Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ma trận phím?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ma trận phím?

    Em muốn dùng ma trận phím để chỉnh giờ của RTC.Em định dùng 4 phím như sau:1 phím function(để di chuyển đến :giờ,phút....ngày,tháng)
    1 phím tăng,1 phím giảm và 1 phím OK.Em định đọc vào từ ADC
    Các bác hướng dẫn em với.Em chưa biết làm thế nào cả?các bác có sơ đồ cho em xin luôn nhé.thanks các pác!

  • #2
    bac nao biet tra loi ho e di?dang can gap!

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi luong_k45 Xem bài viết
      Em muốn dùng ma trận phím để chỉnh giờ của RTC.Em định dùng 4 phím như sau:1 phím function(để di chuyển đến :giờ,phút....ngày,tháng)
      1 phím tăng,1 phím giảm và 1 phím OK.Em định đọc vào từ ADC
      Các bác hướng dẫn em với.Em chưa biết làm thế nào cả?các bác có sơ đồ cho em xin luôn nhé.thanks các pác!
      hic, ở trên thì bác đòi dùng ma trân phím, xuống dưới thì đòi đọc adc.
      nếu dùng 4 phím mà đọc về từ adc thì bạn mắc cầu R
      bạn chỉ việc tính toán các giá trị khi nhấn nút nào thì adc về là bao nhiêu. vậy là ok.
      Attached Files

      Comment


      • #4
        Tốt nhất bạn nên mua bàn phím pad loại 4x4 bán ngoài chợ trời cho tiện
        GTH sản xuất mạch in PCB 1 mặt:
        -phủ xanh: 40.000 đ/dm2
        -không phủ xanh: 30.000 đ/dm2
        -Cung cấp mực cảm quang để làm mạch in
        email:

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi gth_pcb Xem bài viết
          Tốt nhất bạn nên mua bàn phím pad loại 4x4 bán ngoài chợ trời cho tiện
          nếu như từ VDK ra có nhiều chân thì nên sử dụng loại phím mà trận, còn nếu hết chân mà còn chân ADC có thể sử thì dùng cách mắc phím như trên để được nhiều phím mà chỉ cần 1 chân VDK. (thường trong các tivi thì các nút đều sử dụng kiểu này.)

          Comment


          • #6
            Nếu bạn làm ít phím (4) thì việc chọn trở tương đối thoải mái.

            Cách bắt phím bằng analog tương đối hay. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm mà bạn nên để ý:
            Thứ nhất bạn sẽ không thể bắt được sự kiện người dùng nhấn cùng lúc nhiều phím.
            Thứ hai ngoài nhiễu do rung phím, quá trình quá độ khi ấn và nhả phím sẽ sinh ra nhiều mức điện áp, có thể gây ra nhầm lẫn trong việc xác định các phím. Để khử rung phím thì bạn nên dùng phương pháp trung bình (Average) liên tục với bộ đệm vòng hoặc theo từng đoạn cho đơn giản. Còn để khử nhầm lẫn trong quá trình quá độ, bạn nên dùng phương pháp biểu đồ (Histogram).

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi bvhoang Xem bài viết
              Nếu bạn làm ít phím (4) thì việc chọn trở tương đối thoải mái.

              Cách bắt phím bằng analog tương đối hay. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm mà bạn nên để ý:
              Thứ nhất bạn sẽ không thể bắt được sự kiện người dùng nhấn cùng lúc nhiều phím.
              Thứ hai ngoài nhiễu do rung phím, quá trình quá độ khi ấn và nhả phím sẽ sinh ra nhiều mức điện áp, có thể gây ra nhầm lẫn trong việc xác định các phím. Để khử rung phím thì bạn nên dùng phương pháp trung bình (Average) liên tục với bộ đệm vòng hoặc theo từng đoạn cho đơn giản. Còn để khử nhầm lẫn trong quá trình quá độ, bạn nên dùng phương pháp biểu đồ (Histogram).
              thứ nhất: không hẳn là như vậy đâu. với cách chọn điện trở khéo léo theo như qui luật trên thì.. bạn nhấn mấy phím vẫn đều đọc được như thường. (tất nhiên là biết chính xác nhấn những phím nào.)
              thứ 2:.. đã là thiết bị ngoại vi nối vào VDK thì thường là khó tránh khỏi nhiễu.. vấn đề cần thiết là biết sống chung với nhiễu thôi. khử nhiễu thì chắc là dùng mấy phương pháp bạn đưa ra chắc là ok..

              ở đây thêm một vấn đề nữa là thường thì đọc kiểu này thì thời gian sẽ lâu hơn vì tốn thời gian cho adc, nhưng được cái là đọc một lần hết tất cả các phím. chứ ko phải kiểm tra từng phím (kiểu mắc thường từng chân) hay từng nhóm phím (kiểu ma trận). mỗi tội là chống nhiễu analog hơi mệt..

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi dt_love Xem bài viết
                thứ nhất: không hẳn là như vậy đâu. với cách chọn điện trở khéo léo theo như qui luật trên thì.. bạn nhấn mấy phím vẫn đều đọc được như thường. (tất nhiên là biết chính xác nhấn những phím nào.)
                thứ 2:.. đã là thiết bị ngoại vi nối vào VDK thì thường là khó tránh khỏi nhiễu.. vấn đề cần thiết là biết sống chung với nhiễu thôi. khử nhiễu thì chắc là dùng mấy phương pháp bạn đưa ra chắc là ok..

                ở đây thêm một vấn đề nữa là thường thì đọc kiểu này thì thời gian sẽ lâu hơn vì tốn thời gian cho adc, nhưng được cái là đọc một lần hết tất cả các phím. chứ ko phải kiểm tra từng phím (kiểu mắc thường từng chân) hay từng nhóm phím (kiểu ma trận). mỗi tội là chống nhiễu analog hơi mệt..
                Mình không có ý đả động đến sơ đồ bạn vẽ. Mình đồng ý là với sơ đồ của bạn thì hoàn toàn có thể phân biệt được khi người dùng nhấn nhiều phím cùng lúc.

                Tuy nhiên mình nói ngoài lề một chút, với quy luật bạn đưa ra (double) thì RẤT KHÓ có thể mở rộng số lượng phím lên quá con số 10. Bạn thử sẽ biết. Thường thì với số lượng phím lớn (16 trở lên), người ta sẽ không sử dụng sơ đồ và cũng không chọn trở theo cách của bạn. Mình trích dẫn một sơ đồ trong tài liệu về một họ MCU của hãng ST. Với cách này các bạn phải chọn thủ công. Nhưng số lượng phím tồi đa có thể lên đến 16 hoặc nhiều hơn 1 ít.
                Attached Files

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi bvhoang Xem bài viết
                  Mình không có ý đả động đến sơ đồ bạn vẽ. Mình đồng ý là với sơ đồ của bạn thì hoàn toàn có thể phân biệt được khi người dùng nhấn nhiều phím cùng lúc.

                  Tuy nhiên mình nói ngoài lề một chút, với quy luật bạn đưa ra (double) thì RẤT KHÓ có thể mở rộng số lượng phím lên quá con số 10. Bạn thử sẽ biết. Thường thì với số lượng phím lớn (16 trở lên), người ta sẽ không sử dụng sơ đồ và cũng không chọn trở theo cách của bạn. Mình trích dẫn một sơ đồ trong tài liệu về một họ MCU của hãng ST. Với cách này các bạn phải chọn thủ công. Nhưng số lượng phím tồi đa có thể lên đến 16 hoặc nhiều hơn 1 ít.
                  hì, đồng ý với bạn là nếu sử dụng theo cách này thì thường là không sử dụng được nhiều phím..
                  mà khi muốn sử dụng nhiều phím thì phải sử dụng ma trận phím.. ko thì xài luôn cái keyboard máy tính.
                  ah, mà theo cái hình bạn đưa thì đọc được nhiều phím, nhưng mỗi lần chỉ đọc được một phím thôi. với mức ưu tiên từ ko--k15

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi dt_love Xem bài viết
                    hic, ở trên thì bác đòi dùng ma trân phím, xuống dưới thì đòi đọc adc.
                    nếu dùng 4 phím mà đọc về từ adc thì bạn mắc cầu R
                    bạn chỉ việc tính toán các giá trị khi nhấn nút nào thì adc về là bao nhiêu. vậy là ok.
                    Dùng cách ADC có ưu điểm là tốn ít chân của MCU hơn, Nhưng việc tính toán để có các giá trị linh kiện (Trở) là bao nhiêu để có điện áp đưa vào chân ADC cho hợp lí thì cũng mất khá nhiều cống sức

                    .: Lê Tiến Mạnh :.
                    Phone number : 0989 735 804
                    YM,Skype,mail : [leemanhj916]@gmail.com

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    luong_k45 Tìm hiểu thêm về luong_k45

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X