Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ADC + Động cơ bước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Tớ dùng IRF640/630/9630/9640 để lái động cơ bước 5 pha, quay khoảng 100v/ph, cho nó chạy cả ngày thì chỉ thấy hơi ấm thôi (có lẽ dòng cỡ 1-2A chưa đủ làm nó nóng chăng vì giá trị cực đại nó chịu lên cả chục A mà). Gắn cho nó thêm cục nhôm tản nhiệt thì thấy chạy dc mấy tháng rồi chưa thấy gì, chỉ có con 7805 lại chết trước (không phải do quá dòng mà do áp đầu vào 7805 chung với DCB - hơi lớn nên để nóng lâu nó chết!).
    Vậy đúng là tớ toàn dùng dư khả năng của FET, chưa tính đến cái vụ như bạn nói. Giờ nếu có làm nữa thì phải để mắt một chút.
    !e

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
      Hic, mấy cái mạch đó được design cách đây....2 năm rồi đó các bác , với lại nó ...không ổn tí nào đâu. Ngày trước em mới vọc nên mới làm như vậy. Hi
      Bác đã hiểu vấn đề rồi thì giải thích hộ em với. Em đọc mãi cái luồng này mà vẫn chưa hiểu sao cái mạch của bác chỉ chạy được tầm 20hz như bác nào đó nói.

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi HSTS Xem bài viết
        Bác đã hiểu vấn đề rồi thì giải thích hộ em với. Em đọc mãi cái luồng này mà vẫn chưa hiểu sao cái mạch của bác chỉ chạy được tầm 20hz như bác nào đó nói.
        Để điều khiển ...sơ sơ con stepping motor với tốc độ tuơng đối cao và momen lớn thì cần phải làm tốt hai phần:
        1. Motor: Đa số mình dùng loại motor bước lưỡng cực, tức là tín hiệu qua một cuộn dây trong motor là 2 chiều. Cái này bác tham khảo tài liệu dịch của bác Đoàn Hiệp nhé. Cái mạch của tôi trước đây chỉ điều khiển dòng một chiều cho động cơ lưỡng cực nên momen + tốc độ bị hạn chế.
        2. Do IRF có tụ điện ký sinh ở đầu vào cực G nên để đóng/ngắt IRF thì cần thời gian để tụ xả/nạp => Làm chậm quá trình đóng ngắt của IRF => tần số giảm xuống
        3. Dòng qua IRF bị hạn chế. Nói là FET điều khiển bằng áp nhưng dòng qua nó cũng phải được tính toán cụ thể, cái này chúng ta thường không để ý nên khó điều khiển IRF.
        Đó là 3 lý do làm cái mạch điều khiển stepping motor bị hạn chế đó bác!
        Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

        Comment


        • #49
          @: Bác thắng: Bác có vẻ rành về MOSFET quá nhỉ? Xưa nay em vẫn thường kích MOSFET bằng OPTO và hay dùng cặp IRF540 9540. và thấy nó hoạt động rất tốt, dòng cỡ 10A là OK. tất nhiên em củng quan tâm đến tần số PWM khi điều khiển phải không quá lớn để giảm tác hại tụ ký sinh.
          Em vẫn chưa thông cái ý 3. của bác, bác cho một ví dụ cụ thể được không? ( còn nào, điều khiển bằng gì ) vì thật tịnh gặp vấn đề gì khi điều khiển...??
          *** Thành viên không biết gì về điện ***

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
            Để điều khiển ...sơ sơ con stepping motor với tốc độ tuơng đối cao và momen lớn thì cần phải làm tốt hai phần:
            1. Motor: Đa số mình dùng loại motor bước lưỡng cực, tức là tín hiệu qua một cuộn dây trong motor là 2 chiều. Cái này bác tham khảo tài liệu dịch của bác Đoàn Hiệp nhé. Cái mạch của tôi trước đây chỉ điều khiển dòng một chiều cho động cơ lưỡng cực nên momen + tốc độ bị hạn chế.
            2. Do IRF có tụ điện ký sinh ở đầu vào cực G nên để đóng/ngắt IRF thì cần thời gian để tụ xả/nạp => Làm chậm quá trình đóng ngắt của IRF => tần số giảm xuống
            3. Dòng qua IRF bị hạn chế. Nói là FET điều khiển bằng áp nhưng dòng qua nó cũng phải được tính toán cụ thể, cái này chúng ta thường không để ý nên khó điều khiển IRF.
            Đó là 3 lý do làm cái mạch điều khiển stepping motor bị hạn chế đó bác!
            Em vẫn chưa hiểu, động cơ của em loại 6 dây, 2 dây nối chung nguồn còn lại là 4 dây pha A, A', B, B'. Mạch cũng giống như của bác, opto P521, IRF 540 có trở 10K nối từ cực G xuống đất. Động cơ chạy 12V nên em mắc thêm 2 con trở 4.7 ohm vào các cuộn chung( thông số ghi trên động cơ 5.7V , 1.5 A). Bác có thể chỉ em tính toán tại sao tần số chỉ được có mấy chục HZ thế ko? Em vẫn lơ mơ quá. Hôm trước cắm con động cơ dòng lớn > 3A làm bo cháy khét à, Huhu.

            Comment


            • #51
              Các pác nói chuyện hay quá!nhưng pác nào cho mình một cái sơ đồ mạch hoàn chỉnh và giải thích sơ nguyên lý hoạt động của nó được không ạ! Em mới bắt đầu tìm hiểu về nó nện chằng có tý kinh nghiệm nào cả.Cảm ơn các pác trước

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi woodsup Xem bài viết
                Các pác nói chuyện hay quá!nhưng pác nào cho mình một cái sơ đồ mạch hoàn chỉnh và giải thích sơ nguyên lý hoạt động của nó được không ạ! Em mới bắt đầu tìm hiểu về nó nện chằng có tý kinh nghiệm nào cả.Cảm ơn các pác trước
                Nói thật với bác là trước đây em...tay bo đi làm điều khiển và chỉ có tí kiến thức về vi điều khiển thôi, cảm thấy tìm hiểu mấy vấn đề này rất khó. Vì vậy chắc bây giờ bác cũng vậy thôi-có ai đó cho bác mạch cụ thể thì bác cũng chẳng hiểu đâu. Theo tôi nếu thực sự muốn làm động cơ bước hoàn chỉnh bác cần nắm vững mấy kiến thức sau:
                1. Vi điều khiển: Để thực hiện điều khiển cho nó ...mượt thôi, ít ra cũng phải biết tạo xung vuông trên 1 chân vi điều khiển. Cái này chắc là dễ nhất
                2. Kiến thức về Mosfet: Nhìn thì dễ làm và ngon ăn, nhưng thực sự để nắm vững nó thì cần phải học nhiều đấy, ví dụ như điều khiển tần số cao.
                3. Kiến thức về động cơ nói chung và động cơ bước nói riêng: Cái này theo em là khó (Vì em không phải dân điều khiển or tự động hóa mà là Viễn thông), còn với các bác học chuyên ngành chắc vụ này ok rồi.
                Tốc độ động cơ quyết định bởi 2) và 3). Bác xem lại xem mình nắm được cái nào rồi để em tiếp tục??!!
                Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                Comment


                • #53
                  Em thì vẫn là câu hỏi cũ: các thông số của em như thế( opto P521, IRF 540 có trở 10K nối từ cực G xuống đất. Động cơ chạy 12V em mắc thêm 2 con trở 4.7 ohm vào các cuộn chung) sao mạch lại chỉ hoạt động được tầm vài trăm Hz?

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi AVR_VN Xem bài viết
                    @: Bác thắng: Bác có vẻ rành về MOSFET quá nhỉ? Xưa nay em vẫn thường kích MOSFET bằng OPTO và hay dùng cặp IRF540 9540. và thấy nó hoạt động rất tốt, dòng cỡ 10A là OK. tất nhiên em củng quan tâm đến tần số PWM khi điều khiển phải không quá lớn để giảm tác hại tụ ký sinh.
                    Em vẫn chưa thông cái ý 3. của bác, bác cho một ví dụ cụ thể được không? ( còn nào, điều khiển bằng gì ) vì thật tịnh gặp vấn đề gì khi điều khiển...??
                    Thông thường trước đây em làm ( và nhiều người làm và cả bác cũng làm) kiểu điều khiển đơn giản FET như file đính kèm.

                    Bây giờ em tính cho bác thấy:
                    1. Dòng nạp (Mở IRF) sẻ bằng: Virf/(R1+Rgs).
                    Lưu ý là Virf là điện áp lý tưởng cấp cho IRF để nó mở tối đa và biết được chính xác, tuy nhiên ta không xác định được Rgs vậy không thể tính được R1 => mạch này chúng ta tính mò. Thường chúng ta chọn 10k => Imax gần bằng 12V/10k = 1,2mA??? Một con số mò và theo kinh nghiệm của tôi là quá nhỏ.
                    2. Dòng xả (ngắt IRF) sẽ chạy từ cực G qua transistor xuống đất --> Trans mở bảo hòa nên coi như G nối đất --> k phải bàn cãi nữa, ok rồi.
                    Như vậy để giải quyết bài toán này, chúng ta phải tính mạch sao cho: Khi cần mở IRF thì cực G phải được nối trực tiếp với Virf, cần đóng thì G nối với GND, thế là ổn về vụ dòng cấp cho GS rùi.
                    Attached Files
                    Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
                      Nói thật với bác là trước đây em...tay bo đi làm điều khiển và chỉ có tí kiến thức về vi điều khiển thôi, cảm thấy tìm hiểu mấy vấn đề này rất khó. Vì vậy chắc bây giờ bác cũng vậy thôi-có ai đó cho bác mạch cụ thể thì bác cũng chẳng hiểu đâu. Theo tôi nếu thực sự muốn làm động cơ bước hoàn chỉnh bác cần nắm vững mấy kiến thức sau:
                      1. Vi điều khiển: Để thực hiện điều khiển cho nó ...mượt thôi, ít ra cũng phải biết tạo xung vuông trên 1 chân vi điều khiển. Cái này chắc là dễ nhất
                      2. Kiến thức về Mosfet: Nhìn thì dễ làm và ngon ăn, nhưng thực sự để nắm vững nó thì cần phải học nhiều đấy, ví dụ như điều khiển tần số cao.
                      3. Kiến thức về động cơ nói chung và động cơ bước nói riêng: Cái này theo em là khó (Vì em không phải dân điều khiển or tự động hóa mà là Viễn thông), còn với các bác học chuyên ngành chắc vụ này ok rồi.
                      Tốc độ động cơ quyết định bởi 2) và 3). Bác xem lại xem mình nắm được cái nào rồi để em tiếp tục??!!
                      Cái 1 ok!
                      Cái 2 thì biết in ít
                      Cái 3, cái chung ok, cái riêng not ok

                      Comment


                      • #56
                        Thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!
                        Last edited by pavo_lusa; 03-11-2008, 03:10.
                        :-)

                        Comment


                        • #57
                          Hay quá!!!
                          Đệ đang muốn lập trình điều khiển động cơ bước bằng AVR, nhưng kinh nghiệm còn yếu quá. Có huynh nào có thể gửi 1 project hoàn chỉnh (code C, mô phỏng proteus...) để làm mẫu cho bọn đệ tự học được không ?
                          Cảm ơn các huynh nhiều!!!
                          :-)

                          Comment


                          • #58
                            Mạch của bạn thangktvta có thể điều khiển FET nhưng có một nhược điểm là khi mất điều khiển bên MCU thì cuộn dây của động cơ luôn được cấp điện. Điều này không tốt tý nào, nếu để thời gian dài, động cơ sẽ nóng và tiêu tốn điện nều hệ thống có dùng acquy để duy trì. Khi mạch hoạt động, để ngắt FET, bạn luôn phải cấp tín hiệu điều khiển cho Opto.
                            Cách tôi hay dùng là chân 5 của Opto cho nối trực tiếp với Virf (không qua trở), chân 4 nối trực tiếp với G và thêm một trở 10K nối G với GND. Theo cách đó, bt, FET luôn mở, ngắt điện cuộn dây. Khi cần đóng điện chỉ cần cấp tín hiệu khiển cho Opto.
                            Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                            CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                            0988006696
                            linhnc308@gmail.com
                            http://linhnc308.blogspot.com

                            Comment


                            • #59
                              Các bác nói rất hay, em cũng đang dùng mạch dk 2 motor bước bằng octo với irf540 với trở 10k nối từ cực G xuống GND nhưng sao chạy một hồi rùi nó nóng 2 con irf, làm cho một pha động cơ dẫn liên tục cho tới khi nó nguội thì mới chạy lại bình thường được.
                              Xin mấy huynh cho biết cách khắc phục
                              Tự động hóa hôm nay cho một thế hệ robot mai sau

                              Comment


                              • #60
                                Thêm 1 luồng về điều khiển động cơ bước nữa nè, hi vọng giúp được chút ít cho pà con

                                Click here
                                Phone: 0909319477
                                Email:

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thangktvta Tìm hiểu thêm về thangktvta

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X