Thông báo

Collapse
No announcement yet.

đọc Vào Ad Loadcell Và điều Khiển Băng Tải Dùng Avr

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    bạn hướng dãn các bước tiếp chứ.
    Bạn cho mình hỏi dòng Atmega16 có kết nối với cổng USB của PC được chứ.
    Để mình đọc giá trị cân từ ADC của atmega16 xuất ra màn hình máy tính qua cổng USB.
    Mong bạn chỉ giáo.
    Thanks!

    Comment


    • #17
      Bổ sung thêm 1 tý lý thuyết: Đối với các mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, nó rất hay bị nhiễu, do đó nên cẩn thận khi vẽ mạch, tụ tiếc cứ táng vào cho nó an toàn. Cái này quan trọng nữa: Theo như trên thì có vẻ ta cần rất nhiều OA, do đó nên chọn con OA nào xịn xịn tí mà lại nhiều bộ trong 1 vỏ.
      Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

      Comment


      • #18
        Tiếp tục....
        Tổng hợp từ đống lí thuyết suông ở trên, ta có thể sơ sơ được sơ đồ mạch như sau:
        1. Cục lặp điện áp đầu vào: cái này là để nâng cao dòng vào cho tầng khuếch đại mà vẫn giữ nguyên giá trị áp.
        2. Cục khuếch đại vi sai: Cục này khuếch đại tín hiệu + và - chạy ra từ LoadCell.
        3. Vài cục khuếch đại áp (Vài cục này phải đảm bảo k=100 lần như tính toán ở trên). Theo mình nên chọn k=25x4 hoặc 50x2 cho nó an toàn (Vì OA rẻ như cho ấy mà. Hehe)
        4. Trong lúc lặp điện áp hay khuếch đại, tín hiệu có thể bị đảo ngược (đưa vào chân - của OA) nên phải có thêm cục đảo tín hiệu ra nếu cần.
        5. Một vài thiết bị công nghiệp sẽ nhận tín hiệu dòng thay cho áp (Có lẽ giảm sai số trong khi truyền đi xa), nên chúng ta cần thiết kế thêm bộ biến đổi Áp --> Dòng nữa cho nó Pro.
        Vậy là hòm hòm 1 cục khuếch đại cho Cell rồi!
        hè hè, nghỉ cái đã. Hôm sau tiếp tục.
        Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

        Comment


        • #19
          Em thấy con opamp op07 là cũng xịn rồi.
          Tuy nhiên tín hiệu ngõ ra bị gợn là do nguồn không tốt. Ngày trước em làm loadcell phải dùng một bộ nguồn máy tính(dạng nguồn xung) ra +-12v, dùng 7805 và 7905 nắn lại ra +-5v cấp cho con ICL7107, kết quả rất tốt, để cả ngày chỉ dao động 0.5LSB. Lí do em dùng nguồn như vậy để tránh cộng hưởng 50Hz từ điện nguồn. Con ICL7107 fullrange +-1000 count.
          Ngoài ra Vref cực kì quan trọng, em thấy nhiều người dùng REF01 là reference, chưa xài thử. Em dùng TL431 + biến trở chỉnh Vref, dòng qua biến trở phải nhỏ hơn 0.2mA, nếu không nó trôi nhiệt khá nhiều.

          Comment


          • #20
            Hồi đó em có thấy mấy con opamp chuyên dùng họ INXX nhưng không có điều kiện dùng, sau thấy anh Longimi hình như có bán. Dùng mấy con đó thì yên tâm.
            Dùng luôn mấy con chuyển áp thành dòng, truyền đi, sau đó đỗi ngược lại thành áp nữa, cực ổn luôn.

            Comment


            • #21
              mình dùng bộ khuyếh đại cho loadcell
              bộ khuyếch đại 3 tầng
              tang 1: tầng khuyếch đại
              tầng 2: mạch lọc tầng thấp bậc 2 hồi tiép dương
              tầng 3: chỉnh điện áp lệch
              mình dùng OPamp TL082
              anh em xem yham khảo giúp mình xem có được không cho ý kiến.

              Comment


              • #22
                Trước khi khuếch đại nên cho qua bộ lặp điện áp.
                Tl082 hình như có 2 con OA trong một vỏ thì phải. Bác chơi luôn LM324 cho ổn. Nó có 4 OA/vỏ.
                Mặc dù nhiều bộ OA có thể dùng nguồn đơn nhưng bác nên dùng nguồn +/- cho nó ổn định.
                Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                Comment


                • #23
                  bạn giải thích rõ cho mình cái
                  Mình cũng chưa hiểu về bộ lặp điện áp thế nào cả
                  cho mình hỏi có phần mềm nào mô phỏng tốt quá trình khuyếch đại tín hiệu của loadcell ko?
                  mình dùng proteus không có chức năng này.

                  Comment


                  • #24
                    Tín hiệu sau LoadCell có dòng rất nhỏ, dòng này khó có thể làm cho bộ khuếch đại điện áp hoạt động ổn định được, do đó chúng ta cần tiến hành nâng cao dòng cho nguồn tín hiệu này. Bộ lặp điện áp ra đời thường sử dụng cho mục đích này: Điện áp vào giống hệt điện áp ra về pha và độ lớn(Tín hiệu vào cổng +, hồi tiếp âm trực tiếp đưa về cổng - của OA).

                    Đây là mạch hoàn toàn tín hiệu Analog, do đó mô phỏng sẽ không chính xác và người ta cũng ít dùng mô phỏng trong trường hợp này. Mô phỏng chỉ chủ yếu dùng để test chương trình thôi, bạn nên mua TestBoard về cắm hoặc mua Board đục lỗ về mà test cho nó chính xác. Chúc thành công!
                    Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                    Comment


                    • #25
                      mình cũng đang tìm hiểu nhưng chưa có tài liệu gì về loadceel cả
                      anh em nào có tài liệu về loadcell post lên cho mình nhé.

                      Comment


                      • #26
                        Các bạn thử con này xem INA125.
                        Con này là con chuyên dụng đấy.
                        Chúc vui.

                        Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi toiyeutdh8x Xem bài viết
                          mình cũng đang tìm hiểu nhưng chưa có tài liệu gì về loadceel cả
                          anh em nào có tài liệu về loadcell post lên cho mình nhé.
                          Cơ bản đây: http://www.cantudong.com/producttype.aspx?id=68
                          Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                          Comment


                          • #28
                            Do điện áp đầu ra của loadcell rất nhỏ nên bạn cần lấy tín hiệu đầu ra của cảm biến mắc vào tầng khuyếch đại vi sai ( do cấu trúc của loadcell là mạch cầu), sau đó bạn mắc liên tiếp các tầng khuyếch đại không đảo ( hoặc đảo) với hệ số khuyếch đại được tính dựa vào tỉ lệ giá trị điện áp đầu ra của Loadcell và giá trị mức biến đổi của bộ ADC trong vi điều khiển sao cho phù hợp.
                            Chú ý chọn con khuyếch đại thuật toán có hệ số triệt nhiễu chung là max để triết tiêu nhiễu do dây dẫn truyền từ cảm biến lên đầu vào bộ khuyếch đại.

                            Comment


                            • #29
                              anh em xem mình bộ khuyếch đại này của mình có được không
                              cho ý kiến

                              Comment


                              • #30
                                sao mình gửi cái hình bộ khuyếch đại lên mà ko được
                                anh em hương dẫn mình post hình lên với

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                XshrelaxX Tìm hiểu thêm về XshrelaxX

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X