Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng Duyphi bắt đầu học lập trình AVR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cùng Duyphi bắt đầu học lập trình AVR

    Cùng Duyphi bắt đầu học lập trình AVR


    Vâng! đây là chuyên mục mà Phi tôi mong muốn được chia xẻ với anh chị em,với những người chưa làm việc trên dòng vi điều khiển này - hôm nay muốn nghiên cứu về nó thì hãy cùng DUYPHI tôi bắt tay vào nghiên cứu và từng bước tiến hành thí nghiệm lập trình và thiết kế một số ví dụ, ứng dụng từng bước,từng bước 1.
    Nội dung:
    1- Xoay quanh nghiên cứu AVR với anh chị em từ những cái nho nhỏ nhất
    2- Tiến hành chọn lựa 1 vài con vi điều khiển đặc trưng để thí nghiệm
    3- Bắt đầu viết chương trình ứng dụng từng bước từ dễ đến khó dần.


    Đây là lần đầu tiên DuyPhi tôi tiếp cận AVR, nên xem như chúng ta bắt đầu từ BIT 0,hi hi... còn anh em nào đã thành thạo về AVR thì DuyPhi tôi xin thật lòng lắng nghe những lời chỉ giáo góp ý.

    Chân thành cảm ơn:
    - Các bạn trong diễn đàn đã quan tâm tham gia vào chuyên mục này
    - Chân thành cảm ơn các bạn - các anh chị em đã nhiệt tình góp ý đóng góp ý kiến cho tôi trên bước đường tiếp cận với AVR.
    Last edited by MicroDuyphi; 22-08-2008, 11:11.

  • #2
    Rất ủng hộ anh Phi cái mục này. Để làm việc với AVR thì đầu tiên cần có Kit nạp cho AVR, em đang tìm hiểu và tìm kiếm để làm cái mạch nạp giao tiếp USB với máy tính cho nó tiện lợi. Anh Phi có làm cái này chưa, nếu làm rồi thì post lên cho anh em tham khảo nha.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi tincotin Xem bài viết
      Rất ủng hộ anh Phi cái mục này. Để làm việc với AVR thì đầu tiên cần có Kit nạp cho AVR, em đang tìm hiểu và tìm kiếm để làm cái mạch nạp giao tiếp USB với máy tính cho nó tiện lợi. Anh Phi có làm cái này chưa, nếu làm rồi thì post lên cho anh em tham khảo nha.
      Cái này anh mới tậu được cái AVR910- USB, nếu TIN có rảnh thì ghé qua chỗ của PHI- Phi đưa cho 1 số tư liệu rồi giúp Phi nhân bản cái mạch nạp USB này ra, giúp anh em có cái để dùng, mọi chi phí khác Phi sẽ tài trợ, chẳn hạn vẽ ra 100 bo mạch rồi tặng anh em nào muốn học về AVR thì mình share cho họ, để không tốn thời gian làm mạch nữa! TIN thấy thế nào??!!

      Comment


      • #4
        Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen với dòng AVR thì coi như mình xin đóng góp ý kiến vì mình có làm về dòng này được 2 năm rồi.Mình bắt đầu với 1 starter kit ATmega8, development tool là AVR studio và tool nạp ISP dùng ctrinh pony prog.2 cái này bạn đều có thể tải trên mạng.Bạn có thể dùng tài liệu này để bắt đầu lập trình (http://www.avr-asm-download.de/beginner_en.pdf) . Theo ngu ý của mình thì khi mới bắt đầu 1 dòng VDK mới, việc lập trình bằng asm giúp bạn hiểu sâu về cấu trúc của nó, điều này thuận lợi cho bạn sau khi chuyển sang lập trình bằng C.

        Về startkit thì bạn có thể dùng các ngoại vi cơ bản: button, display led, Rs232, LCD mình nghĩ là đủ cho các bạn hiểu về nó.
        Đôi dòng góp ý!
        Last edited by robetaynguye; 22-08-2008, 11:39.

        Comment


        • #5
          E cũng muốn học cái này nè, nhưng đang tìm bộ KIT, vừa rồi vào trang của 1 thầy ở trường giới thiệu thấy cái Easy...gì đó giá...1,2tr, hoảng. Thầy cho email của 1 anh nào đó để nhờ làm giúp nhưng dạo này kinh phí e hơi hẻo nên cũng chưa liên lạc nữa. Ko có bộ KIT thì chẳng học hành gì được.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi robetaynguye Xem bài viết
            Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen với dòng AVR thì coi như mình xin đóng góp ý kiến vì mình có làm về dòng này được 2 năm rồi.Mình bắt đầu với 1 starter kit ATmega8, development tool là AVR studio và tool nạp SPI dùng ctrinh pony prog.2 cái này bạn đều có thể tải trên mạng.Bạn có thể dùng tài liệu này để bắt đầu lập trình (http://www.avr-asm-download.de/beginner_en.pdf) . Theo ngu ý của mình thì khi mới bắt đầu 1 dòng VDK mới, việc lập trình bằng asm giúp bạn hiểu sâu về cấu trúc của nó, điều này thuận lợi cho bạn sau khi chuyển sang lập trình bằng C.

            Về startkit thì bạn có thể dùng các ngoại vi cơ bản: button, display led, Rs232, LCD mình nghĩ là đủ cho các bạn hiểu về nó.
            Đôi dòng góp ý!
            Vâng, DuyPhi xin ghi nhận.
            Để bắt đầu học về AVR Phi cũng bắt tay với lập trình hợp ngữ, vì thấy lập trình C ngay vào AVR thì quá dễ, e rằng mất đi cái hay của nó, nên dùng ASM để bắt đầu.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi bluesky1612 Xem bài viết
              E cũng muốn học cái này nè, nhưng đang tìm bộ KIT, vừa rồi vào trang của 1 thầy ở trường giới thiệu thấy cái Easy...gì đó giá...1,2tr, hoảng. Thầy cho email của 1 anh nào đó để nhờ làm giúp nhưng dạo này kinh phí e hơi hẻo nên cũng chưa liên lạc nữa. Ko có bộ KIT thì chẳng học hành gì được.
              Cái EASY AVR chính hãng của MikroE -DuyPhi hiện đang có, nhưng giá quá cao, còn hàng nhái tên EASY trong nước làm thì cũng tầm trên 1tr đồng, tạm thời Phi chưa có kit demo, sẽ suy nghĩ vài hôm rồi đặt mạch, post lên cho anh em xài chung.
              Bạn cứ an tâm, Phi sẽ cố gắng mọi cách thuận tiện nhất trong khả năng có thể.

              Comment


              • #8
                Đã dọn dẹp những bài viết lạc đề. Bác Phi có thể tiếp tục!
                PNLab
                Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                more...www.pnlabvn.com

                Comment


                • #9
                  Bác Duy là cao thủ pIC...bây h chuyển qua học aVR chắc chắn sẽ nhanh hơn em,,,,,,,,! Mong được chỉ giáo.......!

                  // Sphinx: Những bài viết vô thưởng vô phạt như thế này đều sẽ bị xử lý!
                  Last edited by sphinx; 22-08-2008, 20:05.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi sphinx Xem bài viết
                    Đã dọn dẹp những bài viết lạc đề. Bác Phi có thể tiếp tục!
                    Nghe giống Mod cho xe tăng đi đàn áp quá.Tớ thấy dầu gì diễn đàn cũng là nơi mọi người đc tự do góp ý kiến.Không nên thấy ngứa mắt thì dẹp với dọn.Thiết nghĩ bạn mod có thể nhắc nhở các bạn để lần sau các bạn tham gia tốt hơn, ko nên lỗ mãng thế.Điều đấy giúp bọn mới tham gia như bọn tớ tự tin hơn để đóng góp ý kiến của mình.

                    Cho phép được góp ý,mong được lắng nghe!

                    Comment


                    • #11
                      To bác DuyPhi:
                      Việc thiết kế kit demo có lẽ sẽ làm bác mất thời gian.Để em về lục lại trong cái mớ cũ xem con schematics của mạch cũ không sẽ post lên cho bác cùng anh em quan tâm.Cái mạch này đã chạy ổn rồi.Khổ cái em ko có bản layout.Đành nhờ bác huy động anh em có tài vẽ vậy.
                      Kính!

                      Comment


                      • #12
                        Kinh nghiệm cho thấy những lời bàn ra tán vào ngoài luồng rất dễ dẫn đến xung đột hiềm khích cá nhân, nếu bạn thường xuyên tham gia diễn đàn thì sẽ thấy điều đó ở nhiều luồng thuộc các box khác. Những gì tớ xóa đều thực sự vô ích với mục tiêu của luồng đặt ra "Cùng Duyphi bắt đầu học lập trình AVR". Việc tớ không rút thẻ thực ra là nhân nhượng với các bạn, nếu cần giờ tớ vẫn có thể cảnh cáo tác giả của những bài viết spam đã xóa. Nhưng dù có cảnh cáo hay không thì những bài viết đó nếu tồn tại chỉ làm loãng luồng và gây mất tập trung của người đọc.

                        Cảm ơn đã đóng góp ý kiến.
                        PNLab
                        Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                        Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                        Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                        more...www.pnlabvn.com

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi sphinx
                          Kinh nghiệm cho thấy những lời bàn ra tán vào ngoài luồng rất dễ dẫn đến xung đột hiềm khích cá nhân, nếu bạn thường xuyên tham gia diễn đàn thì sẽ thấy điều đó ở nhiều luồng thuộc các box khác. Những gì tớ xóa đều thực sự vô ích với mục tiêu của luồng đặt ra "Cùng Duyphi bắt đầu học lập trình AVR". Việc tớ không rút thẻ thực ra là nhân nhượng với các bạn, nếu cần giờ tớ vẫn có thể cảnh cáo tác giả của những bài viết spam đã xóa. Nhưng dù có cảnh cáo hay không thì những bài viết đó nếu tồn tại chỉ làm loãng luồng và gây mất tập trung của người đọc.

                          Cảm ơn đã đóng góp ý kiến.
                          Anh Sphix nói rất có lý! Chúng ta nên ủng hộ ý kiến này của anh Sphix.
                          Để tiếp tục xin anh DuyPhi và chúng ta nên cùng nhau thảo luận xem:ê
                          1- Chọn mạch nạp nào? Nguồn cung cấp mạch nạp ở những địa chỉ nào để anh em có thể mua hay tự làm được?
                          2- Mạch thí nghiệm nào chúng ta sẽ thống nhất chọn để dùng trong quá trình học này?
                          3- Các tài liệu cần thiết tham khảo.

                          Comment


                          • #14
                            Bác phi có tài liệu gì về avr cho anh em tham khảo với.

                            Comment


                            • #15
                              AVR 910 USB Programmer _PNLAB

                              Hiện tại có một số nhà cung cấp mạch nạp USB-AVR
                              Sau đây là thông tin mà DUYPHI đã sưu tầm được từ PNLAB các bạn có thể truy cập vào website sau để xem:
                              http://www.pnlabvn.com/pnlab/index.p...mart&Itemid=29


                              1.Tên gọi sản phẩm :
                              AVR 910 USB Programmer Cable (cáp nạp các chíp AVR của Atmel chỉ với một kết nối USB) hoạt động tốt trên các hệ điều hành windows 2000, XP và Vista.

                              2. Các hỗ trợ chính:
                              Nạp được hầu hết các dòng AVR và một số chíp 89S của Atmel (xem danh sách phía dưới)
                              Kiểm tra lỗi sau khi nạp
                              Hỗ trợ khóa chíp và lập trình fuse bit
                              Header chuẩn ISP cho kết nối thuận tiện
                              Tốc độ nạp cao, sử dụng được với hầu hết các trình biên dịch
                              Mạch siêu nhỏ gọn, bọc cách điện thuận tiện cho di chuyển, sử dụng (nhiều mầu sắc để lựa chọn!)
                              Cực kì đơn giản trong kết nối, cài đặt và sử dụng

                              3. Đặc điểm:
                              Kích thước: dài 1.5m
                              Nguồn cung cấp: 5V từ cổng USB
                              Giao tiếp Virtual COM qua USB
                              Tốc độ truyền tối đa: 115200bps, 8 bit, no parity, 1 stop, no flow control
                              Định dạng file: Intel 8-bit HEX
                              Phần mềm: CodeVisionAVR, AVRStudio, AVRDude, AvrOsp II, Bascom AVR.
                              4.Chức năng của sản phẩm :
                              Sản phẩm có khả năng nạp cho hầu hết các loại vi điều khiển AVR có mặt tại Việt Nam và một số chip 89S.







                              Giá theo như thông tin trên mạng của PNLAB là: 100 ngàn đồng.
                              Attached Files
                              Last edited by MicroDuyphi; 23-08-2008, 12:24.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              MicroDuyphi Tìm hiểu thêm về MicroDuyphi

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X