Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lập trình AVR bằng CodeVisionAVR C Compiler cho người mới bắt đầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lập trình AVR bằng CodeVisionAVR C Compiler cho người mới bắt đầu

    Mình mới bắt đầu học AVR thôi,tuy nhiên cũng xin đóng góp một chút cho diễn đàn.Mong các bạn góp ý!

  • #2
    Tạo project mới và sử dụng CodeWizardAVR

    Trước tiên để tạo 1 Project mới,vào menu New,chọn Project ->Ok

    Tiếp theo nếu muốn sử dụng CodeWizardAVR thì nhấn Yes (tất nhiên!).Các bạn mới bắt đầu thì nên sử dụng cái này vì với CodeWizardAVR bạn không cần hiểu rõ về các thanh ghi vẫn có thể sử dụng các interrupt và các timer rất dễ dàng.

    Các table hay dùng:
    Chip: chip: chọn loại AVR,clock: chọn xung nhịp hoạt động của AVR
    Ports: chọn chiều dữ liệu vào ra cho các chân của các cổng,in là vào out rà ra
    External IRQ: chọn interrupt muốn sử dụng
    Timers: chọn timer muốn sử dụng.Ví dụ mình thường sử dụng timer 1.
    Clock Source: để nguyên system clock
    Clock value: nếu muốn timer chạy thì phải set cái này (vd: mình dùng AVR atmega16 sử dụng xung nhịp 16MHz thì có thể chọn 16000kHz,2000kHz...)
    Mode: chọn chế độ.Các chế độ của timer:
    Chế Độ Thông Thường:
    Đây là chế độ hoạt động đơn giản nhất của Timer .Bộ đếm sẽ liên tục đếm tăng lên cho đến khi vượt quá giá trị lớn nhất TOP và sau đó sẽ được khởi động lại tại giá trị Bottom.Trong các hoạt động thông thường thì cờ tràn sẽ được thiết lập khi giá trị trong Timer đạt giá trị không và không bị xoá đi.Tuy nhiên nếu mà ngắt tràn được chấp nhận thì cờ ngắt sẽ tự động bị xoá khi ngắt được thực hiện.Giá trị trong Timer có thể được viết vào bất cứ lúc nào

    Chế Độ So Sánh (CTC):
    Đấy là chế độ mà giá trị trong Timer luôn được so sánh với giá trị trong thanh ghi ORC .Khi giá trị trong Timer bằng giá trị trong thanh ghi ORC thì giá trị trong Timer sẽ bị xoá đi.Giá trị trong ORC đóng vai trò là giá trị TOP cho bộ đếm.Chế độ này cũng cho phép tạo ra tần số so sánh ở đầu ra.Tuy nhiên trong chế độ này nếu giá trị mới ghi vào thanh ghi ORC mà nhỏ hơn giá trị tức thời của bộ đếm thì thì 1 so sánh sẽ bị lỡ, khi đó bộ đếm sẽ đếm đến giá trị lớn nhất sau đó rơi xuống giá trị 0 trước khi so sánh tiếp theo xuất hiện.
    Chế độ Phase correct PWM:
    Chế độ này hoạt động dựa trên hai sườn lên xuống.Bộ đếm sẽ đếm liên tục từ giá trị BOTTOM đến giá trị MAX và sau đó từ giá trị MAX đến giá trị BOTTOM.Trong chế độ so sánh không đảo chân so sánh (OCx) sẽ bị xóa khi giá trị TCNTx bằng giá trị OCRx trong quá trình đếm lên và sẽ được set bằng 1 khi giá trị so sánh xuất hiện trong quá trình đếm xuống.Chế độ so sánh đảo thì các giá trị là ngược lại.Với hoạt động hai sườn xung này thì chế độ này không tạo ra được tần số nhỏ như chế độ một sườn xung .Nhưng do tính cân đối của hai sườn xung thì nó tốt hơn cho điều khiển động cơ
    Chế độ phase correct PWM hoạt động cố định là 8 bít.Trong chế độ này bộ đếm sẽ tăng cho đến khi đạt giá trị MAX ,khi đó nó sẽ đổi chiều đếm.Biểu đồ thời gian đây mô tả hoạt động của toàn bộ quá trình.
    Bạn có thể chọn các chế độ ở đây.VD: mình chọn chế độ Ph. & fr. cor. PWM top=ICR1.
    Interrupt on: cho phép ngắt so sánh hay ngắt tràn.Vd: timer 1overflow là cho phép ngắt tràn,khi đó bạn cần set giá trị để ngắt xảy ra tại Inp. Capture
    Table LCD: Nếu bạn sử dụng LCD thì chọn cổng kết nối LCD tại đây
    Project information: thông tin về project của bạn
    ...(còn nhiều table nhưng hiện tại mình chưa dùng đến nên chưa biết)
    Xong rùi chọn File -> Generate,Save and exit.Chọn file name C, project,và cwp
    Ok!Giờ thì xem nó cho bạn file C như thế nào nha:
    /************************************************** ***
    http://PHPCodeVn.com

    Project : Test
    Version : 1.0
    Date : 3/19/2008
    Author : Anhxtanh3087
    Company : BKA
    Comments: KSCLC-K50


    Chip type : ATmega16
    Program type : Application
    Clock frequency : 16.000000 MHz
    Memory model : Small
    External SRAM size : 0
    Data Stack size : 256
    ************************************************** ***/

    #include <mega16.h>

    // Alphanumeric LCD Module functions
    #asm
    .equ __lcd_port=0x1B ;PORTA
    #endasm
    #include <lcd.h>

    // Timer 1 overflow interrupt service routine
    interrupt [TIM1_OVF] void timer1_ovf_isr(void)
    {
    // Place your code here

    }

    // Declare your global variables here

    void main(void)
    {
    // Declare your local variables here

    // Input/Output Ports initialization
    // Port A initialization
    // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
    // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
    PORTA=0x00;
    DDRA=0x00;

    // Port B initialization
    // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
    // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
    PORTB=0x00;
    DDRB=0x00;

    // Port C initialization
    // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
    // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
    PORTC=0x00;
    DDRC=0x00;

    // Port D initialization
    // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
    // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
    PORTD=0x00;
    DDRD=0x00;

    // Timer/Counter 0 initialization
    // Clock source: System Clock
    // Clock value: Timer 0 Stopped
    // Mode: Normal top=FFh
    // OC0 output: Disconnected
    TCCR0=0x00;
    TCNT0=0x00;
    OCR0=0x00;

    // Timer/Counter 1 initialization
    // Clock source: System Clock
    // Clock value: 16000.000 kHz
    // Mode: Ph. & fr. cor. PWM top=ICR1
    // OC1A output: Discon.
    // OC1B output: Discon.
    // Noise Canceler: Off
    // Input Capture on Falling Edge
    TCCR1A=0x00;
    TCCR1B=0x11;
    TCNT1H=0x00;
    TCNT1L=0x00;
    ICR1H=0x00;
    ICR1L=0x50;
    OCR1AH=0x00;
    OCR1AL=0x00;
    OCR1BH=0x00;
    OCR1BL=0x00;

    // Timer/Counter 2 initialization
    // Clock source: System Clock
    // Clock value: Timer 2 Stopped
    // Mode: Normal top=FFh
    // OC2 output: Disconnected
    ASSR=0x00;
    TCCR2=0x00;
    TCNT2=0x00;
    OCR2=0x00;

    // External Interrupt(s) initialization
    // INT0: Off
    // INT1: Off
    // INT2: Off
    MCUCR=0x00;
    MCUCSR=0x00;

    // Timer(s)/Counter(s) Interrupt(s) initialization
    TIMSK=0x04;

    // Analog Comparator initialization
    // Analog Comparator: Off
    // Analog Comparator Input Capture by Timer/Counter 1: Off
    // Analog Comparator Output: Off
    ACSR=0x80;
    SFIOR=0x00;

    // LCD module initialization
    lcd_init(16);

    // Global enable interrupts
    #asm("sei")

    while (1)
    {
    // Place your code here

    };
    }

    Comment


    • #3
      Hehe,vậy là dù không biết j về các thanh ghi bạn vẫn có thể lập trình với AVR rùi,dĩ nhiên là biết thì vẫn hơn!!!
      Tuy nhiên nó cho bạn rất nhiều dòng lệnh thừa,bạn có thể xóa chúng đi để chương trình của mình gọn hơn.VD: mình xóa đoạn sau cũng k ảnh hưởng j đến chương trình,vì đó là mặc định của AVR
      // Timer/Counter 0 initialization
      // Clock source: System Clock
      // Clock value: Timer 0 Stopped
      // Mode: Normal top=FFh
      // OC0 output: Disconnected
      TCCR0=0x00;
      TCNT0=0x00;
      OCR0=0x00;

      Comment


      • #4
        Bây giờ thì lập trình trên AVR k khác j lập trình cho máy tính.Lưu ý là để định nghĩa 1 chân là đầu vào bạn định nghĩa như sau: VD
        #define cb1 PINA.0
        định nghĩa 1 chân là đầu ra:
        #define cb1 PORTA.0

        Comment


        • #5
          Thử viết 1 chương trình hiển thị LCD

          Xem hướng dẫn trên,sử dụng table LCD,chọn cổng ra D,và nối cổng với các chân LCD như nó bảo nha.
          Ở đây mình sử dụng AVR: Atmega16, LCD: LM016L,phần mềm mô phỏng: proteus
          (ISIS)
          Thư viện xử lý với LCD nó đã cho rồi nên chúng ta chỉ cần làm 1 việc đơn giản như sau:
          lcd_gotoxy(0,0);
          lcd_putsf("Chao Anhxtanh3087!");
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Bác có biêt khai bao biên flash mà định được địa chỉ không
            Ví dụ Ô nhơ 0x125
            flash unsigned char Temp @ 0x125
            Em viết xong CAVR nó không hiểu. Có bác nào biết chi em với
            Thank

            Comment


            • #7
              Bác anhxtanh3087 có tài liệu tiếng việt của con ATMega16 ko cho em xin cái, đọc tiếng anh vừa mệt vừa nhức mắt quá, đọc xong cũng chẳng nhớ được là bao nhiêu nữa.Bác hảo tâm port lên cho các bậc đàn em học hỏi đi.Thank you bác.

              Comment


              • #8
                Bài viết của bạn khá đấy, nhưng mình có một chút rắc rối trong chương trình C Complies mình muốn bạn chỉ mình vài chiêu! you đồng ý chứ? chỉ là cách soạn thảo chương trình nạp cho AVR bằng C và nạp bằng phần mềm gì? mail của mình là: lamvantruongthdt06d - phone: 0907 853445
                Nhận làm mạch in, thiết kế board theo yêu cầu, cung cấp các loại linh kiện sĩ và lẽ ....

                Comment


                • #9
                  Nếu bạn dùng codevisionAvr thì sử dụng nó nạp cũng được, build chuong trình sang file hex (shift+F9), sau đó mở mục program on chip len, chon các thông số trong fulse bit cho phù hợp rồi nap thôi. Nên nhớ trước khi nạp bạn chon chế độ nạp là loại nào, tùy theo bo nạp của bạn (stk500, stk200-300,...) rồi nạp là xong.

                  Nếu không muốn dùng thì sử dụng thằng avr studio để nạp cũng được, chỉ cần load thang file .hẽ đã built sẵn rồi chọn chip nap là xong ( chú ý dạng nạp theo chuẩn nào nữa nhé)

                  Comment


                  • #10
                    post bài nữa đi bạn

                    Comment


                    • #11
                      bác nào quan tâm giúp em với, em cũng là lính mới tò te
                      Đang thử dịch chương trình của các bác viết. Nó báo lỗi như sau khi mình tạo file hex:

                      L1107:fA: unknow instruction or marco
                      Lỗi trên trỏ đến dòng lệnh sau:
                      fA-6;*OS>

                      đấy là lỗi ở file asm. Các bac xem giúp hộ em

                      Comment


                      • #12
                        hic, ko bác nào giúp em với....

                        Comment


                        • #13
                          fA của bác là cái gì thế, pót 1 đoạn code báo lỗi ngay tại điểm đó lên cho mọi người xem đi rồi góp ý kiến, chứ có nhiêu đóa thì

                          Comment


                          • #14
                            cụ thể là như thế này các bác ạ:
                            Em copy nguyên cả đoạn code của bác anhxtanh3087, làm thành file mã nguồn *.c trong project của mình. Lúc compile=> ko có lỗi , cũng không có cảnh báo(warning) nào. But lúc vào make thì nó báo lỗi, chỉ một lỗi duy nhất ở dòng nào. sau đây là đoạn mã (khi nó chuyển sang file *.asm) nó báo lỗi:

                            ......


                            .DSEG
                            __base_y_G2:
                            fA-6;*OS> =>Lỗi nó báo ở dòng này bác ạ

                            .CSEG

                            _delay_ms:
                            .......

                            Comment


                            • #15
                              Cái bác nói là file.rar bác ãnhtanh gui len doa hả. Tui built co gap loi gì đâu , bên ám cũng ko có lỗi. Tạo 1 project mới rồi copy wa cũng ko có lỗi . Bác xem lại xem lúc tạo 1 project mới coi có chọn sai chip hem zạ

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              anhxtanh3087 Tìm hiểu thêm về anhxtanh3087

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X