Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dùng PICKit 2 cho AVR?! Tại sao không?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dùng PICKit 2 cho AVR?! Tại sao không?

    Đây chỉ là một gợi ý, F dùng PIC, cho nên không có nhu cầu chuyển qua AVR, nhưng nếu các bạn nào đang dùng AVR, và cũng quan tâm một chút tới PIC thì có thể dùng thử cái này.

    http://pickit2avrisp.wordpress.com/

    PICKit 2 là một công cụ lập trình và debug tương đối mạnh (theo nghĩa tính năng/giá) của người dùng PIC, và lại là một sản phẩm mã nguồn mở. Do vậy, người dùng PIC không ai không biết đến PICKit 2, cũng giống như người dùng AVR biết về STK500 vậy.

    Câu chuyện này hướng dẫn người nào đang có PICKit 2, thì không cần thay đổi phần cứng gì cả, chỉ cần nạp firmware mới, và cài phần mềm vào là xong.

    Sản phẩm này cần có các Fan AVR tiên phong nghiên cứu và thử nghiệm.

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Cái này cũ rồi mà F.
    Mình nhớ có một cái là GTP-USB [ plus ] nạp được cả PIC , ATMEL , EEPROM. Chỉ có điều nó không phải là open source.
    Cái này làm chỉ để cho vui thôi còn ứng dụng thực tế thì có AVRLap toàn bộ mạch chỉ có 1 con atmega8 (đã post trên diễn đàn lâu rối)
    =========================
    Nói về tính năng:
    Về mặt nguồn gốc ý tưởng được lấy từ GTP-USB [ plus ] tuy nhiên tính năng không hoàn thiện bằng. Thiết bị giả lập 2 cỗng com ảo giao tiếp với nhau (Null-modem emulator (com0com) ) tức là tách ra làm 2 phần 1 phần làm nhiệm vụ chuyển từ USB - Com, 1 phần còn lại làm stk500v2 ( đây là chuẩn mở mới của ATMEL, code này rất nhẹ và nhanh trên AVR ). Vì code của stk500v2 chỉ được tối ưu cho AVR và PIC phải mất 4 chu kì xung để hoàn thành một lệnh trong khi AVR chỉ mất 1 chu kỳ xung. Trong khi đó 18F2550 vừa phải giả lập com vừa phải giả lập stk500v2, trong khi khả năng xử lý của 18F2550 không cao (PIC chạy tại 4MHz = AVR chạy tại 1MHz ), bên cạnh đó còn khả năng xung đột bên trong thiết bị (giả lập làm 2 lần ) nên kết quả đạt được là cực kỳ tệ hại.

    Giá cả:
    Cái này khỏi phải bàn chỉ việc so giá giữa Atmega8 và PIC18f2550

    Kết luận:
    pickit2avrisp cho ta thấy rằng người dùng có thể làm được gì khi Microchip bắt đầu open source như Atmel
    Và những gì một programmer open source "lai" có thể làm được.
    ========================
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • #3
      Pickit2 dựa trên lõi PIC18F2550, con này là vi điều khiển lo quản lý giao diện USB, vậy thì nó nạp cho cái quái gì chả được. Kết hợp phần mềm nạp trong chip và phần mềm máy tính, nó có thể nạp cho bất kỳ thiết bị nhớ nào, dù là PIC, AVR, PSoC, MSP, 8051 hay thậm chí CPLD. Vấn đề là ai bỏ công ra viết đám phần mềm này thôi.

      Một công cụ mã mở khác khá nổi tiếng từ lâu là PonyProg, nó cũng nạp được PIC, AVR và EEPROM và cả tá chip kỳ lạ khác.

      Dù kết quả kinh doanh thế nào, vấn đề của Microchip so với Atmel là tính mở vẫn kém. Hãng Microchip chỉ công bố thông tin cho cộng đồng mở chứ không làm công cụ trực tiếp, thậm chí thông tin công bố ra cũng vẫn chưa đầy đủ
      • So với trình biên dịch GCC (biên dịch từ AVR 8 bit tới AVR 32 bit cực kỳ tin cậy), công cụ tương đương của Microchip không lại nổi; ngay đám mã nguồn GCC dùng cho PIC 16 bit và 32 bit cũng chưa chạy trơn tru.
      • Pickit3 vẫn chưa hỗ trợ Linux; cách thức giao tiếp của ICD2 cũng không công bố khiến cộng đồng không thể phát triển phần mềm sử dụng các công cụ này.


      Những rào cản trên làm cộng đồng quan ngại khi muốn phát triển mã mở cho PIC nói riêng và cho sản phẩm Microchip nói chung. Cá nhân bqviet và nhiều người khác, dùng PIC thì vẫn dùng, nhưng bảo bỏ công ra để làm cái công cụ gì hỗ trợ PIC thì ngại. Ngại một phần vì thời gian, ngán ngẩm chính vì thái độ Microchip có vẻ ghẻ lạnh với cộng đồng FLOSS.


      @ITX: không so sánh PIC18F2550 với ATmega8 được vì
      • Về kiến trúc, chúng khác nhau quá xa; PIC tuy kiến trúc xấu xí hơn nhưng có tốc độ xung nhịp cao bù lại, tốc độ MIPS cũng tương đương nhau
      • Về giá, PIC18F2550 là dòng chíp USB trong khi ATmega8 là vi điều khiển thông dụng, khoảng cách chức năng quá xa; ATmega8 nên so sánh với PIC18F2xJ11 hoặc PIC18F2xK10.


      Nói chung mấy dòng chính ở VN như PIC, AVR và PSoC không so sánh với nhau được vì quá khác nhau, hơn nữa mỗi dòng quá rộng để có thể so sánh.
      Last edited by bqviet; 28-02-2010, 12:12.
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        Mình thấy cũng hay, nếu ai chưa có sẵn board nạp AVR thôi, còn nghĩ làm/mua 1 cái pickit2 về nạp AVR thì là ko thể rồi
        Anh Việt nói thế nào chứ PIC là 1MIPS/4MHZ trong khi đó AVR là 1MIPS/1MHZ mà, sao nhanh hơn được

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi anhhnt Xem bài viết
          Mình thấy cũng hay, nếu ai chưa có sẵn board nạp AVR thôi, còn nghĩ làm/mua 1 cái pickit2 về nạp AVR thì là ko thể rồi
          Anh Việt nói thế nào chứ PIC là 1MIPS/4MHZ trong khi đó AVR là 1MIPS/1MHZ mà, sao nhanh hơn được
          mấy con phổ thông AVR nhanh hơn PIC gấp 4 lần ! ... bên trong PIC có bộ chia 4 . Nếu lắp Thạch anh 4 MHz thì Clock thực bên trong chỉ là 4/4 = 1MHz mà thôi .

          CÒn AVR thì không chia gì hết , lắp 4Mhz là 4Mhz .
          --- Xem lại nhé !

          Comment


          • #6
            @ITX: không so sánh PIC18F2550 với ATmega8 được vì
            Về kiến trúc, chúng khác nhau quá xa; PIC tuy kiến trúc xấu xí hơn nhưng có tốc độ xung nhịp cao bù lại, tốc độ MIPS cũng tương đương nhau
            Về giá, PIC18F2550 là dòng chíp USB trong khi ATmega8 là vi điều khiển thông dụng, khoảng cách chức năng quá xa; ATmega8 nên so sánh với PIC18F2xJ11 hoặc PIC18F2xK10.
            Bác bqviet quá lời rồi mình so sánh chúng với nhau để nói lên giá cả của Pickit2 và AVRLap vì Pickit2 chạy trên PIC18F2550 còn AVRLap chạy trên Atmega8 nên mới có sự so sánh này. Chứ không có sự so sánh về kiến trúc, tính năng của chúng với nhau vì triết lý của hai nhà chế tạo của chúng khác nhau một đàng là "Peripheral Interface Controller" một đàng là "Advanced Virtual RISC" mỗi một kiến trúc phục vụ cho một cái đích khác nhau không so sánh làm gì cho mất công.
            Last edited by itx; 28-02-2010, 14:26.
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi phuchiepjsc Xem bài viết
              mấy con phổ thông AVR nhanh hơn PIC gấp 4 lần ! ... bên trong PIC có bộ chia 4 . Nếu lắp Thạch anh 4 MHz thì Clock thực bên trong chỉ là 4/4 = 1MHz mà thôi .

              CÒn AVR thì không chia gì hết , lắp 4Mhz là 4Mhz .
              --- Xem lại nhé !
              Em nghĩ là ko phải do bộ chia, mà là do kiến trúc tập lệnh. Tập lệnh PIC xử lý 1 lệnh đơn giản mất 4 clock trong khi AVR chỉ mất 1 clock.
              Nếu như ý bác hiep thì người ta làm bộ chia clock ra như vậy làm gì ạh

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi anhhnt Xem bài viết
                Em nghĩ là ko phải do bộ chia, mà là do kiến trúc tập lệnh. Tập lệnh PIC xử lý 1 lệnh đơn giản mất 4 clock trong khi AVR chỉ mất 1 clock.
                Nếu như ý bác hiep thì người ta làm bộ chia clock ra như vậy làm gì ạh
                --- đúng ra là theo cấu trúc ... nếu tính về giá trị tần số 4Mhz cho PIC , và 1MHz cho AVR ... thì 2 dòng ( mid ) gần như nhau ... AVR nhỉnh hơn về cấu hình cứng . PIC mềm dẻo hơn ở cấu hình mềm.
                Những AVR phổ thông có tốc độ gần như dòng PIC18 high end

                Comment


                • #9
                  AVR có USB ICE, tội gì không xài mà phải nhờ phần cứng khác?
                  Cấu trúc của VĐK ảnh hưởng đến việc tổ chức của bộ chia clock trong hệ thống. Vì thế muốn thay đổi thì quả là công việc khó, vì nó có liên quan đến tập lệnh của VĐK...
                  Thời buổi hiện nay nếu ai có tốc độ nhanh thì thắng , tất nhiên còn phải tính đến tiết kiệm điện năng nữa. Còn về phần mềm thì để cho cộng đồng, các công ty third party lo. Vậy đó.
                  Và bây giờ, ai từ chối với cộng đồng mã nguồn mở thì cũng như tự chôn mình. Cũng như việc ôm xô trọn gói 1 công việc lớn 1 mình, thay vì chia sẻ cho nhiều người khác để làm.
                  K có kế hoạch nội địa hóa AVR (AVR32 + embedded Linux) không biết anh em có ủng hộ hay không.
                  Last edited by kamejoko80; 28-02-2010, 23:09.

                  Comment


                  • #10
                    Theo nhận định thì F chỉ có ý định giới thiệu khả năng của PK2 thôi. Chứ chẳng muốn dấy lên cái trào lưu so sánh giữa chip đâu.

                    Các đại ca hoà vào bàn đáng sợ quá. Đáng sợ ở chỗ là lạc sang hướng so sánh các con chip với nhau.

                    Cây càng nở nhiều hoa thì càng thích.
                    Giả sử hôm nào đó anh đang có mạch AVR cần nạp mà trong tay chỉ có cái PK2 thì nó cũng có lý chớ nhỉ, mình giờ ko có cái mạch nạp AVR nào

                    Nhưng quay qua vấn đề so sánh các con chip là ko đúng mỗi thằng kiếm ăn mỗi hướng.
                    Các thiết kế chip về phía bên trong của ATMEL luôn được các chuyên gia khen về thiết kế chuẩn + đẹp + độ tin cậy cao, thậm chí còn có cả lời chê thiết kế cẩu thả của Microchip.
                    -->Link tham khảo: http://www.flylogic.net/blog/?p=26
                    Đây là bài viết của Flylogic khi họ "lột trần" em AT91SAM7S ra để kiểm tra mức độ bảo mật của sản phẩm
                    Lời trích dẫn cuối cùng của Tác giả:
                    "In summary, this is a very well secured device. Fuses buried in a 5 metal layer design make the Microchip DSPIC’s look like a piece of cake in comparision (They are 350nm 4 metal)."
                    Tạm Dịch: Tổng kết đây là 1 linh kiện hết sức bảo mật. Fuse (Không dịch vì nghĩa đặc biệt) được giấu sâu dưới 5 lớp kim loại làm cho so sánh nó với dòng dsPIC của Microchip dễ như ăn kẹo.

                    Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.
                    Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

                    Comment


                    • #11
                      Flame-war sắp bắt đầu rồi.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #12
                        Nói về tính năng:
                        Về mặt nguồn gốc ý tưởng được lấy từ GTP-USB [ plus ] tuy nhiên tính năng không hoàn thiện bằng. Thiết bị giả lập 2 cỗng com ảo giao tiếp với nhau (Null-modem emulator (com0com) ) tức là tách ra làm 2 phần 1 phần làm nhiệm vụ chuyển từ USB - Com, 1 phần còn lại làm stk500v2 ( đây là chuẩn mở mới của ATMEL, code này rất nhẹ và nhanh trên AVR ). Vì code của stk500v2 chỉ được tối ưu cho AVR và PIC phải mất 4 chu kì xung để hoàn thành một lệnh trong khi AVR chỉ mất 1 chu kỳ xung. Trong khi đó 18F2550 vừa phải giả lập com vừa phải giả lập stk500v2, trong khi khả năng xử lý của 18F2550 không cao (PIC chạy tại 4MHz = AVR chạy tại 1MHz ), bên cạnh đó còn khả năng xung đột bên trong thiết bị (giả lập làm 2 lần ) nên kết quả đạt được là cực kỳ tệ hại.

                        Giá cả:
                        Cái này khỏi phải bàn chỉ việc so giá giữa Atmega8 và PIC18f2550

                        Kết luận:
                        pickit2avrisp cho ta thấy rằng người dùng có thể làm được gì khi Microchip bắt đầu open source như Atmel
                        Và những gì một programmer open source "lai" có thể làm được.
                        - Đây là bài đánh giá về pickit2avrisp, sự so sánh trong bài viết là so sánh về giá phần cứng của AVRLap và PICKit 2. ITX không đủ "ngu" để so sánh hai dòng chip khác nhau quá xa.


                        AVR có USB ICE, tội gì không xài mà phải nhờ phần cứng khác?
                        Cấu trúc của VĐK ảnh hưởng đến việc tổ chức của bộ chia clock trong hệ thống. Vì thế muốn thay đổi thì quả là công việc khó, vì nó có liên quan đến tập lệnh của VĐK...
                        Thời buổi hiện nay nếu ai có tốc độ nhanh thì thắng , tất nhiên còn phải tính đến tiết kiệm điện năng nữa. Còn về phần mềm thì để cho cộng đồng, các công ty third party lo. Vậy đó.
                        Và bây giờ, ai từ chối với cộng đồng mã nguồn mở thì cũng như tự chôn mình. Cũng như việc ôm xô trọn gói 1 công việc lớn 1 mình, thay vì chia sẻ cho nhiều người khác để làm.
                        K có kế hoạch nội địa hóa AVR (AVR32 + embedded Linux) không biết anh em có ủng hộ hay không.
                        Theo nhận định thì F chỉ có ý định giới thiệu khả năng của PK2 thôi. Chứ chẳng muốn dấy lên cái trào lưu so sánh giữa chip đâu.

                        Các đại ca hoà vào bàn đáng sợ quá. Đáng sợ ở chỗ là lạc sang hướng so sánh các con chip với nhau.

                        Cây càng nở nhiều hoa thì càng thích.
                        Giả sử hôm nào đó anh đang có mạch AVR cần nạp mà trong tay chỉ có cái PK2 thì nó cũng có lý chớ nhỉ, mình giờ ko có cái mạch nạp AVR nào

                        Nhưng quay qua vấn đề so sánh các con chip là ko đúng mỗi thằng kiếm ăn mỗi hướng.
                        Các thiết kế chip về phía bên trong của ATMEL luôn được các chuyên gia khen về thiết kế chuẩn + đẹp + độ tin cậy cao, thậm chí còn có cả lời chê thiết kế cẩu thả của Microchip.
                        -->Link tham khảo: http://www.flylogic.net/blog/?p=26
                        Đây là bài viết của Flylogic khi họ "lột trần" em AT91SAM7S ra để kiểm tra mức độ bảo mật của sản phẩm
                        Lời trích dẫn cuối cùng của Tác giả:
                        "In summary, this is a very well secured device. Fuses buried in a 5 metal layer design make the Microchip DSPIC’s look like a piece of cake in comparision (They are 350nm 4 metal)."
                        Tạm Dịch: Tổng kết đây là 1 linh kiện hết sức bảo mật. Fuse (Không dịch vì nghĩa đặc biệt) được giấu sâu dưới 5 lớp kim loại làm cho so sánh nó với dòng dsPIC của Microchip dễ như ăn kẹo.
                        1. Giữa 2 dòng chip khác nhau, triết lý và định hướng đi khác nhau không thể có sự so sánh với nhau nếu so sánh như vậy cũng giống như so sánh đàn ông và đàn bà ai giỏi hơn.
                        2. Ông nào tự chôn mình thì ITX không biết nhưng cứ nhìn vào kết quả kinh doanh thì biết hướng đi của họ tốt hay xấu. Nếu cần một ví dụ thì hãy lấy ví dụ về Windows và Linux thì sẽ rất rõ ràng.
                        3. Muốn bảo mật thì kếm mấy con chip bảo mật mà xài. Một bác sĩ chuyên khoa luôn giỏi hơn một bác sĩ đa khoa trong chuyên môn của mình. Một thiết kế tốt là một thiết kế không có phần dư thừa vô ích để tránh lãng phí.
                        4. Dùng PIC cho AVR mới lạ, mới là ý tưởng hay. Dùng AVR USB ICE có cái quái gì đáng bàn, đáng phải nói đến.
                        5. Muốn quảng cáo bán sản phẩm thì đi chỗ khác mà quảng cáo.
                        Từ chối trách nhiệm:
                        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                        Blog: http://mritx.blogspot.com

                        Comment


                        • #13
                          http://www.youtube.com/watch?v=DBftA...layer_embedded

                          Đây là một blog "không dành cho newbie".

                          Chỉ là để tham khảo thôi, những lý luận này chúng ta đã nói ở VN còn trước cả cái blog này rồi.

                          >>> Các bác thảo luận quá xa vấn đề, quocthai_bk nói đúng đấy, tự dưng bay vào đây chiến cái này làm gì? Bó chuối. F chỉ giới thiệu cho giới AVR một cách dùng của PK2 để tham khảo thôi!!??

                          Chúc vui
                          Falleaf
                          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X