Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Hi hi Dạo này rảnh rổi, không có việc gì làm, cứ chúi đầu vào mấy anh AVR nhưng lại bị cái bộ nạp của tôi "hành" mất đi cả trăm cà ram trong lượng quý giá ! Bực mình wá tui đập bỏ nó rồi cắm cúi làm cái programmer mới. Vừa làm xong, nó chạy ngon làm hi hi.Mừng wá tui post lên cho anh em xem thử !
8) Mà anh em nào bị như tui thì cứ nói, tui sẵn sàng làm cái thứ 2,3,...,1..(và mấy số 0 nửa) Hi hi
Chào!
Bác đã cố gắng nhiều để làm được một mạch nạp như thế rồi thì cố gắng thêm chút nữa làm mạch nạp AVR qua USB xem sao.
Nếu cần tài liệu thì liên lạc với tôi: votuantkh@yahoo.com. Hiện nay tôi không có thời gian để làm, tài liệu thì tôi cũng download trên mạng thôi. Có thể như thế này, bác cố gắng làm phần cứng và viết Vi điều khiển, tôi sẽ nghiên cứu viết phần mềm, driver USB.
Chào thân ái!
Chào bạn!
Vậy cho mình hỏi bạn viết driver cho USB bằng DDK hay = jungo? hay = phần mềm chuyên dụng cho từng loại chip?
Đã lâu rồi em mới thấy một người làm về USB trên diễn đàn!
Nếu anh có thời gian, thì rất mong anh quan tâm và giới thiệu cho đàn em với
Cảm ơn các bác !
Về dấn đề làm mạch nạp qua USB thì NVT2 tui chưa định làm vì một số lý do như:
+Chip USB có giá thành tương đối cao kéo theo là cho giá thành mạch nạp sẽ lên cao , ngoài ra còn phải làm mạch in phức tạp hơn,phần mềm...Nếu làm một hai cái xài chơi thì được chứ làm để cung cấp cho anh em học AVR thì không phù hợp (Phần đông anh em là Sinh Viên !).Trong khi đó mạch nạp bằng cổng LPT thì vừa dễ làm vừa nhanh thì ai thèm mua mạch nạp này!
+Theo tui thì dùng bus USB chủ yếu là để tăng tốc độ lập trình,...thôi chứ giao tiếp RS232C có gì không phù hợp đâu! Vã lại theo tui biết thì AVR ISP chỉ giới hạn tốc độ truyền ở 19200bps thôi mà 50% dữ liệu truyền lại là lệnh (command của AVRprog) chứ không phải dữ liệu cần nạp vào Flash của AVR vậy thì tại sao ta không tìm cách để giải quyết khuyết điểm này! Nếu làm được thì chúng ta có thể nạp chương trình cho con Mega32 chỉ trong khoảng 20 giây mà thôi !
NVT2 tui cũng rất cảm ơn bạn tuannam hy vong sau này có dịp chúng ta sẻ cùng nhau làm cái gì đó có liên quan đến USB !
Thật ra đây la một Open Project, NVT2 tui chỉ phát triễn thêm mọt ít ở phần mềm và phần cứng thôi ! Chú ý: bạn có thể thay phần mạch biến đổi điện áp RS232c bằng 1 con Max232 hoặc tương đương.
Phần nguồn bạn dùng IC 7805 .
Phần mềm bạn có thể chỉnh sửa tùy thích sau đó dịch và nạp vào con 2313
À mà quên! Đối vối mạch này bạn có thể thay đổi mạch tùy ý cách sắp xếp các chân(Có thể chuyển các chân SCK, MISO,MOSI qua PORTD ,gắn thêm Led trạng thái hoăc cả LCD nũa!!!) Nhớ sửa lại phần mềm !
Các bác nếu làm theo mạch của NVT2 thì chú ý đưa các chân giao tiếp của AVR ra cac jump bên ngoài để nếu có thực hiện công việc gì thì được dễ dàng hơn. Cái giắc 40 chân để cắm cái gì vậy bác NVT2
Chào các bro', mình cũng là người mới tìm hiểu về AVR ... rất mong được sự giúp đỡ thêm của các bro', cho mình hỏi là : Mạch nạp này có khả năng nạp hết cho cả họ AVR không vậy bro'? hay chỉ một con AT90S2313 như đã trình bày ở trên? Bro' nvt2 ơi! có thể đưa luôn file Layout lên nhé! ^_^ !thanks bro' nhiều !
Nếu bác làm ở nhà thi tui không biết chứ còn tui thì:
+Mua linh kiện khoảng 50k!
+Đặt người ta làm mạch in (ở Kim Sơn ) hết hơn 50 K nũa !
Tổng cộng phải tốn hơn 100K ! Tui thấy cũng mắc nhưng có thể tìm cách giảm giá thành được ! Vã lại mạch này nạp được cho nhiều loại AVR mà ở TP HCM nếu tui không nhầm thì cũng có chổ bán mạch nạp qua cổng LPT(như cái AVRgroup giới thiệu ấy) mà giá cũng 100K ! Ăc ăc.
Chủ đề này hấp dẫn rồi đấy ! như hôm trước mình đã nói là: mạch nạp của bro' ntv2 là dùng một vi điều khiển để nạp cho một vi điều khiển !! như vậy nếu một ai đó muốn thiết kế một mạch nạp nhưng có thể nạp cho cả 2 loại: 20 pin & 40 pin ? mình share mạch này để mọi người góp ý thêm nhé !
Chú ý thêm là : ISP ở ngõ ra của (header) bạn cần gắn thêm: hai con 20 pin & 40 pin ! và ở giữa cần gắn thêm điện trở nhé ! khi đó nếu người sử dụng muốn nạp cho loại nào thì chỉ cần gắn dây bên chân đó là ok? nhưng làm sao để biết được là nó có hoạt động hay không?, theo mình thì cần gắn thêm khoảng 8 Led hiện thị tín hiệu !
Rất mong được các bro' chỉ giáo thêm !bro' ntv2 hay Mod hoặc ai giỏi về Orcard hãy vẽ và đưa lên để cùng chia sẽ với mọi người nhé ? thông cảm nhé ! xedaptinhyeu hổng có rành mấy về Orcard nên .. vẽ ... hổng có được ^_^ !
Tóm lại tui nói thế này:
Cái mạch nạp đó có thể nạp cho nhiều loại AVR,cụ thể là loại nào thì các bác xem trong mã nguồn (File zip tui tải lên hôm trước). Về mạch của tui làm có 1 đế cắm 40 pin dùng để nạp cho các con MegaAVR đóng gói DIP 40 và At90S8535 (Vì có kiễu chân giống).Các loại còn lại thì phải nạp thông qua ISP.
Trong sơ đồ nguyên lý chỉ có ISP thôi nhưng nếu các bác muốn làm mạch nạp cho nhiều kiểu đóng gói khác nhau thì dùng nhiều đế cắm(loại 8,20,28,40 pin) sau đó xem datasheet tìm ra vị trí các chân MISO,MOSI,SCK,RESET rồi mắc nối tiếp tất cả chúng vào các chân tương ứng của ISP.
Nói vậy chú tui thấy dùng ISP là đủ rồi!
đã setup trong interface chưa . chọn Si Prog API rui` chọn cổng com đang cắm,
Cuối cùng chọn chíp ( có thể Probe để kiểm tra , nếu test ok thì kết nối đã ok )
Các bác này, hình như là phải lắp thêm con thạch anh nữa đúng không? Mạch em làm ko có thạch anh. Tôi đã setup đủ kiểu rồi, chọn chip rồi AT90S8535 nhưng khi read thì nó hiện ra cái bảng abort || retry || ignore
Nguyên văn bởi viettechnicvn
Chào escapevn nếu bạn khoái AVR thế thì mình còn một cái mạch nạp qua cổng LPT cho mình mail mình gửi cho. Hiện giờ mình cũng đang nạp qua cổng LPT ,mạch nạp gói gọn trong vỏ của LPT nên trông bộ nạp của mình chỉ là một cáp thôi .Mạch này nạp được cho nhiều họ vd như: họ 89s51,52,55...,họ AT90S8535 ...,họ ATmega8,16,32...
nói chung là tất cả các chíp có cổng ISP.Mình đang dùng ngon lành có 2 cái một cái dùng còn một cái dự phòng.
Thanks bác viettechnicvn nhiều, mail của em là darkkalot@yahoo.com . Bác gửi cho em với nhé, thanks bác nhiều!
Ai muốn làm mạch nạp parallel, điện thế cao (HV) thì thử vào đây xem : http://www.der-hammer.info/hvprog/index_en.htm
Có đầy đủ mạch layout bằng Eagle. Tuy mạch nạp parallel phức tạp hơn mạch nạp ISP nhưng nó có một số chức năng tốt hơn.
Đúng, nếu chú tâm thì chỉ cần mỗi tiếng Việt là đã khá đủ để làm đa số công việc thông thường, ở thời đại ngày nay khi tài liệu sách vở phương tiện thông tin liên lạc đã nhiều. Nhưng cũng chính ở thời nay giao lưu các nước nhiều...
Dạ cháu nghĩ chú dinh... cứ mạnh dạn gửi thư đi ạ, chú có thể gửi bằng văn bản in chuyển phát nhanh sẽ có giá trị hơn. Vấn đề chưa hẳn là cần hãng làm gì đó, mà chỉ đơn giản là mình cảm thấy nhẹ lòng vì đã làm những việc bản...
Những lần hắt hơi sổ mũi làm tôi mệt lã, phải dùng rượu uống để ngũ. Tôi cũng đang uống rượu 1 mình, viết vài dòng này cho em ( có lẽ dt chỉ bằng tuổi em tôi).
Dinh thuong dang đi vào vết xe đổ của tôi. Càng chứng minh, có...
Thiết nghĩ thi thoảng bác lên đây chia xẻ ít kinh nghiệm cũng vui rồi. Còn chuyện con người sinh lão bệnh tử là thường, sống cùng với quy luật đó thôi. Bqv nhớ trước đây bác từng kể về chuyện rang chì ô-xít bằng chảo để phục hồi bình điện, đấy cũng là thành quả đáng nể phục ở thời kỳ thiếu thốn đó.
Uống rượu 1 mình, thấy trang này nhớ lại cách đây vài chục năm hàn thiếc với inox cực kỳ khó, phải dùng acid Hcl tác dụng lên kẻm Zn để có Zncl2 làm thuốc trợ hàn, lúc đó làm gì có acid Hcl và thuốc trợ hàn?
Comment