Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch phần cứng bật tắt máy điều hoà

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch phần cứng bật tắt máy điều hoà

    Mình định làm một thiết bị tự động bật tắt điều hòa (hoặc quạt điện) sử dụng vi điều khiển ý tưởng như sau:
    Khi độ ẩm > 90% bật máy điều hòa (hoặc quạt điện)
    Khi độ ẩm <60% tắt máy điều hòa (hoặc quạt điện)
    Ở đây mình thấy khó một cái là không biết phải thiết kế phần cứng thế nào để khi lập trình cho vđk có thể bật tắt được cái công tắc (cấp điện 220V) để cấp nguồn cho thiết bị.
    Rất mong các pro chỉ giáo!!!

  • #2
    I/O của vi điều khiển (0-5V @ hai chục mA max) điều khiển cực phát của một con cách ly (nên dùng MOC3021 chẳng hạn, cách ly có đầu ra lái TRIAC trực tiếp), cực thu của cách ly lái trực tiếp hoặc gián tiếp linh kiện công suất (TRIAC). Tải nối với linh kiện công suất này.

    Thân mến,
    blackmoon.

    Comment


    • #3
      BÁc có mạch sử dụng MOC3021 và triac để điều khiển không cho e xin với, hoặc điều khiển rơ le 220V/7a cũng được. E cũng mới nghiên cứu VĐK nên không biết bắt đầu kiểu gì!!! Cảm ơn bác nhiều

      Comment


      • #4
        STHxx -> AVR -> C1815, A1015, C945, D468 ... -> Relay 12V
        Chú ý bảo vệ mạch, chống dòng ngược relay và bảo vệ AVR chống lại khả năng bị tèo nhỡ Transitor hỏng...
        *** Thành viên không biết gì về điện ***

        Comment


        • #5
          Trên thị trường hiện nay có các loại rơle nào có thể sử dụng đóng cắt nguồn 220V nhỉ. E đã làm như bác AVR_VN kết quả ok nhưng không biết ngoài rơle 12V có thể thay thế loại nào khác nhỉ!!!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi mice Xem bài viết
            Trên thị trường hiện nay có các loại rơle nào có thể sử dụng đóng cắt nguồn 220V nhỉ. E đã làm như bác AVR_VN kết quả ok nhưng không biết ngoài rơle 12V có thể thay thế loại nào khác nhỉ!!!
            role 12v 220 thì nhiều

            hình ảnh role 12V dòng cao
            bạn phải chú ý đến dòng của tiếp điểm
            theo kinh nghiệm của mình thì
            vdk sẽ điều khiển role 12V đóng ngắt 220V
            sau đó lấy điện áp đó đóng mở cho một công tắc từ để cấp nguồn 220v cho máy lạnh


            hình ảnh công tắc từ

            cách này được áp dụng cho các máy lạnh đời đầu
            VD Daikin, Carrier...
            nhưng với những máy công suất lớn từ 3 ngựa trở lên thì vẫn dùng phương pháp này
            vì dòng đề của máy lạnh rất lớn thường thì gấp 10 lần so với dòng chạy
            VD máy Panasonic 1 ngựa thì dòng chạy khoảng 4,5A
            nhưng khi khởi động block dòng khoảng 42A
            bạn phải chú ý đến chỗ này vì nó thường làm treo VDK

            còn khi làm thành công rồi bạn có thể thiết kế là bỏ công tắc từ nhưng chỉ với những máy công suất nhỏ hơn 1 ngựa

            chúc bạn thành công
            Điện thoại:
            email:

            Comment


            • #7
              Hi chào bạn
              Mình đang thắc mắc là điều hòa (loại sử dụng hộ gia đình ) thì liên quan gì đến độ ẩm nhỉ.

              Comment


              • #8
                Có chứ bác, vì giàn lạnh nó lạnh>>> hơi nước trong không khí ngưng tụ>> chãy nước >> làm độ ẩm trong không khí giảm

                Comment


                • #9
                  Khi bật điều hoà thường thì độ ẩm trong kk thay đổi, nhất là khi bạn chọn chế độ hút ẩm ý. Dùng điều hoà thường người ta có thêm chậu nước để không khí đỡ khô. Do vậy hiện tại thì mình muốn làm cái hệ thống này!!!

                  Comment


                  • #10
                    các bác jup em vụ này cái, em tính lắp thêm cái mạch nữa vào điều hòa, chức năng của nó là khi mất điện xong rồi có điện lại thì điều hòa lại bật lại như thường, các bác có j cao kiến chai sẻ dùm em cái
                    tom and jery !!!!!!!

                    Comment


                    • #11
                      Mình nghĩ 1 cách hơi phức tạp là phải coy remote. Dùng AVR kết nối với hồng ngoại thu, phát, lưu các mã lệnh xung hồng ngoại On, Off của máy lạnh. Khi bấm remote On lần đầu set biến =1 vào Eeprom, bấm Off thì xóa biến đó. Khi có mất điện rồi có lại AVR xem biến đó nếu =1 thì phát mã xung hồng ngoại On cho máy lạnh bật. Còn không phải can thiệp vào phần cứng của máy lạnh thôi.

                      Comment


                      • #12
                        còn ý kiến nào khác không nhỉ, tui cũng nghĩ phuơng án này nhưng thấy hới phức tạp.
                        tom and jery !!!!!!!

                        Comment


                        • #13
                          Chỉ có 2 phương pháp chính như đã đưa ra,
                          - Rơ le, công tắc từ (cái này là cách dùng phổ biến với các trạm mà có điều khiển bật tắt điều hòa tự động)
                          - Dùng cách phát lại lệnh điều khiển hồng ngoại: cách này mình đã làm thử và cũng điều khiển thành công. Phương pháp này có 1 số vấn đề:
                          + Nếu bạn biết mã của loại điều hòa, bạn sẽ có rule phát lại mã lệnh điều khiển (cách này sẽ học được nhiều nút lệnh)
                          + Nếu chỉ học nút bật tắt, chung cho mọi điều hòa thì có thể thực hiện: AVR + EEPROM. Nguyên tắc: Bạn đo toàn bộ thời gian của từng mức cao, thấp và lưu vào EEPROM. Khi phát lại, đơn giản phát ra xung 36-38kHz (phổ biến) trong thời gian chu kỳ thấp đã học ở trên. Mình đã chạy thử thành công trên ATmega8, dùng luôn RAM và EPROM của VDK để học và nhái các lệnh của Tivi, Quạt, điều hòa Fujitsu. Nhược điểm: nếu gặp phải mã quá dài thì bạn cần RAM nhiều hơn.
                          Điện tử KME,cung cap linh kien SMD, Sensor, dat hang linh kien dien tu...
                          Số 2, Ngõ 53, Dịch Vọng, Cầu Giấy, hà Nội

                          Comment


                          • #14
                            mình sẽ thử theo cách 2 xem xem thế nào
                            tom and jery !!!!!!!

                            Comment


                            • #15
                              Bác nào rành Công tắc từ chỉ em mấy loại phổ biến ở chợ trời và giá cả được không?

                              Thanks

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              mice Tìm hiểu thêm về mice

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X