Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Remot vô tuyến- dùng vi điều khiển PIC

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Về việc thay thế các con PTxxxx thì công ty R&P đã làm thực tế và đang chào bán sản phẩm này cho các hãng sản xuất quạt điện.

    R&P sử dụng các con PIC mới nguyên, thay cho các con PT, đạt được tầm hoạt động tốt hơn gấp đôi (từ 7m lên 14m, chủ yếu do đầu thu tốt), tiết nghiệm năng lượng hơn (nhưng thực ra thì cái quạt VN chả mấy ai quan tấm tới việc này, sau này họ sẽ phải quan tâm).

    Sản phẩm đã hoàn thiện và được giới thiệu ở đây:http://dientu.rpc.vn/content/view/28/23/

    Nó là sản phẩm giải mã hồng ngoại, còn RF thì hiện nay R&P chưa có sản phẩm, nhưng việc sử dụng PIC cho việc encode và decode là việc làm hoàn toàn khả thi và nên làm. Một sản phẩm của R&P làm cho nhà sản xuất Hà Lan, cũng làm được một số việc kiểu như thế này.

    Nói tóm lại, đây là việc nên làm, kể cả việc bạn lấy một con PIC thay cho con PTxxxx thì nó vẫn rẻ hơn là mua con PTxxxx (cái này là sự thật, xem sản phẩm trên kia). Còn nếu bạn đã có một con PIC giao tiếp rồi, không có lý do gì để không dùng nó luôn.

    Với các bạn thiết kế chơi vui, 200K cho sản phẩm này không phải là đắt. Nhưng các bạn nên nhớ, R&P làm sản phẩm kiểu như thế này với giá 100K - 150K mà thôi. Với số lượng đặt hàng 1000pcs/tháng, thì con số mỗi tháng sẽ là 50.000.000 - 100.000.000 VND. Cứ giảm được 5000VND trên mỗi sản phẩm, mỗi tháng tiết kiệm được 5.000.000 VND.

    Với các bạn có lẽ là rẻ, không đáng kể, nhưng với R&P đó là giá trị lớn, chưa kể các khấu hao trong quá trình sử dụng, pin máy laptop sẽ mau hỏng hơn nếu bạn dùng thiết bị USB tiêu thụ dòng lớn khi không cắm điện, ví dụ là như vậy.

    Một thiết bị các bạn làm bộ nguồn 0.2A để thiết bị hoạt động. Hãy tưởng tượng các bạn cho nó hoạt động 24/24, điều gì sẽ xảy ra? Những sản phẩm của PIC cần tiêu thụ dòng ở mức 1.5mA đến 0.5mA mà thôi. Rồi hãy tính thử việc bạn đang dùng pin, điều khó khăn cho người dùng là cứ luôn phải mang pin dự phòng nếu như... bạn tiêu thụ nguồn lớn. Một cái xe đồ chơi thì tốt thôi, trẻ con hết chơi người lớn đỡ phiền, nhưng đang ngồi trong buổi hội thảo mà bấm bụp bụp không được, có vẻ như sẽ chẳng ai mua hàng của các bạn nữa.

    Tôi thích bỏ ra 200K để mua một sản phẩm mà tôi có thể sử dụng lâu dài, ít cần quan tâm tới nó, hơn là để mua một sản phẩm 300K và khi cho ai mượn dùng tôi lại phải nói: "Nó mau hết pin lắm nhé, anh cần mua thêm 2 cục pin tiểu vì tôi dùng nó một thời gian rồi".

    Chúc vui.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #47
      Nó là sản phẩm giải mã hồng ngoại, còn RF thì hiện nay R&P chưa có sản phẩm, nhưng việc sử dụng PIC cho việc encode và decode là việc làm hoàn toàn khả thi và nên làm. Một sản phẩm của R&P làm cho nhà sản xuất Hà Lan, cũng làm được một số việc kiểu như thế này.
      Vậy là công ty R&P bên F chưa từng làm với RF và PT2262/PT2272? Vì miền tần số của RF rất dễ bị nhiễu hơn nhiều so với IR nên việc sử dụng software encode/decode sẽ gặp một số vấn đề vì những xung nhiễu, dẫn đền MCU sẽ tốn thêm tài nguyên để check và kiểm tra. Ví dụ nếu công thệm quét led vào mạch nữa thì chịu chết.
      Vấn đề về năng lượng khi dùng và không dùng PT22xx như F mô tả chưa hẳn là đúng, nếu phải nuôi 1 con PT2272 + PIC sleep đợi tín hiệu nhấn so với 1 con PIC cứ phải quét liên tục để decode dữ liệu thì bên nào tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, con PIC nào tuổi thọ cao hơn. Còn đối với USB Laptop một thiết bị RP3 cũng tương đương một con chuột USB thôi, ảnh hưởng đến BAT của máy không đáng kể, trong khi đâu phải lúc nào mình cũng trình chiếu Powerpoint.
      Tóm lại chấp nhận nếu thêm chip PT22xx vào tốn thêm 5K thì tốn tiền nhưng hiệu suất thu nhận tín hiệu mạch cao hơn, còn dùng software thì cũng vẫn được nhưng chấp nhận một số nhược điểm nhất định.
      OK. Stop here.

      Email:
      Phone: 0905.034.086

      Comment


      • #48
        --- cái gì chẳng có khuyết điểm , có cái nào là cái hoàn hảo đâu ! ... Chấp nhận được là được .

        Định viết nữa nhưng sợ cãi nhau nên thôi ... vẫn cứ băn khoăn ... tại sao lại thêm quét led vào đây ?

        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #49
          Thôi, cứ nói là cãi nhau mà chẳng làm được gì.
          Thế này nhé.
          DuyPhi gửi code PIC lên, và cả sơ đò nữa mình thêm cho đoạn mã thu phát RF. Mình chỉ có CCS nên source CCS là tốt nhất.
          Sau nếu ai dùng opensource thì thỉnh thoảng mời chầu coffe nhé.
          ( Đang bán 40$ trong khi SX hết 5$)
          Đảm bảo.
          Vẫn linh kiện đó nhưng khoảng cách tăng thêm 50 đến 100% nữa.
          Cái này đã bán sản phẩm mãi rồi nên k phải thắc mắc. Bác BA cũng biết rồi.
          Lý do tăng khoảng cách.
          Mã hóa tốt hơn và có chế độ nhận dạng xung thông minh ( Khử wander và jitter)
          Và ưu điểm là truyền DATA tốc độ cao chứ k chậm như PT. Có thể đạt 1200 đến 2400 baud
          Nếu PIC dùng USB đi nữa thì vẫn có thể giải mã trên 10 kênh RF được. Không như bạn nào đó nói là k dc.Chỉ sợ k đủ chân PIC để nối với RF thôi.
          Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

          Biến tần
          Máy giặt
          Lò vi sóng
          Bếp từ.
          Tủ lạnh.
          Điều hòa

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi MicroDuyphi Xem bài viết
            Sơ đồ mạch của RP3:






            Thuật toán xử lý chương trình của RP3:

            Ông anh làm thế này thì đắt quá, đúng là chỉ cho học hành thôi, sản xuất thế nào được, giá thành bộ này cũng phải 400k là ít, nhỉ!
            Last edited by natra2k2; 04-09-2008, 22:47.

            Comment


            • #51
              ặc ặc zo trong này độc thấy mấy bác cãi nhau là chính , chuyện chính thì chẳng bàn

              Comment


              • #52
                Ông anh làm thế này thì đắt quá, đúng là chỉ cho học hành thôi, sản xuất thế nào được, giá thành bộ này cũng phải 400k là ít, nhỉ!
                Bạn tính sao mà giá tới 400K dữ vậy?? Chỉ khoảng 200-250K cho một bộ RP3 này thôi.

                Email:
                Phone: 0905.034.086

                Comment


                • #53
                  Đây là mạch kiếm cơm ( Đã tặng PCB cho bác BA) Nên chỉ công bố SCH. Anh em tự tìm hiểu thêm, Nhưng MH dùng PIC ( trước là PIC16F84 cái này hỏi MaiKhanh chợ trời mình là người dặt hàng PIC đầu tiên và nhiều nhất . Bây giờ MK vẫn gọi là Dũng PIC, sau chuyển sang 16F88 cho rẻ và cùng kiểu chân cho đỡ phải thay đổi PCB )
                  Do vậy tính khả thi thì khỏi bàn.
                  Với sơ đồ này tốc độ 2400 baud, trong thành phố được 1.5 đến 1.7Km ( Đo trên bản đồ )
                  Attached Files
                  Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                  Biến tần
                  Máy giặt
                  Lò vi sóng
                  Bếp từ.
                  Tủ lạnh.
                  Điều hòa

                  Comment


                  • #54
                    Việc viết code cho 18f2550 cùng encode tín hiệu RF và giao tiếp với USB là điều hoàn toàn có thể được chất lượng cũng chẳng thua kém gì cả, nhận thấy việc chọn lựa sự phương cách nào để hoàn thành sản phẩm (có pt hay không có pt) là do chủ ý của từng người, trên cả hai mặt kinh tế và khả trình , một sản phẩm được đưa ra thì cứ để người mua tham khảo giá cả và chọn lựa, phần lợi nhuận hoặc thua lỗ thuộc về nhà sản xuất, thôi thì ta cứ để thị trường quyết định hơi đâu mà phân tích phải không nè

                    to @queduong : ý kiến mạnh mẽ lên sản phẩm người khác là ko nên
                    to @duyphi & ... : đừng vội bác bỏ những gì mình cho là không được

                    chúc vui .
                    Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
                    Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

                    Comment


                    • #55
                      Vấn đề là
                      Tên của nó là " Remot vô tuyến- dùng vi điều khiển PIC"
                      lại thấy có con PT nên mọi người nói thôi chứ một bài toán có nhiều cách giải tùy theo hoàn cảnh nên chỉ có người thiết kế mới hiểu rõ là cần làm gì.
                      Còn cái RF này mà bán rộng rãi, ví dụ SV mua mỗi người một cái thì cũng khỏi điều khiển luôn.
                      Đã có lần ở sân BKHN có mấy thày trẻ có xe mang đỗ mất chỗ trước Trung tâm năng lượng mới cạnh thư viện Tạ Quang Bửu. Đến trưa bật máy phát lên rồi đi ăn cơm, các thày thì cứ ra công mở khóa xe. Khi ăn cơm về vẫn thấy mở khóa, Vào tắt cái máy đi thì tự nhiên lại mở cửa, nỗ máy bình thường. Một số thày cực kỳ ngạc nhiên , sau đó không thấy xe đến đó đỗ nữa. Đó là nhược điểm của SteelMate hay dòng PT đó. Sorry mấy thày có xe đó.
                      các mã sau này đều dùng nhảy tần cả nên nhiều khi mọi đánh giá đều tương đối. Nhưng mong rằng mọi người là dân kỹ thuật thì nhìn nhận vấn đề khác với người không biết kỹ thuật. Nếu không thì điện tử nói chung khó phát triển lắm.
                      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                      Biến tần
                      Máy giặt
                      Lò vi sóng
                      Bếp từ.
                      Tủ lạnh.
                      Điều hòa

                      Comment


                      • #56
                        Nghe cãi mà thấy thú vị quá (không phải em mất lịch sự nhưng học được nhiều lắm).

                        To QDuong: Câu này anh nói đáp án của nó nằm ở lời anh Minh Hà nói phải không.
                        Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết

                        --- Tại sao Steelmate từ bỏ dòng Pt2272 của Princeton ??? Nếu không biết những chuyện này thì thôi !

                        Steelmate là ai vậy ??? , các bác đã xem các thiết bị điều khiển, báo động ô tô , xe máy chưa ???
                        Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
                        Vấn đề là
                        Đã có lần ở sân BKHN có mấy thày trẻ có xe mang đỗ mất chỗ trước Trung tâm năng lượng mới cạnh thư viện Tạ Quang Bửu. Đến trưa bật máy phát lên rồi đi ăn cơm, các thày thì cứ ra công mở khóa xe. Khi ăn cơm về vẫn thấy mở khóa, Vào tắt cái máy đi thì tự nhiên lại mở cửa, nỗ máy bình thường. Một số thày cực kỳ ngạc nhiên , sau đó không thấy xe đến đó đỗ nữa. Đó là nhược điểm của SteelMate hay dòng PT đó. Sorry mấy thày có xe đó.
                        Nói gì ngụ ý nhiều quá.Đoán mệt thật

                        Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.
                        Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi quoc_thaibk Xem bài viết
                          Nghe cãi mà thấy thú vị quá (không phải em mất lịch sự nhưng học được nhiều lắm).

                          Nói gì ngụ ý nhiều quá.Đoán mệt thật
                          Nghĩa là nếu có ô tô xịn , có trang bị điều khiển thì cũng nên tìm những cái có khả năng có giá trị mà làm ... Lúc đấy mới thấy được giá trị của câu nói " Đắt sắt ra miếng " ...
                          Chứ tung tăng cầm cái remote đi ... Có bữa ngồi trông xe cả ngày ... hoặc vào cabin trống hoác vì bị chôm chỉa . (Tính bảo mật của PT kém ).

                          --- Còn chuyện như một vị giáo sư đang thuyết trình ... mà cái remote không điều khiển được ... hay nhảy loạn xạ ...
                          Thì cũng đừng hỏi vì sao ...
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết




                            Đây là mạch kiếm cơm ( Đã tặng PCB cho bác BA) Nên chỉ công bố SCH. Anh em tự tìm hiểu thêm, Nhưng MH dùng PIC ( trước là PIC16F84 cái này hỏi MaiKhanh chợ trời mình là người dặt hàng PIC đầu tiên và nhiều nhất . Bây giờ MK vẫn gọi là Dũng PIC, sau chuyển sang 16F88 cho rẻ và cùng kiểu chân cho đỡ phải thay đổi PCB )
                            Do vậy tính khả thi thì khỏi bàn.
                            Với sơ đồ này tốc độ 2400 baud, trong thành phố được 1.5 đến 1.7Km ( Đo trên bản đồ )
                            Cái sơ đồ anh đưa lên chạy được thì cũng là điều quá lạ???
                            Tín hiệu điều khiển Anh đưa từ PIC đến Trans thứ 1, ví dụ là mức 1 thì
                            Trans Q1 dẫn, --->chân E có áp âm ~ 0Volt cực B của Q2 được nối thẳng vào V++ ====> Vậy mà chạy được sao bác MH????

                            Tôi nói có nhầm hay không: Sơ đồ trên anh đưa dọa mấy bác lơ mơ hay sao đấy, DuyPhi tôi thấy sơ đồ bác đưa lên đây khác với những gì bác giới thiệu quá.

                            Kết luận: Nỗ.....con Q2!

                            Comment


                            • #59
                              các bạn cứ mải tranh luận mà không biết các công ty bên Trung Quốc đa đi trước minh một bước:
                              xin góp ý cho bạn DuyPhi ý tưởng của bạn rất tuyệt. Nhất là với những ai mói làm quen với điều khiển bẳng vô tuyến, tuy nhiên nếu phát triển lên đươc song công hoặc bán song công thì quả là tuyệt vời

                              còn bạn QueDuong da thành công trong việc viết code cho 2272 thì bạn phát triển thêm
                              việc cài đặt code cho 2262 hoặc tự thiết kế cho mình một giao thức
                              hiện nay các sản phẩm của TQ đa số là cài đặt cốt trên VDK thay cho 2272 thậm chí cả RC luôn và thao tác chỉ một phím nhấn
                              cặp 2262 và 2272 hiện không còn là bảo đảm về tính bảo mật của địa chỉ nữa (hiện mình có code bẳng 89 để bẻ khóa nó) nếu cần mình đưa lên cho
                              vì vậy mà hướng giao thức mới là thực tiễn
                              bạn có thể tham khảo các sản phẩm do mình thiết kế bằng vô tuyến trên www.baotrom.com
                              minh nói vậy nếu có làm ai phật ý cho mình xin lỗi

                              chúc các bạn thành công
                              Điện thoại:
                              email:

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi MicroDuyphi Xem bài viết
                                Cái sơ đồ anh đưa lên chạy được thì cũng là điều quá lạ???
                                Tín hiệu điều khiển Anh đưa từ PIC đến Trans thứ 1, ví dụ là mức 1 thì
                                Trans Q1 dẫn, --->chân E có áp âm ~ 0Volt cực B của Q2 được nối thẳng vào V++ ====> Vậy mà chạy được sao bác MH????

                                Tôi nói có nhầm hay không: Sơ đồ trên anh đưa dọa mấy bác lơ mơ hay sao đấy, DuyPhi tôi thấy sơ đồ bác đưa lên đây khác với những gì bác giới thiệu quá.

                                Kết luận: Nỗ.....con Q2!
                                Lý luận thế này thì bó ... Bó tay ! ...

                                Thế mà cũng DuyPhi tôi nhận thấy mình làm được nhưng của tàu rẻ hơn nên nhập về .

                                --- Không định viết nữa nhưng đọc thấy Hài quá !!!

                                --- Nên ngẫm lại trình độ đi trước khi chửi và phản bác và chửi người khác về kỹ thuật !
                                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                MicroDuyphi Tìm hiểu thêm về MicroDuyphi

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X