Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Arduino - Mạch AVR rất tiện dụng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
    Hì hì cậu nói như kiểu "con kiến cắn con ku", cái mạch đơn giản thế mà không ráp được thì lập trình xong đem Arduino ra ứng dụng bằng niềm tin à ? thậm chí cả ở ứng dụng nháy led thì cũng phải ráp con trở với con led, phải biết + - ở đâu. Arduino là lập trình nhúng, mốn lập trình nhúng thì phải biết điện tử cơ bản, mà đã biết điện tử cơ bản thì phải biết bread-board vì nó là dụng cụ cơ bản để học.
    Đi học thì phải có vở ghi chép, học điện tử thì phải có bread-board để thực hành.
    Còn đây là mạch Arduino thứ 2 cũng rất thông dụng tại VN xuất xứ từ japan
    [ATTACH=CONFIG]38919[/ATTACH]
    [ATTACH=CONFIG]38920[/ATTACH]


    Cái này nếu có nhu cầu chắc forum sẽ tiến hành sx, chậc để bàn với BQT đã.
    Ý mình là dân không chuyên điện tử thì giảm tối đa việc đụng tới mạch. Việc cắm cảm biến, đèn LED, động cơ, rờ le... vào một bo VDK có sẵn thì khác hoàn toàn với làm cái bo VDK. Chẳng lẽ một bác đam mê mấy cái speed photography như cái post bên trên chỉ muốn thử nghiệm ứng dụng đó lại đi mua linh kiện về cặm cụi ráp mạch??? Cùng lắm là đi mua một bo có sẵn rồi học cách cắm cảm biến và nối với camera rồi vọc chương trình là ok. Biết nguyên lý mạch với làm mạch khác nhau xa. Lập trình nhúng chỉ cần biết nguyên lý là đủ. Với lại mình nghĩ tới làm mạch sử dụng luôn chứ không phải cắm lên breadboard. Chẳng lẽ giờ mang breadboard để lên robot đi động.

    Nhiều khi ngay cả dân pro cũng không hơi đâu đi tự ráp mấy cái mạch đã có sẵn. Cái người ta quan tâm là ứng dụng chứ không phải cái mạch. Đây là vấn đề tiết kiệm thời gian. Cũng giống như làm website. Khi bác lập một business, cho dù có biết làm website nhiều khi cũng không có thời gian tự làm. Cái bác muốn tập trung là phát triển business.

    Vấn đề nữa là tiêu chuẩn. Mạch arduino có tiêu chuẩn về phần cứng như kích thước bo, các connector...Khi cần mở rộng tính năng thì có nhiều lựa chọn hơn. Chẳng hạn như kết nối ethernet, xbee, bluetooth, GPS...thì đã có các shield làm theo đúng tiêu chuẩn phần cứng của arduino. Nếu làm mạch không theo tiêu chuẩn khi cần các tính năng mở rộng lại đi làm các mạch mở rộng? Thời gian công sức chắc không cho phép.

    Cho nên mình nghĩ nhu cầu mua bo arduino có sẵn là có. Bác làm được thì chắc có thể mở business được rồi.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi nghiaho Xem bài viết
      Ý mình là dân không chuyên điện tử thì giảm tối đa việc đụng tới mạch. Việc cắm cảm biến, đèn LED, động cơ, rờ le... vào một bo VDK có sẵn thì khác hoàn toàn với làm cái bo VDK. Chẳng lẽ một bác đam mê mấy cái speed photography như cái post bên trên chỉ muốn thử nghiệm ứng dụng đó lại đi mua linh kiện về cặm cụi ráp mạch??? Cùng lắm là đi mua một bo có sẵn rồi học cách cắm cảm biến và nối với camera rồi vọc chương trình là ok. Biết nguyên lý mạch với làm mạch khác nhau xa. Lập trình nhúng chỉ cần biết nguyên lý là đủ. Với lại mình nghĩ tới làm mạch sử dụng luôn chứ không phải cắm lên breadboard. Chẳng lẽ giờ mang breadboard để lên robot đi động.

      Nhiều khi ngay cả dân pro cũng không hơi đâu đi tự ráp mấy cái mạch đã có sẵn. Cái người ta quan tâm là ứng dụng chứ không phải cái mạch. Đây là vấn đề tiết kiệm thời gian. Cũng giống như làm website. Khi bác lập một business, cho dù có biết làm website nhiều khi cũng không có thời gian tự làm. Cái bác muốn tập trung là phát triển business.

      Vấn đề nữa là tiêu chuẩn. Mạch arduino có tiêu chuẩn về phần cứng như kích thước bo, các connector...Khi cần mở rộng tính năng thì có nhiều lựa chọn hơn. Chẳng hạn như kết nối ethernet, xbee, bluetooth, GPS...thì đã có các shield làm theo đúng tiêu chuẩn phần cứng của arduino. Nếu làm mạch không theo tiêu chuẩn khi cần các tính năng mở rộng lại đi làm các mạch mở rộng? Thời gian công sức chắc không cho phép.

      Cho nên mình nghĩ nhu cầu mua bo arduino có sẵn là có. Bác làm được thì chắc có thể mở business được rồi.
      Bạn nói như người chưa từng bao giờ lập trình nhúng một cái kit, một con mcu nào, một ứng dụng nào cả,
      Lấy luôn cái ví dụ speed photography luôn nhé.
      * Cái mạch Arduino thứ 2 (itx) là tương đương và tốt hơn rẻ hơn mạch Arduino chú speed photography xài. Cách sử dụng cũng tương tự nhau. Hình dáng chân ra cũng như nhau.
      * Khi thao tác nếu cậu xem video đó anh ta cắm Arduino (speed photography xài) và một đống linh kiện lên cái bo nhiều lỗ màu trắng đó là cái breadboard đó ạ.
      * Xem đoạn đầu video đó anh ta giảng giải nguyên lý cái mạch (biết nguyên lý), sau đó anh ta thi công (làm mạch) nếu không thi công (làm mạch) thì anh ta biết nguyên lý là đủ mà không làm mạch thì cái mạch từ trên trời rơi xuống à ? tương tự biết làm mạch mà không biết nguyên lý thì làm ứng dụng bằng niềm tin và hi vọng à ? Vậy thì kiết luận ở đây là gì nhỉ ?

      * (cái này viết thêm xém nữa thì quên)
      Vấn đề nữa là tiêu chuẩn. Mạch arduino có tiêu chuẩn về phần cứng như kích thước bo, các connector.....
      Cậu có biết chỉ riêng thằng arduino chính thức tại đây http://arduino.cc/en/Main/Hardware bạn đến thử có bao nhiêu kiểu bo, connector..... Thậm chí thằng arduino.cc nó còn chẳng theo tiêu chẩn của nó kiểu đó thì têu chẩn có ý nghĩa gì ?
      Last edited by itx; 18-01-2012, 14:04.
      Từ chối trách nhiệm:
      Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
      Blog: http://mritx.blogspot.com

      Comment


      • #18
        không dùng mấy cái đồ chơi này ... có làm thì chơi thẳng AVR !
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #19
          Tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề bác ơi. Đả kích và coi thường cá nhân kiểu này chỉ gây cãi vã mất thì giờ mà không hiểu thêm được gì.

          Bạn nói như người chưa từng bao giờ lập trình nhúng một cái kit, một con mcu nào, một ứng dụng nào cả,
          Tôi cũng lập trình kha khá embedded system rồi. Tuy không nhiều nhưng cũng gọi là biết chút đỉnh. Hồi đó giờ cũng chỉ xài quanh quẩn PIC, AVR và Basic Stamp thôi. Project thì humanoid robot, mobile robot, thiết bị y tế...Cũng chẳng biết trong mấy câu mình ghi cái nào "nói mà như người chưa từng lập trình nhúng".

          Trước hết nói về vấn đề quan trọng là tiêu chuẩn. Khi nói về tiêu chuẩn không có nghĩa là tất cả phải giống nhau. Ngay cả IC package còn có biết bao nhiêu kiểu DIP, QFN, QFP, SOP, SOIC...Vậy có thể xem là không có tiêu chuẩn? Hay vít, bù lon cũng có nhiều cở M3, M4, M5...nhưng vẫn được xem là tiêu chuẩn đó thôi. Tiêu chuẩn thật ra là một cách giới hạn biến thể thôi chứ không phải triệt tiêu biến thể. Tương tự vậy, khi nói đến arduino, thì có vài loại đã trở thành tiêu chuẩn, khi nói đến tên thì ai cũng biết như UNO, mini, nano, lily... Khi mua các shield mở rộng thì chỉ cần biết chúng dùng cho loại nào. Và khi ai có ý muốn làm bo để dùng cho Arduino thì phải theo những tiêu chuẩn đó. Chứ nói là bo arduino mà không theo tiêu chuẩn arduino thì không phải rồi. Hoạ chăng chỉ là board AVR.


          * Cái mạch Arduino thứ 2 (itx) là tương đương và tốt hơn rẻ hơn mạch Arduino chú speed photography xài. Cách sử dụng cũng tương tự nhau. Hình dáng chân ra cũng như nhau.
          Bo trong speed photography là arduino nano. Nano dùng atmega328. Bo itx xài atmega168. 328 thì mạnh hơn 168 chứ bác. Với lại nano dùng chip riêng để giao tiếp với USB trong khi itx (theo schematic trong post) thì gắn trực tiếp vào chân 2 và 4, nên chắc chắn chip atmega phải tốn một đoạn code để giao tiếp với USB nên không thể nhanh bằng. Nano cũng có sẵn mạch điều áp trên bo nên điện áp có thể lấy từ 6-20V trong khi bo itx thì không có. Các chân ra của itx thật ra là chân 168, khác hoàn toàn với nano.


          [QUOTE/ * Khi thao tác nếu cậu xem video đó anh ta cắm Arduino (speed photography xài) và một đống linh kiện lên cái bo nhiều lỗ màu trắng đó là cái breadboard đó ạ.[/QUOTE]

          Cái này thì mình biết


          * Xem đoạn đầu video đó anh ta giảng giải nguyên lý cái mạch (biết nguyên lý), sau đó anh ta thi công (làm mạch) nếu không thi công (làm mạch) thì anh ta biết nguyên lý là đủ mà không làm mạch thì cái mạch từ trên trời rơi xuống à ? tương tự biết làm mạch mà không biết nguyên lý thì làm ứng dụng bằng niềm tin và hi vọng à ? Vậy thì kiết luận ở đây là gì nhỉ ?
          Ở đây mình cũng không biết bạn muốn tranh luận gì. Ý của mình là, nếu có sẵn bo điều khiển rồi thì người muốn học làm món photography này chỉ cần học cắm các cảm biến và kết nối với camera rồi lập trình là đủ. Nhiệm vụ sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với phải làm thêm bo điều khiển. Cho nên nếu có bo làm sẵn, sẽ có nhiều người dễ dàng làm theo video đó hơn so với trường hợp phải tự làm thêm bo đk.

          Comment


          • #20
            * Cậu có biết bất kỳ một kit Arduino đều phải có 1 Bootloader cho con AVR không ?
            * Cậu có biết rằng arduino nano, Arduino Mini, arduino usb v2 có thể xài với bất kỳ bo arduino mở rộng nào khác bằng cách nối đúng chân hay không ?
            * Cậu có biết rằng arduino nano, Arduino Mini hay arduino usb v2 (itx) chỉ cần gắn thêm một cái đế (Arduino Proto Shield) là có thể lập tức biến thành "Arduino tiêu chẩn" ?
            * Cậu có biết rằng AVR atmega48, atmega88, atmega168, atmega328 chỉ khác nhau về kích thước bộ nhớ và giá tiền mà thôi ?
            * Cậu có biết rằng arduino usb v2 (itx) được dân VN sử dụng rất nhiều hay không ?
            *
            *
            *
            *( còn nhiều lắm nhưng lười đánh máy )
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • #21
              Hzai za, có cái board mà mấy bác cãi nhau ầm trời. Mỗi người một ý thì bao giờ mới tới điểm thống nhất. Thôi ai thích j thì sài nấy đi cho rồi. Cuối năm rồi........
              The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                Bạn nói như người chưa từng bao giờ lập trình nhúng một cái kit, một con mcu nào, một ứng dụng nào cả,
                Lấy luôn cái ví dụ speed photography luôn nhé.
                * Cái mạch Arduino thứ 2 (itx) là tương đương và tốt hơn rẻ hơn mạch Arduino chú speed photography xài. Cách sử dụng cũng tương tự nhau. Hình dáng chân ra cũng như nhau.
                * Khi thao tác nếu cậu xem video đó anh ta cắm Arduino (speed photography xài) và một đống linh kiện lên cái bo nhiều lỗ màu trắng đó là cái breadboard đó ạ.
                * Xem đoạn đầu video đó anh ta giảng giải nguyên lý cái mạch (biết nguyên lý), sau đó anh ta thi công (làm mạch) nếu không thi công (làm mạch) thì anh ta biết nguyên lý là đủ mà không làm mạch thì cái mạch từ trên trời rơi xuống à ? tương tự biết làm mạch mà không biết nguyên lý thì làm ứng dụng bằng niềm tin và hi vọng à ? Vậy thì kiết luận ở đây là gì nhỉ ?

                * (cái này viết thêm xém nữa thì quên)

                Cậu có biết chỉ riêng thằng arduino chính thức tại đây Arduino - Hardware bạn đến thử có bao nhiêu kiểu bo, connector..... Thậm chí thằng arduino.cc nó còn chẳng theo tiêu chẩn của nó kiểu đó thì têu chẩn có ý nghĩa gì ?
                mỗi người 1 quan điểm không ai giống ai cả, người thích cái nọ người thích cái kia. có người biết, có người không biết,không nên áp đặt người khác cứ phải suy nghĩ giống mình.
                Never forget who you are!

                Comment


                • #23

                  Comment


                  • #24
                    Quan trọng là time to market thôi. Arduino có lẽ thành công vì cái sự đơn giản, tiện ích và này chứ công nghệ của nó cũng có gì là bí mật. Nói chung không nên phát minh lại cái bánh xe làm gì.
                    Tớ là dân amateur về điện tử. Nhưng lập trình C thì biết kha khá. Mạch tớ làm 1 vài cái nhưng ko làm đẹp được như người ta làm, lại mất công, thời gian còn kiếm sống... làm ra mấy trò chơi mô hình bằng cách ráp các mạch có sẵn là hơn (ví dụ tớ đang ngắm cái ardupilot). Chơi tốn ít công mà hiệu quả cao, giá cũng rẻ. Tội gì không chơi.

                    Sẽ qua chỗ Sotalec mua vài mạch về để chế cho con máy bay mô hình, lái tự động cho vui.

                    Comment


                    • #25
                      Em nghĩ sau này Arduino chính là 1 chip vi điều khiển, nó tích hợp sẵn các chuẩn, chỉ việc sài thôi.
                      Phạm Duy Quý

                      PN:0973291335


                      Dám nghĩ,dám nói,dám làm

                      Comment


                      • #26
                        Robot dò đường - YouTube
                        Con này mình dùng con ATmega16 nè xem thử nha

                        Comment


                        • #27
                          Bạn vào đây down 1 bản sourrce về dùng thử. Nạp cho atmega328 1 bootloader rồi nạp source bằng Arduino Software qua RS232 tự làm lấy cũng được. Thực ra nó cũng đơn giản như những kitboarrd khác thôi nhưng người ta chịu khó làm từ những cái rất đơn giản đó. Được thêm cái nữa bọn này cực kỳ chịu khó viết mã nguồn mở, không mã nguồn đóng như mình.
                          TEL: 098.3603646
                          QUADROTOR QUADCOPTER MULTIROTOR QUAD QUAD Made in Vietnam

                          Comment


                          • #28
                            Adruino toàn xài AVR không nhỉ? Sao không dùng PIC vậy ta?


                            email:
                            Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

                            Comment


                            • #29
                              Vài hình ảnh đập hộp "Arduino Mega ADK"

                              Vài hình ảnh về đập hộp Arduino mua từ Tinyos Electronics
                              Click image for larger version

Name:	image201208110003.jpg
Views:	1
Size:	72.5 KB
ID:	1364966
                              Click image for larger version

Name:	image201208110004.jpg
Views:	1
Size:	73.0 KB
ID:	1364967
                              Vài dòng cảm nhận:
                              Sài tuyệt vời, test ứng dụng nhanh
                              Đặc biệt kết nối với Android điều khiển ứng dụng thật hảo diệu

                              Email:
                              Tel: 0983.497.310

                              Comment


                              • #30
                                Anduino chỉ là một cái KIT dạng rời, thực tế là 1 con AVR, đc những ng ko chuyên sử dụng chủ yếu để phát triển ứng dụng của riêng họ, hay những ng nghiên cứu điện tử xài để test nhanh thôi, chứ thực tế chẳng ai xài loại này để đem đi bán sản phẩm của mình cả (vì Anduino khá mắc).
                                Nói chung những gì làm đc vs Anduino đều có thể làm đc vs AVR (hay MCU khác tương tự) nhưng những ng làm đc vs Anduino chưa chắc làm đc vs AVR (hay MCU tương tự), điều đó khẳng định giữa 2 trình độ khác nhau, 1 trình độ để sử dụng Anduino và chỉ Anduino, còn trình độ kia để tạo nên cái Anduino đó và nhìu hơn thế nữa.
                                Computer Science major - Vietnamese-German University
                                Sponsored by

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nghiaho Tìm hiểu thêm về nghiaho

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X