Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cứu với mạch nạp cho ATmega 16

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cứu với mạch nạp cho ATmega 16

    các đồng chí giúp với, mình làm mạch nạp cho con ATmega 16L mà toàn nhận thông báo "Can't read chip signature because LB1=0&LB2=0"
    có gì phải lwu ý khi xây dựng mạch nạp cho nó không hả các bác.
    Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

  • #2
    bạn có hiểu thông báo đó nghĩa là gì không ?
    ( Thông báo đó dịch nôm na nghĩa là : Không thể đọc được chữ ký điện tử bởi vì ....
    Tạm hiểu là phần mềm ko nhận dạng đượpc ID con ATmega16L đó)

    Còn về mạch nạp của bạn theo trường phái nào ? Phần mềm điều khiển mạch nạp tên là gì ?

    Nếu ko có gì bí mật thì cung cấp thông tin tôi có thể giúp bạn
    Last edited by hoang_csa; 10-05-2006, 08:00.

    Comment


    • #3
      mạch nạp em nối thẳng từ cổng LPT qua 1 con 74hc245 tới MOSI MISO xà SCK, em xài để nạp cho mega8 mega88 hay 8515 đều ngon, đây là lần đầu sử dụng 16L không hiểu gì hết. giải quyết thế nào hả đại ca
      Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

      Comment


      • #4
        Cũng là mạch nạp qua đường song song ( cổng LPT ).Chân RESET,VCC,GND có đấu nối ko ?
        1. nếu bộ nạp ( làm theo kiểu bộ nap FunProgram ) sử dụng phần mềm nạp viết dạng nạp cho các thẻ smartcard thì ko chơi được ATmega16L ( do ko có phần config viết cho ATmega16 để chương trình nhận biết .Ko đọc được ID dòng IC này )

        2. bạn nên dùng mạch nạp theo sơ đồ của www.lancos.com ( chuẩn song song hay nối tiếp đều được ) .Chương trình thì dùng PonyProg2.06 ,đây là phần mềm nguồn mở hỗ trợ cả ATmega128, nhưng nhược điểm là ko lập trình và compiler được , phải dùng thêm CodeVision AVR C Compiler để tạo ra file hex.

        3. cách hay nhất và kinh tế là bạn nên làm bộ nạp AVR theo kiểu STK200 ( lắp thêm 7805 để cấp 5 V hoặc tận dụng 5V từ USB của máy tính ) sử dụng PonyProg ( nhớ lắp thêm thạch anh 4 Mhz vào các chân XTAL1 và 2 )
        Khi đó bạn có thể tận dụng luôn CodeVision AVR C Compiler để nạp .

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi hoang_csa
          3. cách hay nhất và kinh tế là bạn nên làm bộ nạp AVR theo kiểu STK200 ( lắp thêm 7805 để cấp 5 V hoặc tận dụng 5V từ USB của máy tính ) sử dụng PonyProg ( nhớ lắp thêm thạch anh 4 Mhz vào các chân XTAL1 và 2 )
          Khi đó bạn có thể tận dụng luôn CodeVision AVR C Compiler để nạp .
          Mình cũng làm theo mạch DB25 của Pony nhưng có cần thạch anh đâu nhỉ. Cũng k cần 7805 hay lấy nguồn từ USB mà lấy luôn nguồn từ mạch đích Chỉ dùng mỗi chú 74244 thôi. Thêm cái led báo hiệu cấp nguồn cho dễ nhận biết. Mình toàn nạp luôn trên mạch đích cho tiện. Dùng CodeVision nạp có vẻ ổn định hơn. Pony thỉnh thoảng bị lỗi verify.

          Vote hộ tớ với. Thanks!

          Comment


          • #6
            Thế các bác có phương án nào để nạp từ CAVR không, làm thế nào để mở khoá mấy cái bít đó vậy. chứ không thì ức đỏ mắt mất.
            Cáp của em vẫn thường dùng để nạp cho mega8515 và mega8, không có gì sai xót, nhưng gặp thằng mega16 này thì toàn gặp báo không nhận dạng, làm sao đây
            Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

            Comment


            • #7
              có thể chú mega16 của bạn bị lockbit rồi. Bạn thử reset fuse-bit xem. Có bài về reset fuse đấy. Nếu reset fuse mà k được thì chú đó "tỏi" rồi. Mình k hiểu "nạp từ CAVR " là j?

              Vote hộ tớ với. Thanks!

              Comment


              • #8
                Mình k hiểu "nạp từ CAVR " là j?
                Phải chăng là nạp bằng CodeVision luôn?
                Không nhận dạng được chip có thể có nhiều nguyên nhân (do bị thay đổi sang nguồn clock bên ngoài mà không có trên mạch thực, do lock bit, hoặc có thể do fuse cho phép nạp qua SPI bị đặt sai giá trị...) Nếu fuse cho phép nạp qua SPI (tên là SPIEN) bị cho về giá trị 1 (unprogrammed) thì lúc này mạch nạp không thể giao tiếp với target AVR qua SPI được nữa, do vậy mà mọi thao tác với mạch nạp này đều vô nghĩa, cách duy nhất là dùng mạch nạp chế độ song song (High Voltage) để nạp và chỉnh lại các fuse. Tất nhiên PonyProg, CodeVisionAVR hay các phần mềm nạp qua đường SPI tương tự đều không làm được việc này.
                Thân mến,
                blackmoon.

                Comment


                • #9
                  Tôi làm và dùng mạch nạp theo kiểu STK200 nhiều rùi ( mạch này có thể nạp được với CodeVision AVR C Compiler ), nếu trong quá trình nạp mà set lock bit sai thì tôi vẫn xóa trắng đi rồi nạp lại OK , rất nhiều lần rồi.
                  Trường hợp của bạn "phd31183 " có thể xảy ra 2 khả năng :

                  1.Vô tình set lock bit 1 & 2 , hoặc bạn cố tình đọc con ATmega16L đã bị khóa ( tôi vẫn khóa rồi xóa đi nạp lại , rồi khóa , lại đọc nhưng sẽ ra toàn yyyyyyy... ) chứ ko nhận thông báo như của bạn.

                  2.Có khả năng con IC của bạn DIE rùi, ( dễ kiểm tra bằng cách thử mạch nạp của bạn trên con ATMega16L khác ) .Thử cải tiến mạch của bạn theo như tôi hướng dẫn phần trên

                  PS: lâu lâu DIE 1 vài con IC là chuyện thường ngày ở huyện, có vậy lần sau sẽ cẩn thận hơn
                  Last edited by hoang_csa; 11-05-2006, 23:20.

                  Comment


                  • #10
                    Có rất nhiều phương án cải tiến mạch nạp theo kiểu STK200/300 chạy với CodeVision AVR C, trên trang của ChaoKhun cũng có bài , post lại link cho bạn nào chưa biết
                    http://chaokhun.kmitl.ac.th/~kswichit/avr/avr.htm
                    Chúc các bạn thành công với mạch này. Nó dễ làm , dễ chạy, nạp ổn định và làm chỉ tốn độ 30K - 40K .Rất phù hợp với các bạn là sinh viên ,học sinh
                    PS: Tôi gửi lên sơ đồ gin của STK200 , các bạn xem kỹ phần tạo xung clock để hiểu tại sao tôi lại nói là thêm thạch anh 4Mhz
                    Attached Files
                    Last edited by hoang_csa; 12-05-2006, 23:20.

                    Comment


                    • #11
                      Còn này bị lock thôi. Chưa bị disable SPI đâu. Đầu tiên bạn chọn chức năng erase chip. Sau đó sử dụng bình thường. Chú ý sau khi erase chip các security bit (hoặc lock bit) sẽ đưa về trạng thái bình thường chương trình trong chip cũng bị xóa sạch.
                      Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                      Comment


                      • #12
                        Bạn nên dùng, mạch nạp qua cổng COM, tôi thấy dùng mạch nạp qua cổng COM phức tạp về linh kiện nhưng hầu như không mắc lỗi khi sử dụng nạp. Hơn nữa nó nạp hầu hết các loại AVR ( trừ loại đế vuông vì không có đế ).

                        Comment


                        • #13
                          Mạch nạp qua COM thường tốc độ rất chậm ( khoảng 19200 ,trừ mạch chuyên nghiệp thì đạt đến 115000 ) .Nạp qua giao tiếp song song rất nhanh .
                          Lỗi hay không là do phần cứng mạch nạp thiết kế có chuẩn không thôi, có những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng rất quan trọng, nếu không tuân thủ sẽ gây ra lỗi.

                          Comment


                          • #14
                            Nhưng ác cái nạp wa cổng nối tiếp có thể nạp trực tiếp wa AVR Studio
                            Mạch nạp Little Programmer
                            MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

                            Site Fukusei shop :

                            Comment


                            • #15
                              Thêm một cái nữa là người lập trình thường không lập trình trên AVR Studio.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phd31183 Tìm hiểu thêm về phd31183

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X