Đề tài Sổ Tay Điện Tử Cho Người Mù
Tác giả: Trần Xuân Nghĩa
Bài thi thiết kế quốc tế sử dụng chíp 32-bít của Microchip (www.microchip.com)
Thời gian: 2008-2009
Giới Thiệu
Một cách viết quan trọng của người mù là dùng kim xâm xuống giấy những chấm chữ nổi Braille, và các chữ này được đọc lại bằng cách chạm và cảm giác ở đầu ngón lên trên phần chữ nổi ở mặt kia của giấy. Cách này đơn giản ít tốn kém và còn là một phương tiện ghi chú học tập thuận tiện tốt cho nhiều người ở các nước chưa phát triển.
Tuy nhiên có khá nhiều vấn đề. Cách viết này chậm và chiếm khoản giấy lớn. Bàn tay dễ bị mỏi do dùng lực ấn kim xuống giấy. Các chấm nổi không dễ đọc lại bằng cảm giác. Nó còn khó cho người mù học giữ kim ghim thẳng đứng khi viết. Cách viết này không thuận tiện để sao chép chỉnh sửa và truyền đạt cho người khác. Do đó cách viết này làm giới hạn khả năng truyền đạt ngôn ngữ và trao đổi thông tin của người mù với người khác. Có một số loại đánh máy dùng điện ngoài thị trường nhưng kích thước nó rất lớn và đắt tiền.
Dự án này nhằm làm một máy gọn nhỏ, bỏ túi, rẻ tiền cho người mù. Người dùng (người mù) có thể nhập các nghi chú học tập và bài vở qua một bàn phiếm cảm ứng dùng bộ chữ Braille của người mù. Bộ xử lý bên trong máy sẽ chuyển các chữ này thành chữ thường abc và chứa trong bộ nhớ. Bộ xử lý sẽ chuyển dữ liệu từ dạng chữ sang dạng tiếng nói phát ra ở loa khi người dùng cần nghe.
Thêm vào đó là chức năng nói âm thanh báo giờ, lịch trình, cho biết nhiệt độ ánh sáng môi trường. Nó có chức năng nhận và nói ra màu sắc của vật muốn biết. Nó còn làm một máy nghe nhạc, thâu lại giọng nói, và là bộ lưu trữ dữ liệu, tập tin.
Một đặc tính đặc biệt được tích hợp trong sổ tay điện tử là gậy ảo giúp người mù định hướng đi và biết chướng ngại vật trên đường đi. Gậy ảo hoạt động nhờ các cảm biến đo khoảng cách, đo từ trường và gia tốc, và một bộ báo tin qua cảm giác ngón tay. Cảm biết đo khoảng cách cho biết khoảng các từ người dùng đến vật cản. Kết hợp của cảm ứng từ trường và gia tốc cho biết dữ kiện về độ nghiêng và hướng đi (như kim chỉ la bàn), và dữ kiện này được báo cho người dùng biết qua cảm giác ở ngón tay.
Hình dưới bên trái là thiết mẫu để thử nghiệm. Hình bên phải là mô hình máy sổ tay điện tử cho người mù có thể được thực hiện trong tương lai. Toàn bộ chi tiết thiết kế có ở trên trang web dự thi www.mypic32.com
Tác giả: Trần Xuân Nghĩa
Bài thi thiết kế quốc tế sử dụng chíp 32-bít của Microchip (www.microchip.com)
Thời gian: 2008-2009
Giới Thiệu
Một cách viết quan trọng của người mù là dùng kim xâm xuống giấy những chấm chữ nổi Braille, và các chữ này được đọc lại bằng cách chạm và cảm giác ở đầu ngón lên trên phần chữ nổi ở mặt kia của giấy. Cách này đơn giản ít tốn kém và còn là một phương tiện ghi chú học tập thuận tiện tốt cho nhiều người ở các nước chưa phát triển.
Tuy nhiên có khá nhiều vấn đề. Cách viết này chậm và chiếm khoản giấy lớn. Bàn tay dễ bị mỏi do dùng lực ấn kim xuống giấy. Các chấm nổi không dễ đọc lại bằng cảm giác. Nó còn khó cho người mù học giữ kim ghim thẳng đứng khi viết. Cách viết này không thuận tiện để sao chép chỉnh sửa và truyền đạt cho người khác. Do đó cách viết này làm giới hạn khả năng truyền đạt ngôn ngữ và trao đổi thông tin của người mù với người khác. Có một số loại đánh máy dùng điện ngoài thị trường nhưng kích thước nó rất lớn và đắt tiền.
Dự án này nhằm làm một máy gọn nhỏ, bỏ túi, rẻ tiền cho người mù. Người dùng (người mù) có thể nhập các nghi chú học tập và bài vở qua một bàn phiếm cảm ứng dùng bộ chữ Braille của người mù. Bộ xử lý bên trong máy sẽ chuyển các chữ này thành chữ thường abc và chứa trong bộ nhớ. Bộ xử lý sẽ chuyển dữ liệu từ dạng chữ sang dạng tiếng nói phát ra ở loa khi người dùng cần nghe.
Thêm vào đó là chức năng nói âm thanh báo giờ, lịch trình, cho biết nhiệt độ ánh sáng môi trường. Nó có chức năng nhận và nói ra màu sắc của vật muốn biết. Nó còn làm một máy nghe nhạc, thâu lại giọng nói, và là bộ lưu trữ dữ liệu, tập tin.
Một đặc tính đặc biệt được tích hợp trong sổ tay điện tử là gậy ảo giúp người mù định hướng đi và biết chướng ngại vật trên đường đi. Gậy ảo hoạt động nhờ các cảm biến đo khoảng cách, đo từ trường và gia tốc, và một bộ báo tin qua cảm giác ngón tay. Cảm biết đo khoảng cách cho biết khoảng các từ người dùng đến vật cản. Kết hợp của cảm ứng từ trường và gia tốc cho biết dữ kiện về độ nghiêng và hướng đi (như kim chỉ la bàn), và dữ kiện này được báo cho người dùng biết qua cảm giác ở ngón tay.
Hình dưới bên trái là thiết mẫu để thử nghiệm. Hình bên phải là mô hình máy sổ tay điện tử cho người mù có thể được thực hiện trong tương lai. Toàn bộ chi tiết thiết kế có ở trên trang web dự thi www.mypic32.com
Comment