáng)
- công tắc nguồn dùng 4013 với IRF9540 (2uA+25uA _maximum)
- trở treo dùng toàn 2k2 cho "đỡ nhiễu", dù lắp 33k vào vẫn ổn
...
Chọn một mcu để dùng vào thiết kế cũng cần nhiều yếu tố. Kể cả về giá thành thì giá thành phẩm mới quan trọng, chứ còn giá con chip cũng chỉ để cho vui.
Trong các sản phẩm đã làm mình cũng chưa lập trình tiết kiệm năng lượng bao giờ (không cần, hoặc cần thì phần cứng lại không được thiết kế tiết kiệm năng lượng).
Đây là cuộc chiến giữa con muỗi và con ếch. Chúng ta chờ xem hồi kết cái đã.
Trong khoảng thời gian này Microchip muốn chứng tỏ vị trí của mình trên thương trường, liên tiếp tung ra nhiều thông tin PR cho riêng mình, ví dụ như tuyên bố đòi mua ATMEL hồi năm ngoái...
Đa số các hãng điện tử nổi tiếng điều theo xu hướng chung của thế giới (riêng về mảng MCU), ví dụ như SAMSUNG, Freescale, TI... Về phần mềm, hầu như hãng nào cũng chú trọng đến cộng đồng mã nguồn mở GNU. Microchip thì không, luôn khẳng định vị trí độc tôn của mình, không chơi những thứ mà mọi người đang theo đuổi làm gì. Và như thế thì liệu Microchip có thể cầm cự với con PIC của mình đến bao lâu ? Mình để ý thấy roadmap của MC đứng lại ở PIC32 cũng khá lâu rồi.
Theo cá nhân của mình thì MC nên tìm con đường nào tốt hơn, nếu tiếp tục tư tưởng như hiện tại thì tương lai sẽ rất mờ mịt, vì phải gồng mình chống chọi với quá nhiều đối thủ. Về tiêu chí chon MCU thì đối với thị trường VN thì lowpower cũng không quan trọng lắm đâu, cái quan trọng nhất vẫn ở giá cả, nếu nói về giá thì MC hay ai đi nữa cũng không thắng nổi Renesas, ST đâu. Hiện tại ở thị trường VN có con ARM của ST với giá chỉ có 38K thôi. Nếu là khách hàng, giữa 1 con ARM giá rẻ và con PIC cùng tính năng tôi sẽ chọn cái nào ? Nếu tôi là đại gia, không muốn nghiên cứu nhiều thì tôi sẽ chọn PIC ngay, vì đỡ phải tốn công học thêm về cách lập trình MCU mới. Nếu tôi có đội ngũ năng động thì không dại gì từ bỏ con ARM rẻ tiền kia cả.
Đây là cuộc chiến giữa con muỗi và con ếch. Chúng ta chờ xem hồi kết cái đã.
Trong khoảng thời gian này Microchip muốn chứng tỏ vị trí của mình trên thương trường, liên tiếp tung ra nhiều thông tin PR cho riêng mình, ví dụ như tuyên bố đòi mua ATMEL hồi năm ngoái...
Đa số các hãng điện tử nổi tiếng điều theo xu hướng chung của thế giới (riêng về mảng MCU), ví dụ như SAMSUNG, Freescale, TI... Về phần mềm, hầu như hãng nào cũng chú trọng đến cộng đồng mã nguồn mở GNU. Microchip thì không, luôn khẳng định vị trí độc tôn của mình, không chơi những thứ mà mọi người đang theo đuổi làm gì. Và như thế thì liệu Microchip có thể cầm cự với con PIC của mình đến bao lâu ? Mình để ý thấy roadmap của MC đứng lại ở PIC32 cũng khá lâu rồi.
Theo cá nhân của mình thì MC nên tìm con đường nào tốt hơn, nếu tiếp tục tư tưởng như hiện tại thì tương lai sẽ rất mờ mịt, vì phải gồng mình chống chọi với quá nhiều đối thủ. Về tiêu chí chon MCU thì đối với thị trường VN thì lowpower cũng không quan trọng lắm đâu, cái quan trọng nhất vẫn ở giá cả, nếu nói về giá thì MC hay ai đi nữa cũng không thắng nổi Renesas, ST đâu. Hiện tại ở thị trường VN có con ARM của ST với giá chỉ có 38K thôi. Nếu là khách hàng, giữa 1 con ARM giá rẻ và con PIC cùng tính năng tôi sẽ chọn cái nào ? Nếu tôi là đại gia, không muốn nghiên cứu nhiều thì tôi sẽ chọn PIC ngay, vì đỡ phải tốn công học thêm về cách lập trình MCU mới. Nếu tôi có đội ngũ năng động thì không dại gì từ bỏ con ARM rẻ tiền kia cả.
Bác này không phải kỹ thuật, mà là sales .Đang nói về lowpower cơ mà, để các bác kỹ thuật của TI và MCHP và nói cho mọi người biết đường mà chọn hướng đi cho mình chứ. Hiện tại thì a F vẫn đang thắng thế về các luận điểm lowpower của MCHP. Bác nào của TI có khả năng tranh cãi về vấn đề này nhào vô đưa ra dẫn chứng đi chứ.
Mình rất mù mờ về khả năng tiết kiệm năng lượng của TI, nhưng chả có cái gì chứng mình TI hơn MCHP và ngược lại. Giờ hi vọng luồng tranh cãi này có ích
Bác này không phải kỹ thuật, mà là sales .Đang nói về lowpower cơ mà, để các bác kỹ thuật của TI và MCHP và nói cho mọi người biết đường mà chọn hướng đi cho mình chứ. Hiện tại thì a F vẫn đang thắng thế về các luận điểm lowpower của MCHP. Bác nào của TI có khả năng tranh cãi về vấn đề này nhào vô đưa ra dẫn chứng đi chứ.
Mình rất mù mờ về khả năng tiết kiệm năng lượng của TI, nhưng chả có cái gì chứng mình TI hơn MCHP và ngược lại. Giờ hi vọng luồng tranh cãi này có ích
Hiện chưa có ai công nhận bác F thắng thế về các luận điểm giữa MC và TI cả ?
Theo mình biết thì Microchip có 2 sản phẩm truyền thống và rất đẳng cấp là con PIC và thằng Keeloq. Bổ các bộ chìa khóa ôtô đời mới ra khó con xe nào tránh được thằng keyloq này --> pro!
Còn về giải pháp nguồn thì tổng thể chưa thấy ai hơn được TI cả. Khó tính như thằng Apple cũng chỉ chọn IC nguồn của TI cho iPhone, đập đồ LG ra cũng lại thấy toàn TI,... --> pro!
Nếu vì có tài chính mà tham gia quá nhiều trận địa thì chưa hẳn đã tốt.
Còn về giải pháp tiết kiệm năng lượng trong MCU giữa 2 thằng này thì... Lại ngồi nghe cao kiến của các bác.
Đúng là cãi nhau cho vui!
Tiết kiệm nguồn cần giải pháp trong toàn bộ thiết kế, chứ một hai chỗ thì chả ăn thua.
- MCU ngủ với nghỉ làm gì, trong khi đầu vào là con 7805 to tướng (Iq~5mA)
- LED báo nguồn yếu dùng dòng ~5mA (thế cho nó sáng)
- công tắc nguồn dùng 4013 với IRF9540 (2uA+25uA _maximum)
- trở treo dùng toàn 2k2 cho "đỡ nhiễu", dù lắp 33k vào vẫn ổn
...
Chọn một mcu để dùng vào thiết kế cũng cần nhiều yếu tố. Kể cả về giá thành thì giá thành phẩm mới quan trọng, chứ còn giá con chip cũng chỉ để cho vui.
Trong các sản phẩm đã làm mình cũng chưa lập trình tiết kiệm năng lượng bao giờ (không cần, hoặc cần thì phần cứng lại không được thiết kế tiết kiệm năng lượng).
Bạn phân tích sai về thiết kế rồi, các thiết kế tiết kiệm năng lượng vd như thiết kế remote hồng ngoại hoặc RF chẳng hạn. Những thiết kế này cần tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn pin 3V, 1.5V... là phổ biến. Như vậy, khi đó không cần các con LDO.
Đối với các mạch điều khiển liên quan tới công suất, thì chắc chắn người ta phải có nguồn cấp ổn định, hoặc người ta phải chọn giải pháp nguồn dự phòng (trong trường hợp tiết kiệm năng lượng), và thời gian sử dụng chỉ ngắn thôi, nhưng phải đủ dài.
Do vậy, những thiết kế tiết kiệm năng lượng chỉ nằm trong một mảng giải pháp cố định, chứ không phải cái nào cũng xài dòng chip tiết kiệm năng lượng.
Vd như những ứng dụng khóa xe điện tử chẳng hạn, nó buộc phải xài các con tiết kiệm năng lượng, chứ hơi đâu người ta đi thay pin cho nó suốt ngày, hay phải charge nó mỗi khi dùng... Thời gian sử dụng nói chung được tính khoảng 3 năm đổ lại. Tất nhiên khi tính lý thuyết với con PIC, thì người ta so sánh và căn ke nhau từng 4-6 tháng trên tổng số 6,7 năm, là để chứng minh nó tiết kiệm được hơn kém nhau 5-10%. Nhưng 5-10% này không phải là vấn đề với các phần thu phát RF khác.
Đa số các hãng điện tử nổi tiếng điều theo xu hướng chung của thế giới (riêng về mảng MCU), ví dụ như SAMSUNG, Freescale, TI... Về phần mềm, hầu như hãng nào cũng chú trọng đến cộng đồng mã nguồn mở GNU. Microchip thì không, luôn khẳng định vị trí độc tôn của mình, không chơi những thứ mà mọi người đang theo đuổi làm gì. Và như thế thì liệu Microchip có thể cầm cự với con PIC của mình đến bao lâu ? Mình để ý thấy roadmap của MC đứng lại ở PIC32 cũng khá lâu rồi.
1) Về vấn đề GNU có thể nên mở một luồng khác để thảo luận, vì có lẽ bạn chưa biết gì về PIC nên nói PIC không đi theo mã mở. Nếu bạn biết C30 và C32 phát triển trên nền GCC và có cung cấp cả source code của compiler thì bạn sẽ nói gì? Nếu bạn biết PICKit 2 là một sản phẩm mã nguồn mở (mạch nạp) từ phần cứng, firmware cho tới phần mềm... bạn sẽ nói gì? Từ công cụ nạp cho tới trình biên dịch của PIC đều là mã nguồn mở cả, không hiểu từ đâu mà bạn có kết luận như nêu trên?
2) Chính vì PIC1654 (thủy tổ của các con PIC ngày nay) không sử dụng core 8051 truyền thống, và đã chiếm lĩnh thị trường, xây dựng thành MCHP to bự như hiện nay, chính là vì nó làm khác đi. Chính vì nó làm khác đi, và làm tốt hơn, nên nó mới trở thành number 1 về dòng 8-bit, trong khi 8051 đã từng và đang thống lãnh thị trường tại thời điểm đó.
Việc MCHP đi đúng hay sai, cá nhân F chỉ là hạt cát trên chân con ruồi của cái nhà MCHP, F không dám bàn luận việc này, huống chi là dám bàn luận tới vấn đề của các hãng to lớn khác. Tuy nhiên, thảo luận kỹ thuật không nên "ném đá" sang các vấn đề khác. Chúng ta chỉ đánh giá vấn đề kỹ thuật để thảo luận mà thôi.
Về mặt sản xuất thực tế, MCHP có những lần bị thua TI, và cũng có thắng TI, nhưng câu chuyện còn dài.
Cuộc chơi cuối cùng sẽ được định đoạt có lẽ vào năm 2020. Hiện tại doanh số bán của MCHP và TI ở VN chỉ mới là ruồi muỗi so với những gì hai hãng này mong đợi ở thị trường VN, nó chưa khẳng định được gì.
F xin phép rút khỏi tranh luận về vấn đề sales, vì nó không liên quan gì ở đây cả.
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment