Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ADC + Động cơ bước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi sson Xem bài viết
    Các bác cho em hỏi cái. Động cơ bước các bác hay dùng loại nào, có thể mua nó ở đâu(em đang ở HN), giá cả thế nào?
    Chắc bác biết chợ trời rồi chứ? Bác xuống đó tha hồ mà tìm. Em hay mua ở cái ông "râu râu", đi thẳng vào trong chợ, ngõ phía bên trái, đi thắng gần hết ngõ nhìn bên phải. Bác mua tầm 60 - 80 nghìn thì đẹp lắm rồi!
    Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

    Comment


    • #32
      Hỉnh nhỏ quá bác ơi! Có hình lớn không

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi tinhthanthep Xem bài viết
        Bác quên cái tần số Héc hủng gì đi cho đỡ nhức đầu, vì cái đó chẳng có ý nghĩa cái gì hết với bài toán. Tốc độ động cơ chính là tốc độ cấp xung cho các cuộn dây. Động cơ của bác là 1.8ddooj/ bước vậy tức là 200 bước/vòng. Mỗi lần cấp xung thì nó quay đi một bước, vậy để quay được 1 vòng thì phải cấp cho nó 200 xung. Giả dụ cứ sau 1 giây thì bác cấp 1 xung thì phải sau 200 giây động cơ mới quay được một vòng. Tức là tốc độ 1/(200/60)=0.3 vòng/phút. Để tăng tốc độ lên thì bác phải tăng tốc độ cấp xung. cho nó cứ 0.5 giây / xung hoặc nhỏ hơn nữa. Nhưng vấn đề là cho thời gian nhỏ đến cỡ nào thì vừa. Để quay từ bước này sang bước kế tiếp cần có khoảng thời gian t (không có cái gì làm mà lại ko mất thời gian cả) . vậy tốc độ cấp xung của bác phải lớn hơn t thì động cơ mới quay kịp theo tốc độ cấp xung. Vậy t = bao nhiêu? cái này thì chẳng ai có thể nói cho bác biết được vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Chỉ có bác thử là biết được thôi. Cứ cho tốc đô cấp xung tăng dần đến khi nào thấy động cơ quay rối tung rối mù lên thì có nghĩa là tốc độ đó là giới hạn rồi.
        ý kiến của anh thật hay!!
        Thiết kế chế tạo các loại máy xoáy nắp, chiết rót định lượng dùng trong dược phẩm và thực phẩm.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
          Đây, mạch của em đây, em nghĩ nó chẳng có vấn đề gì đâu, vì cái mạch này em đã chạy rồi mà, vấn đề là vận tốc thôi!
          Mình cũng thấy cái mạch của bạn nó dư mấy con zener, vì nguồn kích cho FET có bao giờ vượt quá 12V đâu. Nên chăng đưa thêm con trở độ 10k nối tiếp kích cho chân G, tránh tr.hợp opto mà bị nối tắt thì chân G của FET nối nguồn 12V luôn.
          !e

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
            Để tôi tải cái mạch lên cho các bác xem. Tôi dùng AVR để điều khiển, phần công suất dùng Opto để kích mở MOSFET, dùng như vậy thì tôi nghĩ là vài KHz chứ vài "mê" nó cũng đáp ứng kịp. Còn một số thứ khác thì không biết thế nào? Các bác xem xong nhớ cho em ý kiến. Cảm ơn trước luôn.
            Xin hỏi bạn Opto của bạn là loại gì vậy? Tốc độ đáp ứng lên tới MegaHz nổi không??? Thực tế tôi dùng loại 4N35 thì không thể...

            Comment


            • #36
              nhanh thì dùng 6n136 hoac 6n137 ah

              Comment


              • #37
                theo các bác em có dung dc bước để dk robot được ko
                http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=18106

                Comment


                • #38
                  Hic, mấy cái mạch đó được design cách đây....2 năm rồi đó các bác , với lại nó ...không ổn tí nào đâu. Ngày trước em mới vọc nên mới làm như vậy. Hi

                  Nguyên văn bởi zemen Xem bài viết
                  Nên chăng đưa thêm con trở độ 10k nối tiếp kích cho chân G, tránh tr.hợp opto mà bị nối tắt thì chân G của FET nối nguồn 12V luôn.
                  Càng không ổn đâu đại ca. Nếu cho trở nối tiếp vào chân G- chưa tính đến chuyện tần số đóng - mở, chỉ tính dòng cho FET cũng k được rồi: Imax=12/10k = 1,2 mA ==> Quá bé. Còn nếu không có trở mà opto nối tắt ==> Fet luôn mở chứ sao??? Bác nghĩ là G luôn nối 12V thì Fet bị ngoẻo ah?
                  Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                  Comment


                  • #39
                    Càng không ổn đâu đại ca. Nếu cho trở nối tiếp vào chân G- chưa tính đến chuyện tần số đóng - mở, chỉ tính dòng cho FET cũng k được rồi: Imax=12/10k = 1,2 mA ==> Quá bé. Còn nếu không có trở mà opto nối tắt ==> Fet luôn mở chứ sao??? Bác nghĩ là G luôn nối 12V thì Fet bị ngoẻo ah?
                    FET kích theo áp đặt vào G mà. Xem lại kỹ coi. tồi dùng điều khiển FET đơn giản vẫn làm như vậy, cho một trở 10K nối từ G về GND với loại FET kênh N. Chạy rất ổn định.
                    Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                    CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                    0988006696
                    linhnc308@gmail.com
                    http://linhnc308.blogspot.com

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi linhnc308 Xem bài viết
                      FET kích theo áp đặt vào G mà. Xem lại kỹ coi. tồi dùng điều khiển FET đơn giản vẫn làm như vậy, cho một trở 10K nối từ G về GND với loại FET kênh N. Chạy rất ổn định.
                      Hiểu. Nhưng pác này bác ấy lại bảo là
                      điện trở độ 10k nối tiếp kích cho chân G
                      làm em tưởng là mắc nối tiếp với tín hiệu vào G???!!! Còn mắc trở từ Gate xuống đất như của bác thì giá trị còn tùy vào kiểu lái fet nữa chứ bác nhỉ!
                      Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                      Comment


                      • #41
                        Ha ha, tôi cũng không đọc kỹ lại bài trên. Mạch driver cho FET có nhiều kiểu và tùy thuộc vào yêu cầu tốc độ đóng mở mà chọn mạch lái cho phù hợp và đảm bảo sườn xung kích tại G nó "vuông" nhất có thể. Thêm trở nối tiếp vào cũng không sao, nhưng áp đặt vào Gate sẽ giảm đi đáng kể và khả năng đóng/mở của FET cũng giảm. Với yêu cầu bình thường thì cứ dùng Opto rồi đến G là được, và thêm con trở 10K nối từ G đến GND. Ngon hơn thì dùng các IC driver chuyên dụng cho FET.
                        Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                        CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                        0988006696
                        linhnc308@gmail.com
                        http://linhnc308.blogspot.com

                        Comment


                        • #42
                          Đúng rồi, FET kích bằng áp. Dòng kích thì không đáng kể, thôi thì an toàn mình cứ cho con trở nối tiếp. Lỡ FET có chạm chập thì mạch cũng không sao (mình hay kích trực tiếp ic số qua trở vào FET, trường hợp để chạm G-D thì áp chân D (vd 12V) sẽ đi vào chân ic 5V, qua con trở cho chăc cú). Mình thường dùng độ 2k2-10k nếu là lái động cơ bước, còn cái mà đòi hỏi tốc độ thì phải giảm nữa rồi. Còn trở 10k xuống mass cũng rất an toàn, tránh đc tr.hợp nếu mất tín hiệu đ.khiển (đứt dây chẳng hạn) thì FET luôn ngắt, tải chưa đc mở.
                          À, mà bác linhnc308 nói thêm về cái vụ kích sao cho xung vuông ở cực G đi, làm sao biết nó vuông cỡ nào! Mình thì toàn chọn đại mấy con điện trở, thấy nó đóng mở đc tải là ngon rồi.
                          !e

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi zemen Xem bài viết
                            Đúng rồi, FET kích bằng áp. Dòng kích thì không đáng kể, thôi thì an toàn mình cứ cho con trở nối tiếp. Lỡ FET có chạm chập thì mạch cũng không sao (mình hay kích trực tiếp ic số qua trở vào FET, trường hợp để chạm G-D thì áp chân D (vd 12V) sẽ đi vào chân ic 5V, qua con trở cho chăc cú). Mình thường dùng độ 2k2-10k nếu là lái động cơ bước, còn cái mà đòi hỏi tốc độ thì phải giảm nữa rồi. Còn trở 10k xuống mass cũng rất an toàn, tránh đc tr.hợp nếu mất tín hiệu đ.khiển (đứt dây chẳng hạn) thì FET luôn ngắt, tải chưa đc mở.
                            À, mà bác linhnc308 nói thêm về cái vụ kích sao cho xung vuông ở cực G đi, làm sao biết nó vuông cỡ nào! Mình thì toàn chọn đại mấy con điện trở, thấy nó đóng mở đc tải là ngon rồi.
                            Theo lý thuyết thì FET kích bằng áp nhưng trong trường hợp cần điều khiển tốc độ cao - muốn tối đa thì phải quan tâm đến dòng đó bác. Không biết bác quan niệm Dòng kích thì không đáng kể là như thế nào nhưng theo em thì đáng kể đấy, gì chứ vài chục đến vài trăm mA là nó ăn đứt!
                            Điều khiển tốc độ cao - quan tâm lớn nhất đó là tụ kí sinh ở đầu vào cực G, cái này làm cho xung vuông đầu vào bị méo do quá trình nạp - xả của tụ.
                            ==> Để đạt được tốc độ cao nhất thì mạch lái phải tính sao cho lúc mở - phải đặt đủ điện áp 12V, lúc khóa phải đặt ngay điện áp 0V vào Gate.
                            ==> Dùng mạch lái kiểu đẩy kéo là hay nhất.
                            Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                            Comment


                            • #44
                              Mình nói dòng kích thì không đáng kể là vì dòng qua điện trở rất lớn nối tiếp ở ngõ vào chân G có thể làm FET dẫn (nhiều khi đưa tay vào cũng làm FET chạy đúng không?). còn bạn nói "dòng vài chục hay vài trăm mA cũng làm nó đứt" thì làm sao tạo đc trường hợp như vầy?
                              Datasheet (IRF640) nói ngưỡng áp kích khoảng 2->4V là nó dẫn rồi, liệu có phải đẩy lên tới 12V hay không? Thực tế mình toàn dùng áp TTL để kích, o biết là có hạn chế gì chưa!
                              À mà bạn có làm tr.hợp nào lấy chân VDK kích tr.tiếp vào FET chưa?
                              !e

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi zemen Xem bài viết
                                còn bạn nói "dòng vài chục hay vài trăm mA cũng làm nó đứt" thì làm sao tạo đc trường hợp như vầy?
                                Ấy ấy bác đừng nhầm, là em nói nó...ăn đứt chứ không phải nó đứt đâu ạ.
                                Datasheet (IRF640) nói ngưỡng áp kích khoảng 2->4V là nó dẫn rồi, liệu có phải đẩy lên tới 12V hay không?
                                Bác đúng-tùy có con bác ạ, ví dụ IRF640 thì áp kích từ 2-8V, 540 thì từ 3-7V....chứ không nhất thiết là 12V.
                                Thực tế mình toàn dùng áp TTL để kích, o biết là có hạn chế gì chưa!
                                À mà bạn có làm tr.hợp nào lấy chân VDK kích tr.tiếp vào FET chưa?
                                Em chưa dùng thế bao giờ, nhưng theo em thì bác chưa dùng hết (hoặc bác chưa nghĩ đến) cái vụ FET mở không hoàn toàn - trường hợp này xảy ra sẽ làm nóng FET rất nhanh đó bác. Trước đây em điều khiển mấy cái động cơ cho robot, cứ accu mà bị yếu là gỡ ra ngay không là một lúc sau fet sẽ nóng ran lên!...
                                Đọc bài của bác em nghĩ là bác chỉ điều khiển FET ở tần số thấp (Vài Hz) nên không cần quan tâm lắm đến chuyện áp - dòng mở FET???!!!
                                Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thangktvta Tìm hiểu thêm về thangktvta

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X