Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vai Trò của CMOS Pull-up

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vai Trò của CMOS Pull-up

    chào các huynh,xin cho biết vai trò của Cmos pull-up trong các port I/O.
    nếu không active nó thì có thể input data được ko? (mặc dù đã thiết lập lối vào ở thanh ghi hướng dữ liệu)

  • #2
    Với pull up trong driver của các I/O port của AVR, bạn có thể chọn cấu hình chân cổng là đầu vào được treo mức cao (tương tự như cổng của MCS51), khác với cấu hình là đầu vào cao trở (Hi-Z). Khi tra datasheet AVR trong phần I/O ports bạn sẽ thấy một bảng cấu hình các chân cổng I/O theo giá trị của các thanh ghi PORTx, DDRx và bit PUD (Pullup Disable). Nhìn vào bảng bạn sẽ nhận ra sự khác nhau trong việc cấu hình các chân cổng làm input có hay không có pullup.
    Nếu không active pullup thì vẫn dùng làm cổng vào được nhưng sẽ là đầu vào cao trở. Dữ liệu vào vẫn có thể đọc được chính xác từ thanh ghi PINx tương ứng, trừ những lúc tín hiệu đưa vào cũng ở trạng thái float (ví dụ như trường hợp tín hiệu đưa vào lấy từ một IC có đầu ra 3 trạng thái và lúc đó đang ở trạng thái thứ ba - Hi Z).
    Thân mến,
    blackmoon.

    Comment


    • #3
      mình vẫn không hiểu tại sao nhà sản xuất không đặt trở kéo luôn mà phải dùng mấy thanh ghi để điều khiển như vậy . mục đích là gì ? trạng tthais cao trở HI-Z có ý nghĩa gì? mong các bác giải thích dùm?

      Comment


      • #4
        đặt trở kéo luôn nhiều khi sẽ ảnh hưởng tới việc đọc sai tín hiệu vào, ví dụ ADC chẳng hạn. trạng thái cao trở có thể coi là ko nối với cái gì hết, điện trở với Vcc,Gnd là rất cao

        Comment


        • #5
          như vậy nếu mình dùng avr giao tiếp với 1 ic hay một cảm biến có hai trạng thái 1 ,0 thì nên pull up hay không

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi qkhanh Xem bài viết
            như vậy nếu mình dùng avr giao tiếp với 1 ic hay một cảm biến có hai trạng thái 1 ,0 thì nên pull up hay không
            Tốt nhất bạn nên pull up hoặc down xuống đất trong các mục đích điều khiển, ví dụ điều khiển rơle, ghép với tầng transistor để điều khiển, đọc trạng thái đầu vào dạng 1/0 của thiết bị.
            Còn trong ghép nối để đọc ADC thì bạn nên dùng trở kéo xuống đất, làm như vậy vừa tránh nhiễu vừa khắc phục tình trạng khi dây ghép nối bị đứt hay bị lỏng, ...
            Nguyễn Như Hùng - Cty Cổ phần TEKPRO Việt Nam

            - 0986681713

            Comment


            • #7
              một số mạch mình thấy họ cho mắc cả trở kéo bên ngoài . theo các bác thì có nên làm như vậy không .
              ý nghĩa chính của nó là gì? tại sao nhà sản xuất lại phải làm như vậy?rõ ràng kéo luôn điện trở bên trong lên giống 8051 thì có phải thuận lợi hơn không

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi qkhanh Xem bài viết
                một số mạch mình thấy họ cho mắc cả trở kéo bên ngoài . theo các bác thì có nên làm như vậy không .
                ý nghĩa chính của nó là gì? tại sao nhà sản xuất lại phải làm như vậy?rõ ràng kéo luôn điện trở bên trong lên giống 8051 thì có phải thuận lợi hơn không
                Thuận lợi hơn là chắc rồi nhưng có thể hơi cao so và lại không ổn định so với mong muốn (cỡ 20-50k). Sách vở gọi là weak pull-up. Nếu cần strong pull-up thì cứ quất 10k kéo lên thôi. Bạn thử làm hai cái phím nhấn với điện trở trong và điện trở ngoài 10k đối chứng xem phím dùng điện trở ngoài có ít bị nhiễu, dính hơn không
                Đẹp từng kilomét

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi Kilodeth Xem bài viết
                  Thuận lợi hơn là chắc rồi nhưng có thể hơi cao so và lại không ổn định so với mong muốn (cỡ 20-50k). Sách vở gọi là weak pull-up. Nếu cần strong pull-up thì cứ quất 10k kéo lên thôi. Bạn thử làm hai cái phím nhấn với điện trở trong và điện trở ngoài 10k đối chứng xem phím dùng điện trở ngoài có ít bị nhiễu, dính hơn không
                  mình muốn hỏi là tại sao không nối cứng điện trở trong mà lại phải điều khiển nó . theo các bạn nói thì ngoại trừ chân ADC còn lại thì cứ kéo trở lên cần gì phải điều khiển cho phức tạp . mà mình không nhầm thì có đến 2 thanh ghi trong avr làm nhiệm vụ này.

                  Comment


                  • #10
                    Một ví dụ :Khi khởi động chíp , port được kéo lên luôn, chương trình chưa kịp tắt , thế là chân đấy nháy một phát, ngoại vi đc đk bởi port đó sẽ nháy một phát, hỏng bét. Nói chung tùy ứng dụng sẽ nảy sinh rắc rối. Nói chung thích đk thế nào thì đk có phải tiện ko, có phức tạp gì đâu

                    Comment


                    • #11
                      thực ra nhóm mình đang tranh luận về việc thiết kế mạch avr mà lại cho trở kéo bên ngoài giống như 8051 .người tán thành người thì không tán thành .ngoài việc tiêu tốn công suất hơn thì làm vậy còn ảnh hưởng gì không ?hay là sẽ tốt hơn ? mình chỉ làm theo datasheet thôi không biết kinh nghiệm thực tế thế nào

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      thavali Tìm hiểu thêm về thavali

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X