Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cách quét led 7 đoạn!!!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cách quét led 7 đoạn!!!!

    chủ đề này có nhiều người hỏi rùi!!! nhưng mình cũng có một số thắc mắc....

    -quét led 7 đoan thấy thông dụng nhất dùng transistor vậy sài transistor loại nào tốt.
    -Nếu không dùng transỉsto có thể dùng ic cổng not không VD:74ls04, hoat đệm dùng bằng uln2803....
    -bạn nào có kinh nghiệm chia sẻ với...mình dùng transistor A1015 mà nó hiện bị bóng mờ hiện số không rõ....
    -bạn nào có kinh nghiện sài led 7 đoạn 4 con ghép lại như cái này không
    Led 7 đoạn ghép 4 - Banhangdientu.com
    tính dùng cái này vẽ mạch cho đơn giản.....
    THANK!!!!!!!!!
    Last edited by hohoanganhfu; 19-06-2012, 00:05.

  • #2
    - phần công suất có nhiều cách để làm, có thể xài tran hoặc fet đều được, tùy theo led của bạn xài loại nào thì sẽ tính ra dòng và áp cần cấp cho nó để mạch có thể nhìn rõ, vs các loại led 7 thanh hoặc led đơn cỡ nhỏ thì dùng các loại tran nhỏ như a1015 hay c828 thoải mái, lớn hơn có thể dùng tip, fet
    - dùng IC đệm cũng được, k vấn đề miễn sao đủ công suất, các ic đệm thì ruột của nó cũng chỉ là các bộ tran hay fet ghép lại thôi
    - led 7 4 con ghép lại cũng như led thường thui, bạn chú ý lại xem
    Website chính thức đổi địa chỉ website thành
    Mời các bạn ghé thăm !!!

    Comment


    • #3
      Bóng mờ chắc là do b quét sai.hay chưa tắt led sau delay

      Comment


      • #4
        led 7 vạch loại thường thì có thể dùng 7404 được. còn sử dụng trans thì cũng OK nhưng mạch k đẹp = dùng IC. mà khi dùng cậu xem trans đó có thể đáp ứng tần số bao nhiêu. còn dùng đến a1015 mà vẫn có bóng mờ thì xem lại thuật toán xem có xóa led khi quét chưa. xem lại trở hạn dòng cho led và k nên nối 7 chân của led trực tiếp vào port của VĐK

        Comment


        • #5
          số lượng led 7 lớn thì sẽ mờ vì thời gian sáng quá ít so với thời gian tắt, để khắp phục người ta dùng thêm con ic chốt, chúc bạn thành công
          Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

          Comment


          • #6
            -Mình đã tham khảo rất nhiều thuật toán trên mạng nhưng vẫn không đươc....
            -Mạch mình dùng Transistor A1015,đều vào đều có 8 điển trở 330 hạn dòng
            -mình quét 3 số thì VD:123 thì số 1 hiện không rõ , mình đã tìm nhiều cách,...dùng timer nhưng vẫn không đươc...
            -không biết mạch có vấn đề hay thuật toán. tính làm lại mạch dùng ic đễm ULN2803 .
            -bạn nào có code và mạch làm thành công cho mình tham khảo với....Thank tất cả..

            Comment


            • #7
              làm vs 3 con led mà hiện ko rõ thì mình cũng chịu, mình chỉ làm vs 16 con led 1 lúc thì led tối đi do thời gian quét nó bị giảm đi nhiều, cái này giống kiểu bị PWM
              ngoài ra tùy mạch, vs lại làm quét led thì k nhất thiết phải thêm trở hạn dòng, nếu công suất mạch quá lớn thì cần còn chỉ hơn chút ko sao, thời gian để 1 linh kiện theo như ông thầy mình nói từ 1s đến 2s, vậy quét led vs tần số 24h/s thậm chí là hơn thì việc cháy led là k thể. bạn chú ý lại các mặc tran và nguồn cho nó
              Website chính thức đổi địa chỉ website thành
              Mời các bạn ghé thăm !!!

              Comment


              • #8
                ví dụ 4 con thế này được ko a encoder - YouTube

                Comment


                • #9
                  -Thank tất cả.....ae nào có code quét led cho mình tham khảo với...
                  -Cho mình hỏi tiếp về tranistor npn tại sao người ta lại mắc tải ở cực C , còn PNP lại mắc tải ở cực E .
                  -Và đội khi lại thấy một con trở nối từ cực C với cực B tác dụng con trở này làm gì...
                  Mong được học hỏi thêm.....
                  http://www.mayothi.com/images/transistor4.gif
                  http://www.mayothi.com/images/transistor6.gif
                  http://www.rason.org/Projects/transwit/image1.gif

                  Comment


                  • #10
                    cảm ơn bạn mast090nhiê2u mình bỏ hết trở và làm được rồi....!!!

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi hohoanganhfu Xem bài viết
                      -Thank tất cả.....ae nào có code quét led cho mình tham khảo với...
                      -Cho mình hỏi tiếp về tranistor npn tại sao người ta lại mắc tải ở cực C , còn PNP lại mắc tải ở cực E .
                      -Và đội khi lại thấy một con trở nối từ cực C với cực B tác dụng con trở này làm gì...
                      Mong được học hỏi thêm.....
                      tải thì theo mình mắc ở C hay E đều được, thường mình hay lắp ở đầu ra. còn việc lắp trở treo là giúp cho việc tran dễ thông hơn. với VDK thì khi khai báo đầu ra, các chân đã được mắc lên trở treo nội bên trong rồi nên ở ngoài mạch sẽ không cần
                      Website chính thức đổi địa chỉ website thành
                      Mời các bạn ghé thăm !!!

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi mast090 Xem bài viết
                        tải thì theo mình mắc ở C hay E đều được, thường mình hay lắp ở đầu ra. còn việc lắp trở treo là giúp cho việc tran dễ thông hơn. với VDK thì 1. khi khai báo đầu ra, các chân đã được mắc lên trở treo nội bên trong rồi nên ở ngoài mạch sẽ không cần
                        khi khai báo đầu ra thì không có nghĩ là nó kích hoạt điện trở nội kéo lên. muốn sử dụng đuôc chức năng này thì phải có lệnh kích hoạt riêng chứ nó không chung với lệnh khai báo là I/O, resistor pull up này chỉ có ở một số dòng PIC và AVR, còn 89XX là không có.
                        2. mắc điện trở kéo lên đối với transistor NPN là để tăng dòng Ib (vì một số vdk có dòng ra rất là nhỏ như dòng 89XX).
                        3. đối với tran NPN thì tải thường là phải mắc ở cực C vì lúc này điện áp rơi trên tải nó không phụ thuộc vào điện áp Ubb. vì theo công thức Ubb= Vrb+Vbe+Vre => nếu bạn mắc tải ở cực E thì điện áp rơi trên tải nó chỉ giới hạn trong khoảng Ubb cho dù bạn có tăng Vcc => tải sẽ không thể hoạt động theo yêu cầu được, và đối với tran PNP thì nó ngược với NPN là tải thường là phải mắc ở cực E.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi hohoanganhfu Xem bài viết
                          -Thank tất cả.....ae nào có code quét led cho mình tham khảo với...
                          -Cho mình hỏi tiếp về tranistor npn tại sao người ta lại mắc tải ở cực C , còn PNP lại mắc tải ở cực E .
                          -Và đội khi lại thấy một con trở nối từ cực C với cực B tác dụng con trở này làm gì...
                          Mong được học hỏi thêm.....
                          http://www.mayothi.com/images/transistor4.gif
                          http://www.mayothi.com/images/transistor6.gif
                          http://www.rason.org/Projects/transwit/image1.gif
                          Xét nguyên lý hoạt động tran NPN:
                          Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E. Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.

                          Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng IC = 0 )

                          Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB

                          Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB

                          Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức .
                          IC = β.IB

                          Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE
                          IB là dòng chạy qua mối BE
                          β là hệ số khuyếch đại của Transistor

                          Giải thích: Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor.

                          Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.
                          Đọc xong có lẽ bạn đã hiểu tại sao NPN mắc tải C còn PNP mắc tải E rồi.
                          - Còn trở nối C với B thì với PNP thì cực C thường nối nguồn, trở nối nguồn để treo chân B lên cao đảm bảo PNP ngắt hoàn toàn khi chưa có điều khiển(PNP tích cực mức 0).Với tran NPN thì ngược lại chân B thường được nối trở kéo xuống GND.Tùy Tran ta sẽ tính được trở cần thiết để nối.

                          :

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi caovanhuong Xem bài viết
                            khi khai báo đầu ra thì không có nghĩ là nó kích hoạt điện trở nội kéo lên. muốn sử dụng đuôc chức năng này thì phải có lệnh kích hoạt riêng chứ nó không chung với lệnh khai báo là I/O, resistor pull up này chỉ có ở một số dòng PIC và AVR, còn 89XX là không có.
                            2. mắc điện trở kéo lên đối với transistor NPN là để tăng dòng Ib (vì một số vdk có dòng ra rất là nhỏ như dòng 89XX).
                            3. đối với tran NPN thì tải thường là phải mắc ở cực C vì lúc này điện áp rơi trên tải nó không phụ thuộc vào điện áp Ubb. vì theo công thức Ubb= Vrb+Vbe+Vre => nếu bạn mắc tải ở cực E thì điện áp rơi trên tải nó chỉ giới hạn trong khoảng Ubb cho dù bạn có tăng Vcc => tải sẽ không thể hoạt động theo yêu cầu được, và đối với tran PNP thì nó ngược với NPN là tải thường là phải mắc ở cực E.
                            Chuẩn không cần chỉnh

                            Comment


                            • #15
                              Chào mọi người! mình cũng đang làm về mấy thứ này mình chưa lắp mạch thật mới chỉ mô phỏng trên protue! có một điều lạ là mình dùng con tran 2n3904 thì ok nhưng dùng con 2n3906 thi lại ko được. liệu có phải do Protue ko nhỉ?
                              sơ đồ khi dùng 2n3906
                              Click image for larger version

Name:	3906.JPG
Views:	1
Size:	88.4 KB
ID:	1363554
                              sơ đồ khi dùng 3904
                              Click image for larger version

Name:	2n3904.JPG
Views:	1
Size:	87.5 KB
ID:	1363555

                              code chương trình cho cả 2 mạch chỉ khác nhau mối chỗ điều khiển thông tắt tran 2 loại khác nhau npn và pnp:

                              Code:
                              #include<16f877a.h>
                              #include<defs_16f877a.h>
                              #device pic16f877a*=16  adc=10
                              #FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT, NOCPD, NOWRT, NOLVP
                              #use delay(clock=2000000)
                              #use fast_io(B)
                              #use fast_io(C)
                              #define led1 RB1
                              #define led2 RB2
                              #define led3 RB3
                              void setup()   // cai dat va khoi tao
                              {
                                 setup_ADC(ADC_off);  //thoi gian lay mau bang xung clock
                                 setup_psp(PSP_DISABLED);     //tat cong PSP tren chip
                                 setup_spi(FALSE);            //tat che do giao tiep SPI
                                 setup_comparator(NC_NC_NC_NC);
                                 setup_vref(FALSE);
                              
                                 set_tris_C(0x00);  //
                                 set_tris_B(0x00);  //
                                 portb=0xff;//tat led
                              
                              }
                                 void main()
                              {
                                 setup();
                              
                              
                               while(1)
                               {
                               //hien thi led1
                               led1=1;
                               portc=0xf9;
                               delay_us(2000);
                               led1=0;
                               //hien thi led2
                               led2=1;
                               portc=0xa4;
                               delay_us(2000);
                               led2=0;
                              
                              
                               //hien thi led3
                               led3=1;
                               portc=0xb0;
                               delay_us(2000);
                               led3=0;
                              
                               }
                              
                              }

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hohoanganhfu Trường ĐH khoa Hoc Tự Nhiên Tìm hiểu thêm về hohoanganhfu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X