Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Dùng biến áp hàn mạch cấp nguồn cho AVR]

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [Dùng biến áp hàn mạch cấp nguồn cho AVR]

    Hi các bác,

    Như tên bài viết, các bác cho em hỏi về việc cấp nguồn cho Vđk sử dụng nguồn biến áp thường loại hàn mạch có tốt hơn so với sử dụng nguồn xung ko ạ? Về tuổi thọ, độ ổn định, nhiễu...

    Thanks các bác!

  • #2
    Nguồn xung sử dụng biến áp xung lõi phe-rít. Nguồn "biến áp thường" hàn mạch sử dụng biến áp sắt từ lõi tôn si-líc. Tuy nhiên không mạch nào chạy được với biến áp trực tiếp và vẫn cần phần điện tử xung quanh

    Về tuổi thọ
    Hiếm khi biến áp hỏng, dù là xung hay sắt. Thường phần điện tử xung quanh sẽ hỏng trước. Nhưng nếu dùng linh kiện chính hãng và thiết kế đúng thì cũng phải 5+ năm may ra mới hỏng. Hàng chợ thì hên xui. Biến áp sắt từ do có rất nhiều vòng dây nên thường hỏng sớm hơn biến áp xung. Nguồn xung thường có nhiều linh kiện hơn nên có thể phần điện tử nguồn xung tuổi thọ ít hơn nguồn biến áp sắt từ

    Về độ ổn định
    Nguồn xung thường kiểu flyback, khi hỏng chết phía sơ cấp / thứ cấp thì mất điện áp ra, khi chạy thì đúng điện áp ra; nó tương đối fail-safe - nói cách khác khi nguồn xung hỏng thường nó hỏng theo cái cách an toàn. Nguồn biến áp sắt từ dùng kiểu ổn áp tuyến tính (ổn áp bù) hoặc ổn áp băm xung kiểu buck, khi hỏng đèn công suất ngắn mạch => toàn bộ điện áp sau chỉnh lưu thứ cấp phi ra tải phía sau => tèo luôn cái tải. Dân chuyên nghiệp nếu thiết kế dùng biến áp sắt từ thì sau phần ổn áp (7805, 257x chẳng hạn) phải có mạch bảo vệ phụ crowbar, nhưng ở xứ này chưa từng thấy ai làm.

    Về nhiễu
    Thường nguồn xung nhiễu nhiều hơn so với nguồn sắt từ ổn áp kiểu bù. Nếu nguồn sắt từ cũng dùng ổn áp băm xung (MC34063, LM257x ...) thì nhiễu tương tự nhau. Tuy nhiên nhiễu của nguồn xung thường là nhiễu cao tần, không bị cái nhiễu 50/100 Hz đặc trưng của nguồn sắt từ; bản chất nhiễu đôi bên cũng khác nhau.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Em cảm ơn câu trả lời rất đầy đủ của bác bqviet. Hiện tại thì em đang dùng biến áp thường -> chỉnh lưu -> buck( LM2576) để cấp cho vđk. Nhưng như bác nói thì làm cách này thì dùng nguồn xung hay biến áp thường cũng đều nhiễu tương tự nhau.

      Không biết có phải do thiết kế phần nguồn ko tốt ko mà đã có lần em đọc giá trị config lưu trong eeprom nội của vđk(Atmega 64) bị sai, có lúc thì ghi vào giá trị bị sai. Em sử dụng AVR studio và trình dịch winavr, thư viện EEPROM của winavr luôn.

      Các bác có lưu ý gì cho trường hợp này chỉ giúp em với ạ!

      Comment


      • #4
        Có thể do nguồn, có thể do chất lượng MCU.
        - Lắp thêm mắt lọc L-C phụ phía sau 2576
        - Mua linh kiện chính hãng mà làm, AVR bây giờ bán chính thức bởi đại lý Microchip từ khi hãng này mua lại Atmel.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Có thể do nguồn, có thể do chất lượng MCU.
          - Lắp thêm mắt lọc L-C phụ phía sau 2576
          - Mua linh kiện chính hãng mà làm, AVR bây giờ bán chính thức bởi đại lý Microchip từ khi hãng này mua lại Atmel.
          Vang bác. Linh kiện em mua bên Tme. thêm 1 mắt Lọc L-C sau LM2576 thì em ko có thật. Em chỉ cho qua 1 ferit bead. Về mạch lọc LC này bác có thể chỉ giúp em rõ hơn một chút về cách tính toán giá trị linh kiện cho mạch lọc này được không ạ? Em là dân CNTT nên ko có kinh nghiệm về phần này.

          Thanks bác!

          Comment


          • #6
            Bản thân LM2576 đã dùng 1 cuộn cảm và 1 tụ rồi (cùng với 1 free-wheeling diode nữa) - được coi là 1 mắt lọc L-C. Bây giờ lắp thêm 1 cuộn cảm nữa khoảng 10uH (điện cảm bé hơn cuộn cảm chính rất nhiều) và 1 tụ nữa khoảng nửa điện dung của tụ chính có thể coi là ổn.

            Chưa khẳng định được mạch AVR trục trặc có phải 100% gây bởi IC nguồn hay không Mạch ngoài tốt cỡ nào mà dùng linh kiện mua từ TME là hỏng hết cả bánh kẹo rồi.

            Tìm lại ở diễn đàn này sẽ thấy một lô phản ánh của thành viên từ thời xa xưa và cách đáp trả khá thiếu trách nhiệm của chủ cửa hàng. Từ đó đại diện TME ở đây mới bị ban nick đồng thời diễn đàn khuyến cáo thành viên nếu mua hàng ở TME thì diễn đàn không muốn hỗ trợ gì nữa. Nếu không làm vậy hẳn còn nhiều chuyện thêm nữa.

            Chọn nơi tốt mà mua, đừng vì mấy người bán hàng ngọt ngào mà để vẻ bên ngoài đánh lừa.
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
              Bản thân LM2576 đã dùng 1 cuộn cảm và 1 tụ rồi (cùng với 1 free-wheeling diode nữa) - được coi là 1 mắt lọc L-C. Bây giờ lắp thêm 1 cuộn cảm nữa khoảng 10uH (điện cảm bé hơn cuộn cảm chính rất nhiều) và 1 tụ nữa khoảng nửa điện dung của tụ chính có thể coi là ổn.

              Chưa khẳng định được mạch AVR trục trặc có phải 100% gây bởi IC nguồn hay không Mạch ngoài tốt cỡ nào mà dùng linh kiện mua từ TME là hỏng hết cả bánh kẹo rồi.

              Tìm lại ở diễn đàn này sẽ thấy một lô phản ánh của thành viên từ thời xa xưa và cách đáp trả khá thiếu trách nhiệm của chủ cửa hàng. Từ đó đại diện TME ở đây mới bị ban nick đồng thời diễn đàn khuyến cáo thành viên nếu mua hàng ở TME thì diễn đàn không muốn hỗ trợ gì nữa. Nếu không làm vậy hẳn còn nhiều chuyện thêm nữa.

              Chọn nơi tốt mà mua, đừng vì mấy người bán hàng ngọt ngào mà để vẻ bên ngoài đánh lừa.
              Vang. Em cảm ơn vì những chia sẻ rất nhiệt tình của bác bqviet. Bác nhắc đến chất lượng linh kiện tạiTME thì em mới chia sẻ. Chuyện mà mua 16 con cảm biến DHT21 về, chạy được 1 thời gian là độ ẩm cứ 99.9%( Phải ít nhất 5 con bị vậy). Đầu tiên em cũng loay hoay mãi tưởng code có vấn đề, không biết kêu ai. Về sau đành chuyển sang sht15 thì thấy có vẻ ổn hơn.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              nacdanh90 Tìm hiểu thêm về nacdanh90

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X