Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
ITX tự chế máy đo L C với atmega8 hiển thị với LCD16*2
Trông cũng đẹp và gọn lắm đấy! Đã đo chúng rồi, bạn thấy có ổn định không? Sai số nhỏ thôi chứ? Đợt trước mình có tập làm theo cái mạch của 1 tác giả trên mạng, lâu lâu đo 1 lần thì khá chính xác nhưng đo lâu lâu thì toàn bị trôi giá trị đến hết đường quay về luôn.
Trông cũng đẹp và gọn lắm đấy! Đã đo chúng rồi, bạn thấy có ổn định không? Sai số nhỏ thôi chứ? Đợt trước mình có tập làm theo cái mạch của 1 tác giả trên mạng, lâu lâu đo 1 lần thì khá chính xác nhưng đo lâu lâu thì toàn bị trôi giá trị đến hết đường quay về luôn.
có chín xác hay không có bị trôi giá trị hay không đề do sai số của linh kiện làm mạch đo vì thế nên phải chọn linh kiện làm mạch loại tốt, bạn nên nhớ rằng độ chính xác của dụng cụ đo là do linh kiện làm ra nó, nếu xem kĩ hình sẽ thấy ITX dùng điện trở kim loại, tụ nhật nhưng cái quan trọng là mỗi linh kiện đều được đo kiểm cẩn thận trước khi ráp nhằm tạo độ chính xác cao.
Từ chối trách nhiệm:
Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
Blog: http://mritx.blogspot.com
ủa, cái này muốn đo phải cắm trực tiếp linh kiện vào 2 lỗ đó hả, có dùng được que đo không vây bác?
cho tui hỏi ngoài luồng 1 tí, cái tấm PCB đó loại dẻo, bác mua ở đâu thế, giá cả thế nào? cho mình vài thông tin về nó nhé. thanks.
Nguyên lý đo giá trị L hoặc C của mạch này dựa vào phương pháp dịch tần.
Với một dao động L và C ban đầu của mạch -> đo được tần số f1
f1 = 1/(2*pi*sqrt(L*C))
Đo Cx:
Gắn song song Cx với C trong mạch -> đo được tần số f2 (f2 < f1)
f2 = 1/(2*pi*sqrt(L*(C+Cx)))
=> Cx = C * ( (f1^2/f2^2) - 1) )
Trong đó 3 giá trị C, f1, f2 đã biết => tính được Cx
Đo Lx:
Gắn nối tiếp Lx với L trong mạch -> đo được tần số f3 (f3<f1)
f3 = 1/(2*pi*sqrt((L+Lx)*C)))
=> Lx = L * ( (f1^2/f3^2) - 1) )
Trong đó 3 giá trị L, f1, f3 đã biết => tính được Lx
LM311 có nhiệm vụ chuyển sóng sin của mạch dao động (tần số cộng hưởng của LC) thành xung vuông đưa vào MCU-AVR. LM311 hoạt động như một bộ so sánh điện áp.
MCU có nhiệm vụ chính là đo tần số bằng cách tổng đếm số xung nhận được trong 1s. Mỗi lần đo tần số, AVR sẽ thiết lập clock của bộ timer dùng ext clock (clock ngoài), giá trị trong thanh ghi đếm TCNTx tăng lên 1 mỗi lần có xung vào. Dùng một timer khác để xác định khi nào đủ 1s, tổng số xung đếm được trong 1s chính là tần số của mạch LC.
Độ chính xác của mạch đo LC phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Sai số do phép đo tần số
2. Sai số do giá trị tụ tham chiếu
3. Sai số do giá trị cuộn cảm tham chiếu
4. Sai số do C, L ký sinh trong mạch
5. Sai số do nhiệt độ ...
1. Sai số do phép đo tần số:
Phụ thuộc vào thạch anh và giải thuật tính tần số.
Thường thì sai số của thạch anh ngoài rất nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo trong trường hợp này.
Giải thuật đếm xung cần phải xem xét vì có ảnh hưởng nhiều đến phép đo. Nếu tính toán thời gian 1s không chính xác hoặc lệnh không tối ưu -> gây nên sai số.
Sai số nên nằm trong khoảng +/- 200Hz thì chấp nhận được (tương ứng 0.1uH)
Có thể xác định sai số bằng cách 2 cách sau:
Cách 1: Dùng phần mềm giả lập Protues, tạo một nguồn xung vuông đầu vào chân T1 và hiển thị trên LCD để kiểm tra.
Cách 2: Đấu chung chân T1 của MCU và đầu vào một bộ đếm tần số, đo thử đầu ra của mạch dao động LM311.
Với giải thuật của mình viết trên con ATmega16 osc=12M, kết quả cho thấy sai số so với Protues là +/-1 Hz và lệch (đều) so với bộ đếm tần khoảng 50Hz.
=> như vậy có thể yên tâm về phần đo tần số!
2. Sai số do giá trị tụ tham chiếu
Vì tụ tham chiếu để tính ngược ra kết quả nên có ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác của mạch. Thông thường phải chọn tụ có độ sai số +/- 1% hoặc 0.5% càng tốt. Mà kiếm được con tụ này thì hơi khó so với điều kiện của mình.
Giả sử không con tụ trong mạch không có độ chính xác cao -> có thể khắc phục bằng điều chỉnh trong phần mềm (firmware) nhưng cũng phải kiếm được 1 con tụ khác có độ chính xác cao !
Xin hỏi cùng v/đ:
Tôi có sưu tầm được 1 sơ đồ và chương trình kèm theo về LC meter.
(Tôi upload không được??)
Trong CT(chương trình) có đoạn dùng USART (Serial Port) để đếm xung ngoài và định thời gian...:
/************************************************** ****************************
Nhờ các bác giải thích CT.
Và lệnh for trong đó có lệnh while nó thực hiện như thế nào? Thực chất đoạn này có phải là định thì không? Tại sao lệnh for i=25000?
The 2024 Orioles year incorporates 21 game titles still left in the direction of be performed. Merely 6 of all those video games will be in opposition to groups who presently include in this article-. 500 documents. 3 of them are protected up this weekend as the Orioles include the Rays arrive within...
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Xin cảm ơn bác bqvietluônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướpcó ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...
Dạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.
Chả hiểu ý cậu nói gì. Cái diode bypass quan trọng thế ư???
Cái giàn của tôi chả thấy cái diode nào mà vẫn hoạt động hơn 3 năm rồi.
Nhưng nó không có kiểu nối dây với bấm cốt như của cậu.
Tóm lại là tiền nào của nấy, đừng hoang tưởng kỹ thuật hóa. Kẻo ô tô điện đua nhau lắp diode.
Tôi dùng 4 cái điều hòa Fujitsu hàng bãi Nhật, nên phải dùng 4 cục đổi nguồn 220 xuống 100V. Để bật quanh năm, chả thấy bằng bữa bia. Chứ tắt đi là mất mấy bữa luôn.
Comment