các cao thủ lập trình C đâu rùi ạ.giúp em với . em đang làm bài tập lớn mạch đồng hồ dùng DS1307 hiển thị time trên LCD.dùng VDK atmega16 và có thể điều chỉnh time bằng các nút nhấn.hichic.em mới chập chững vào nghề.mà ko tìm dc tl liên quan cái nè ở đâu.mong các bác viết giúp em đoạn code mẫu với.thnks các bác trước nha!
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
mạch đồng hồ DS1307 hiển thị trên LCD
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi danet Xem bài viếtcác cao thủ lập trình C đâu rùi ạ.giúp em với . em đang làm bài tập lớn mạch đồng hồ dùng DS1307 hiển thị time trên LCD.dùng VDK atmega16 và có thể điều chỉnh time bằng các nút nhấn.hichic.em mới chập chững vào nghề.mà ko tìm dc tl liên quan cái nè ở đâu.mong các bác viết giúp em đoạn code mẫu với.thnks các bác trước nha!
Chúc thành công!!Nguyễn Như Hùng - Cty Cổ phần TEKPRO Việt Nam
- 0986681713
-
ĐỒNG HỒ THỜI GIAN THỰC DS1307
I. Chip DS1307.
DS1307 là chip đồng hồ thời gian thực (RTC : Real-time clock), khái niệm thời gian thực ở đây được dùng với ý nghĩa thời gian tuyệt đối mà con người đang sử dụng, tình bằng giây, phút, giờ…DS1307 là một sản phẩm của Dallas Semiconductor (một công ty thuộc Maxim Integrated Products). Chip này có 7 thanh ghi 8-bit chứa thời gian là: giây, phút, giờ, thứ (trong tuần), ngày, tháng, năm. Ngoài ra DS1307 còn có 1 thanh ghi điều khiển ngõ ra phụ và 56 thanh ghi trống có thể dùng như RAM. DS1307 được đọc và ghi thông qua giao diện nối tiếp I2C (TWI của AVR) nên cấu tạo bên ngoài rất đơn giản. DS1307 xuất hiện ở 2 gói SOIC và DIP có 8 chân như trong hình 1.
Hình 1. Hai gói cấu tạo chip DS1307.Các chân của DS1307 được mô tả như sau:
- X1 và X2: là 2 ngõ kết nối với 1 thạch anh 32.768KHz làm nguồn tạo dao động cho chip.
- VBAT: cực dương của một nguồn pin 3V nuôi chip.
- GND: chân mass chung cho cả pin 3V và Vcc.
- Vcc: nguồn cho giao diện I2C, thường là 5V và dùng chung với vi điều khiển. Chú ý là nếu Vcc không được cấp nguồn nhưng VBAT được cấp thì DS1307 vẫn đang hoạt động (nhưng không ghi và đọc được).
- SQW/OUT: một ngõ phụ tạo xung vuông (Square Wave / Output Driver), tần số của xung được tạo có thể được lập trình. Như vậy chân này hầu như không liên quan đến chức năng của DS1307 là đồng hồ thời gian thực, chúng ta sẽ bỏ trống chân này khi nối mạch.
- SCL và SDA là 2 đường giao xung nhịp và dữ liệu của giao diện I2C mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài TWI của AVR.
Có thể kết nối DS1307 bằng một mạch điện đơn giản như trong hình 2.
Hình 2. Mạch ứng dụng đơn giản của DS1307.Cấu tạo bên trong DS1307 bao gồm một số thành phần như mạch nguồn, mạch dao động, mạch điều khiển logic, mạch giao điện I2C, con trỏ địa chỉ và các thanh ghi (hay RAM). Do đa số các thành phần bên trong DS1307 là thành phần “cứng” nên chúng ta không có quá nhiều việc khi sử dụng DS1307. Sử dụng DS1307 chủ yếu là ghi và đọc các thanh ghi của chip này. Vì thế cần hiểu rõ 2 vấn đề cơ bản đó là cấu trúc các thanh ghi và cách truy xuất các thanh ghi này thông qua giao diện I2C. Phần này chúng ta tìm hiểu cấu trúc các thanh ghi trước và cách truy xuất chúng sẽ tìm hiểu trong phần 2, điều khiển DS1307 bằng AVR.
Như tôi đã trình bày, bộ nhớ DS1307 có tất cả 64 thanh ghi 8-bit được đánh địa chỉ từ 0 đến 63 (từ 0x00 đến 0x3F theo hệ hexadecimal). Tuy nhiên, thực chất chỉ có 8 thanh ghi đầu là dùng cho chức năng “đồng hồ” (tôi sẽ gọi là RTC) còn lại 56 thanh ghi bỏ trông có thể được dùng chứa biến tạm như RAM nếu muốn. Bảy thanh ghi đầu tiên chứa thông tin về thời gian của đồng hồ bao gồm: giây (SECONDS), phút (MINUETS), giờ (HOURS), thứ (DAY), ngày (DATE), tháng (MONTH) và năm (YEAR). Việc ghi giá trị vào 7 thanh ghi này tương đương với việc “cài đặt” thời gian khởi động cho RTC. Việc đọc giá từ 7 thanh ghi là đọc thời gian thực mà chip tạo ra. Ví dụ, lúc khởi động chương trình, chúng ta ghi vào thanh ghi “giây” giá trị 42, sau đó 12s chúng ta đọc thanh ghi này, chúng ta thu được giá trị 54. Thanh ghi thứ 8 (CONTROL) là thanh ghi điều khiển xung ngõ ra SQW/OUT (chân 6). Tuy nhiên, do chúng ta không dùng chân SQW/OUT nên có thề bỏ qua thanh ghi thứ 8. Tổ chức bộ nhớ của DS1307 được trình bày trong hình 3.
Hình 3. Tổ chức bộ nhớ của DS1307.Vì 7 thanh ghi đầu tiên là quan trọng nhất trong hoạt động của DS1307, chúng ta sẽ khảo sát các thanh ghi này một cách chi tiết. Trước hết hãy quan sát tổ chức theo từng bit của các thanh ghi này như trong hình 4.
Hình 4. Tổ chức các thanh ghi thời gian.Điều đầu tiên cần chú ý là giá trị thời gian lưu trong các thanh ghi theo dạng BCD. BCD là viết tắt của cụm từ Binary-Coded Decimal, tạm dịch là các số thập phân theo mã nhị phân. Ví dụ bạn muốn cài đặt cho thanh ghi MINUTES giá trị 42. Nếu quy đổi 42 sang mã thập lục phân thì chúng ta thu được 42=0x2A. Theo cách hiểu thông thường chúng ta chỉ cần gán MINUTES=42 hoặc MINUTES=0x2A, tuy nhiên vì các thanh ghi này chứa giá trị BCD nên mọi chuyện sẽ khác, tôi sẽ diễn giải bằng hình 5.
Hình 5. Số BCD.Với số 42, trước hết nó được tách thành 2 chữ số (digit) 4 và 2. Mỗi chữ số sau đó được đổi sang mã nhị phân 4-bit. Chữ số 4 được đổi sang mã nhị phân 4-bit là 0100 trong khi 2 được đổi thành 0010. Ghép mã nhị phân của 2 chữ số lại chúng ta thu được mốt số 8 bit, đó là số BCD. Với trường hợp này, số BCD thu được là 01000010 (nhị phân) = 66. Như vậy, để đặt số phút 42 cho DS1307 chúng ta cần ghi vào thanh ghi MINUTES giá trị 66 (mã BCD của 42). Tất cả các phần mềm lập trình hay thanh ghi của chip điều khiển đều sử dụng mã nhị phân thông thường, không phải mã BCD, do đó chúng ta cần viết các chương trình con để quy đổi từ số thập nhị phân (hoặc thập phân thường) sang BCD, phần này sẽ được trình bày trong lúc lập trình giao tiếp với DS1307. Thoạt nhìn, mọi người đều cho rằng số BCD chỉ làm vấn đền thêm rắc rối, tuy nhiên số BCD rất có ưu điểm trong việc hiển thị nhất là khi hiển thị từng chữ số như hiển thị bằng LED 7 đoạn chẳng hạn. Quay lại ví dụ 42 phút, giả sử chúng ta dùng 2 LED 7-đoạn để hiện thị 2 chữ số của số phút. Khi đọc thanh ghi MINUTES chúng ta thu được giá trị 66 (mã BCD của 42), do 66=01000010 (nhị phân), để hiển thị chúng ta chỉ cần dùng phương pháp tách bit thông thường để tách số 01000010 thành 2 nhóm 0100 và 0010 (tách bằng toán tử shift “>>” của C hoặc instruction LSL, LSR trong asm) và xuất trực tiếp 2 nhóm này ra LED vì 0100 = 4 và 0010 =2, rất nhanh chóng. Thậm chí, nếu chúng ta nối 2 LED 7-đoạn trong cùng 1 PORT, việc tách ra từng digit là không cần thiết, để hiển thị cả số, chỉ cần xuất trực tiếp ra PORT. Như vậy, với số BCD, việc tách và hiển thị digit được thực hiện rất dễ dàng, không cần thực hiện phép chia (rất tốn thời gian thực thi) cho cơ số 10, 100, 1000…như trong trường hợp số thập phân.
Thanh ghi giây (SECONDS): thanh ghi này là thanh ghi đầu tiên trong bộ nhớ của DS1307, địa chỉ của nó là 0x00. Bốn bit thấp của thanh ghi này chứa mã BCD 4-bit của chữ số hàng đơn vị của giá trị giây. Do giá trị cao nhất của chữ số hàng chục là 5 (không có giây 60 !) nên chỉ cần 3 bit (các bit SECONDS6:4) là có thể mã hóa được (số 5 =101, 3 bit). Bit cao nhất, bit 7, trong thanh ghi này là 1 điều khiển có tên CH (Clock halt – treo đồng hồ), nếu bit này được set bằng 1 bộ dao động trong chip bị vô hiệu hóa, đồng hồ không hoạt động. Vì vậy, nhất thiết phải reset bit này xuống 0 ngay từ đầu.
Thanh ghi phút (MINUTES): có địa chỉ 0x01, chứa giá trị phút của đồng hồ. Tương tự thanh ghi SECONDS, chỉ có 7 bit của thanh ghi này được dùng lưu mã BCD của phút, bit 7 luôn luôn bằng 0.
Thanh ghi giờ (HOURS): có thể nói đây là thanh ghi phức tạp nhất trong DS1307. Thanh ghi này có địa chỉ 0x02. Trước hết 4-bits thấp của thanh ghi này được dùng cho chữ số hàng đơn vị của giờ. Do DS1307 hỗ trợ 2 loại hệ thống hiển thị giờ (gọi là mode) là 12h (1h đến 12h) và 24h (1h đến 24h) giờ, bit6 (màu green trong hình 4) xác lập hệ thống giờ. Nếu bit6=0 thì hệ thống 24h được chọn, khi đó 2 bit cao 5 và 4 dùng mã hóa chữ số hàng chục của giá trị giờ. Do giá trị lớn nhất của chữ số hàng chục trong trường hợp này là 2 (=10, nhị phân) nên 2 bit 5 và 4 là đủ để mã hóa. Nếu bit6=1 thì hệ thống 12h được chọn, với trường hợp này chỉ có bit 4 dùng mã hóa chữ số hàng chục của giờ, bit 5 (màu orange trong hình 4) chỉ buổi trong ngày, AM hoặc PM. Bit5 =0 là AM và bit5=1 là PM. Bit 7 luôn bằng 0. (thiết kế này hơi dở, nếu dời hẳn 2 bit mode và A-P sang 2 bit 7 và 6 thì sẽ đơn giản hơn).
Thanh ghi thứ (DAY – ngày trong tuần): nằm ở địa chĩ 0x03. Thanh ghi DAY chỉ mang giá trị từ 1 đến 7 tương ứng từ Chủ nhật đến thứ 7 trong 1 tuần. Vì thế, chỉ có 3 bit thấp trong thanh ghi này có nghĩa.
Các thanh ghi còn lại có cấu trúc tương tự, DATE chứa ngày trong tháng (1 đến 31), MONTH chứa tháng (1 đến 12) và YEAR chứa năm (00 đến 99). Chú ý, DS1307 chỉ dùng cho 100 năm, nên giá trị năm chỉ có 2 chữ số, phần đầu của năm do người dùng tự thêm vào (ví dụ 20xx).
Ngoài các thanh ghi trong bộ nhớ, DS1307 còn có một thanh ghi khác nằm riêng gọi là con trỏ địa chỉ hay thanh ghi địa chỉ (Address Register). Giá trị của thanh ghi này là địa chỉ của thanh ghi trong bộ nhớ mà người dùng muốn truy cập. Giá trị của thanh ghi địa chỉ (tức địa chỉ của bộ nhớ) được set trong lệnh Write mà chúng ta sẽ khảo sát trong phần tiếp theo, AVR và DS1307. Thanh ghi địa chỉ được tôi tô đỏ trong hình 6, cấu trúc DS1307.
Hình 6. Cấu trúc DS1307.II. AVR và DS1307.
Phần này tôi hướng dẫn lập trình điều khiển và giao tiếp với DS1307 bằng AVR, dùng WinAVR. Do DS1307 hoạt động như một Slave I2C, bạn nhất thiết phải đọc lại “Bài 8 - Giao tiếp TWI-I2C”, nhất là là 2 chế độ Master (Send và Reveive). Tôi sẽ không đề cập lại toàn bộ giao diện I2C nhưng tóm tắt cách thực hiện với AVR như sau: để thực hiện cuộc gọi ở chế độ Master, AVR sẽ gởi điều kiện START, tiếp theo là 7 bit địa chỉ Slave (SLA) +1 bit Write/Read, kế đến là quá trình đọc hay ghi dữ liệu giữa Master và Slave bằng các byte dữ liệu 8 bit (có thể chỉ 1 byte hoặc 1 dãy bytes), cứ sau mỗi byte sẽ có 1 bit ACK hoặc NOT ACK. Cuộc gọi kết thúc với việc Master phát điều kiện STOP. Cứ mỗi một quá trình, sẽ có 1 “code” được sinh ra trong thanh ghi trạng thái TWSR, kiểm tra giá trị code này để biết quá trình giao tiếp có thành công không. Bạn cần nhơ dãy code thành công khi Master truyền dữ liệu là: 0x08 -> 0x18 -> 0x28 ->…->0x28. Và dãy code thành công khi Master truyền dữ liệu là 0x08 - > 0x40 - > 0x50 ->…->0x50 -> 0x58. Nắm được cách ghi và đọc của AVR Master là bạn đã nắm được 50% cách giao tiếp với DS1307, 50% còn lại chúng ta phải hiểu cách bố trí dãy dữ liệu của riêng DS1307. Hãy theo dõi phần tiếp theo..
Vì DS1307 là một Slave I2C nên chỉ có 2 mode (chế độ) hoạt động giao tiếp với chip này. Hai mode của DS1307 bao gồm Data Write (từ AVR đến DS14307) và Data Read (từ DS1307 vào AVR). Mode Data Write được dùng khi xác lập giá trị ban đầu cho các thanh ghi thời gian hoặc dùng để canh chỉnh thời gian. Trong chế độ này, AVR là 1 Master truyền dữ liệu đến DS1307 (Slave nhận dữ liệu). Mode Data Read được sử dụng khi đọc thời gian từ đồng hồ DS1307 vào AVR để hiển thị hoặc so sánh….Trong chế độ này, AVR là Master nhận dữ liệu và DS1307 là Slave truyền dữ liệu. Hình 7 mô tả cấu trúc dữ liệu trong chế độ Data Write.
Hình 7. Chế độ Data Write.Trước hết hãy nói về địa chỉ Slave Address (SLA) của DS1307 trong mạng I2C. Như chúng ta đều biết, trên mạng I2C mỗi thiết bị sẽ có một địa chỉ riêng gọi là SLA. SLA là con số 7 bit, như thế theo lý thuyết sẽ có tối đa 128 thiết bị trong 1 mạng I2C. Chip DS1307 là một I2C Slave nên cũng có một địa chỉ SLA, giá trị này được set cố định là 1101000 nhị phân, hay 0x68 thập lục phân. Do SLA của DS1307 cố định nên trong 1 mạng I2C sẽ không thể tồn tại cùng lúc 2 chip này (điều này thực sự không cần thiết) nhưng có thể tồn tại các thiết bị I2C khác hoặc tồn tại nhiều Master AVR. Quan sát hình 7, sau khi điều kiện START được gởi bởi Master (AVR) sẽ là 7 bit địa chỉ SLA của DS1307 (1101000). Do chế độ này là Data Write nên bit W (0) sẽ được gởi kèm sau SLA. Bit ACK (A) được DS1307 trả về cho Master sau mỗi quá trình giao tiếp. Tiếp theo sau địa chỉ SLA sẽ là 1 byte chứa địa chỉ của thanh ghi cần truy cập (tạm gọi là Addr_Reg). Cần phân biệt địa chỉ thanh ghi cần truy cập và địa chỉ SLA. Như tôi đã đề cập trên, địa chỉ của thanh ghi cần tuy cập sẽ được lưu trong thanh ghi địa chỉ (hay con trỏ địa chỉ), vì vậy byte dữ liệu đầu tiên sẽ được chứa trong thanh ghi địa chỉ của DS1307. Sau byte địa chỉ thanh ghi là một dãy các byte dữ liệu được ghi vào bộ nhớ của DS1307. Byte dữ liệu đầu tiên sẽ được ghi vào thanh ghi có địa chỉ được chỉ định bởi Addr_Reg, sau khi ghi 1 byte, Addr_Reg được tự động tăng nên các byte tiếp theo sẽ được ghi liên tiếp vào các thanh ghi kế sau. Số lượng bytes dữ liệu cần ghi do Master quyết định và không được vượt quá dung lương bộ nhớ của DS1307. Ví dụ sau khi gởi SLA+W, Master gởi 8 bytes gồm 1 byte đầu 0x00 và 7 bytes khác thì con trỏ địa chỉ sẽ trỏ đến thanh ghi đầu tiên (0x00 – thanh ghi SECONDS) và ghi liên tiếp 7 bytes vào 7 thanh ghi thời gian của SD1307. Đây là cách mà chúng ta sẽ thực hiện trong phần lập trình giao tiếp ( xem chương trình con TWI_DS1307_wblock phía sau). Quá trình ghi kết thúc khi Master phát ra điều kiện STOP.
Chú ý, nếu sau khi gởi byte Addr_Reg, Master không gởi các bytes dữ liệu mà gởi liền điều kiện STOP thì không có thanh ghi nào được ghi. Trường hợp này được dùng để set địa chỉ Addr_Reg phục vụ cho quá trình đọc. Tiếp theo, chúng ta khảo sát cách sắp xếp dữ liệu trong chế độ Data Read, xem hình 8.
Hình 8. Chế độ Data Read.Trong chế độ Data Read, bit R (1) được gởi kèm sau 7 bit SLA. Sau đó là liên tiếp các byte dữ liệu được truyền từ DS1307 đến AVR. Điểm khác biệt trong các bố trí dữ liệu của chế độ này so với chế độ Data Write là không có byte địa chỉ thanh ghi dữ liệu được gởi đến. Tất cả các bytes theo sau SLA+R đều là dữ liệu đọc từ bộ nhớ của DS1307. Vậy thì dữ liệu được đọc bắt đầu từ thanh nào? Câu trả lời đó là thanh ghi được chỉ định bởi con trỏ địa chỉ, giá trị này được lưu lại trong các lần thao tác trước đo. Như vậy, muốn đọc chính xác dữ liệu từ một địa nào đó, chúng ta cần thực hiện quá trình ghi giá trị cho con trỏ địa chỉ trước. Để ghi giá trị vào con trỏ địa chỉ chúng ta sẽ gọi chương trình Data Write với chỉ 1 byte được ghi sau SLA+W như phần chú ý ở trên.
Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ để giao tiếp với DS1307. Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày chương trình và mô phỏng giao tiếp giữa AVR và DS1307. Hãy vẽ một mạch điện bằng Proteus như trong hình 9. Trong ví dụ này, ban đầu chúng ta sẽ cài đặt thời gian cho DS1307, sau đó tiến hành đọc thời gian từ chip đồng hồ này và hiển thị lên 1 Text LCD.
Hình 9. Ví dụ giao tiếp AVR – DS1307.Tôi sẽ chia chương trình thành 2 phần, phần giao tiếp với DS1307 thông qua I2C được viết trong file myDS1307RTC.h và phần ví dụ ghi-đọc, hiển thị được viết trong file DS1307RTC_Test.c.List 1. myDS1307RTC.h.
Các phần định nghĩa trước dòng 35 được trích từ bài TWI nên tôi không giải thích lại. Chúng ta bắt đầu từ dòng 36. Có 3 chương trình con được viết để giao tiếp giữa AVR với DS1307 đó là: ghi 1 dãy dữ liệu vào DS1307 tức chương trình con TWI_DS1307_wblock(uint8_t Addr, uint8_t Data[], uint8_t len), chương trình này được viết theo cách sắp xếp dữ liệu của chế độ Data Write trình bày ở trên. Chương trình con đọc dữ liệu từ DS1307 là TWI_DS1307_rblock(uint8_t Data[], uint8_t len ) và một chương trình con dùng để set địa chỉ thanh ghi cần truy cập có tên TWI_DS1307_wadr(uint8_t Addr).
Chương trình con TWI_DS1307_wblock(uint8_t Addr, uint8_t Data[], uint8_t len) nằm từ dòng 54 đến dòng 77. Trong chương trình con này, tham số Addr là địa chỉ thanh ghi cần truy cập, Data[] là mảng dữ liệu sẽ ghi vào DS1307 và len là số byte dữ liệu sẽ ghi (không tính byte Addr). Dòng 55, AVR phát ra điều kiện START để bắt 1 cuộc gọi I2C, sau đó chúng ta chờ cho bit TWINT được set lên 1 ở dòng 56 (TWINT = 1, công việc đã được thực hiện). Dòng 57 kiểm tra nếu điều kiện START đã gởi thành công hay không bằng cách so sánh thanh ghi trạng thái TWSR với “code” tương ứng (xem lại hình 2 trong bài giao tiếp TWI). Sau khi START được gởi, dòng 59 chúng ta gán địa chỉ SLA+W cho thanh ghi dữ liệu TWDR để phát ra trên I2C, TWDR=(DS1307_SLA<<1)+TWI_W. Trong dòng này, biến DS1307_SLA là SLA của DS1307 đã được định nghĩa trước ở dòng 15 trong khi TWI_W là bit W (=0) được định nghĩa ở dòng 20. Quá trình phát I2C chỉ bắt đầu khi bit TWINT được xóa, dòng 60 thực hiện việc này, sau đó phải chờ bit TWINT được set lên 1 chứng tỏ quá trình phát SLA kết thúc (dòng 61). Cuối cùng là kiểm tra code trong thanh ghi TWSR để xem quá trình phát SLA có thanh công, xem dòng 62 và hình 2 trong bài giao tiếp TWI. Chúng ta sẽ luôn theo cơ chế này khi làm việc với TWI của AVR, do đó trong các phần tiếp theo tôi chỉ giải thích nội dung truyền-nhận, không giải thích lại cơ chế. Sau khi phát SLA+W, các dòng 64 đến 65 phát địa chỉ thanh ghi cần truy cập (biến Addr) và sau đó phát mảng dữ liệu liên tiếp trong các dòng 69 đến 74. Cuối cùng là phát điện kiện STOP để kết thúc cuộc gọi.
Trong chương trình con ghi DS1307 trình bày ở trên, nếu tham số len=0 thì các dòng 69 đến 74 không được thực hiện, nghĩa là chỉ có địa chỉ Addr được phát mà không có dữ liệu nào kèm theo. Chúng ta có thể dùng đặc điểm này để set thanh ghi cho quá trình đọc. Tôi đã tách ra và viết thành 1 chương trình con tên TWI_DS1307_wadr(uint8_t Addr) trong các dòng từ 36 đến 52 dùng để thực hiện việc set địa chỉ này.
Chương trình con đọc DS1307 TWI_DS1307_rblock(uint8_t Data[], uint8_t len ) được trình bày trong các dòng từ 79 đến 99. Trong đó, tham số Data[] là mảng chứa dữ liệu đọc về, len là số bytes đọc về, đặc biệt không có tham số địa chỉ thanh ghi vì địa chỉ này sẽ được set riêng trước khi gọi chương trình con đọc DS1307. Dòng 84 một lệnh phát SLA+TWI_R được thực hiện, với bit TWI_R=1 (xem định nghĩa ở dòng 21), AVR đang báo cho DS1307 rằng nó muốn đọc dữ liệu từ DS1307. Quá trình đọc được chia thành 2 phần, trong phần 1 chúng ta đọc len-1 bytes đầu tiên (xem các dòng code từ 88 đến 92) và phần 2 đọc byte cuối cùng (dòng 94 đến 96). Chúng ta cần tách việc đọc byte cuối ra vì nếu nhìn lại chế độ đọc trình bày trong hình 8, sau mỗi byte được đọc, Master phải gởi 1 bit ACK đến DS1307, riêng byte cuối cùng Master phải gởi bit NOT ACK để báo DS1307 rằng Master không muốn đọc thêm (so sánh 2 dòng 89 và 94). Cuối cùng, Master gởi điều kiện STOP để kết thúc cuộc gọi.
Để kiểm tra các hàm giao tiếp DS1307, hãy tạo 1 Project bằng WinAVR với tên gọi DS1307RTC_Test, tạo file DS1307RTC_Test và viết code như trong list 2.
List 2. DS1307RTC_Test.c.
Chương trình demo DS1307 dùng các hàm trong file DS1307RTC.h trước đó, bạn cần copy file này vào cùng thư mục với chương trình demo này. Đồng thời, chép cả file myLCD.h vì ví dụ này có hiển thị LCD. Cơ chế của chương trình demo như sau: trong phần thân chương trình chính, ban đầu chúng ta ghi các thông số thời gian khởi tạo cho DS1307, tôi chọn thời điểm ghi vào là 11h:59p:55s của ngày 31, tháng 12 năm 09 (2009) cho mục đích kiểm tra. Với thời điểm này, sau khi chạy chương trình được 5s bạn sẽ thấy các thanh thời gian trong DS1307 tự động chuyển sang 0h:0p:0s ngày 1 tháng 1 năm 10. Chú ý là nguồn clock cho chip trong ví dụ này là 8MHz, Tôi dùng Timer0 để tạo ra 1 khoảng thời gian delay khoảng 32.7ms, cứ 10 lần ngắt Timer0 (tức khoảng 327ms) tôi sẽ đọc DS1307 và cập nhật kết quả lên LCD. Các biến phụ Second, Minute, Hour, Day, Date, Month, Year được khai báo ở dòng 8 và 9 chứa thời gian (số thập phân bình thường). Biến Mode chọn hệ thống giờ, Mode =0 là hệ thống 24h và Mode=1 là hệ thống 12h. Biến AP chứa buổi trong Mode 12h, AP=0 là buổi sáng (AM), AP=1 là buổi chiều (PM). Mảng tData[7] có 7 phần tử trong dòng 14 chứa 7 bytes tạm tương ứng với 7 thanh ghi thời gian để ghi vào DS1307 hoặc đọc ra từ chip này. Các dòng từ 17 đến 28 là 2 chương trình con đổi từ số BCD sang thập phân và ngược lại.
Chúng ta bắt đầu với chương trình con Display (void), hiển thị kết quả chứa trong mảng tData[7] lên LCD (dòng 30 đến 64). Các dòng từ 31 đến 37 dùng đọc giá trị trong mảng tData[7] ra các biến để hiển thị, vì tData[7] chứa giá trị đọc về từ các thanh ghi thời gian của DS1307 nên nó là các số BCD, chúng ta cần dùng hàm BCD2Dec để đổi sang số thập phân trước khi gán cho các biến như Second, Minute…hiển thị lên LCD. Riêng với thanh ghi HOURS (tương ứng với sData[2]) chúng ta cần kiểm tra hệ thống giờ, nếu là hệ thống 12h thì chỉ lấy 5 bit đầu của thanh ghi này gán cho biến Hour (xem lại phần tổ chức các thanh ghi thời gian ở hình 4), nếu là hệ thống 24h thì sẽ lấy 6 bit (xem 2 dòng 33 và 34). Các dòng từ 39 đến 64 in các biến thời gian lên LCD. Dòng đầu tiên của LCD dùng in giờ-phút-giây, dòng thứ 2 in năm-tháng-ngày. Phần bố trí vị trí các giá trị in người đọc tự lý giải.
Chương trình chính main bắt đầu từ dòng 66 và kết thúc ở dòng 106. Các công việc thực hiện trong main bao gồm khởi động Text LCD, khởi động Timer0 ở chế độ thường, Prescaler=1024 và cho phép ngắt tràn (các dòng từ 77 đến 79). Với f=8MHz, giá trị định thì mỗi lần tràn Timer0 là : (1024(Prescaler)/8 (f))*256 (MAX)=32768 us =32.7ms. Các dòng từ 83 đến 90 gán giá trị các biến thời gian vào mảng tData để chuẩn bị ghi vào DS1307. Trước khi gán các biến này cho tData, chúng ta cần đổi giá trị thập phân của chúng thành BCD với hàm Dec2BCD. Dòng 91 khởi động I2C và dòng 92 ghi 7 phần tử của mảng tData vào DS1307 với hàm TWI_DS1307_wblock mà chúng ta đã định nghĩa trong file DS1307RTC.h. Chú ý là địa chỉ bắt đầu ghi là 0x00, vì thế 7 bytes của mảng tData sẽ được ghi chính xác vào 7 thanh ghi thời gian của DS1307. Sau khi ghi dữ liệu, cần 1 khoảng thời gian nhỏ để DS1307 xử lí, _delay_ms(1) là đủ. Các dòng từ 97 đến 100 tiến hành đọc thời gian từ DS1307 về và hiển thị lên LCD. Dòng 97 TWI_DS1307_wadr(0x00) dùng để set địa chỉ thanh ghi cần truy cập trước khi đọc, chúng ta muốn đọc hết 7 thanh ghi thời gian nên sẽ set địa chỉ về 0 (thanh ghi SECONDS). Phải delay 1 khoảng nhỏ trước khi tiếp tục đọc DS1307 (dòng 98). Dòng 99 chúng ta đọc 7 thanh ghi thời gian vào mảng tData và hiển thị lên LCD ở dòng 100. Chương trình chính kết thúc ở đây, việc còn lại cho trình phục vụ ngắt thực hiện.
Trong trình phục vụ ngắt tràn của Timer0 (từ dòng 107 đến 125), chúng ta tăng 1 biến tạm tên là Time_count, đến khi nào 10 ngắt xảy ra (khoảng 327ms) thì mới tiến hành đọc DS1307 một lần (các dòng từ 111 đến 113). Do cứ mỗi 327ms chúng ta đọc DS1307 1 lần nên sẽ có trường hợp 2 lần đọc cùng 1 giá trị, chúng ta chỉ thực hiện việc cập nhật kết quả khi 1 giây đã qua. Dòng 115 so sánh kết quả đọc về với biến Second, tức là so sánh kết quả mới với kết quả cũ, nếu chúng khác nhau sẽ cập nhật giá trị giây trên LCD (các dòng từ 116 đến 119). Chúng ta điều biết việc ghi lên LCD sẽ tốn khá nhiều thời gian, vì vậy chỉ nên cập nhật kết quả khi nào có sự thay đổi. Mặt khác, khi số giây thay đổi thì các biến thời gian khác thay đổi rất chậm, một cách tốt để tránh việc xóa và ghi LCD nhiều lần là cứ 60s hãy thực hiện hàm Display (trong hàm này có cả xóa và ghi các biến thời gian). Dòng 120 giúp thực hiện ý tưởng này, chỉ khi nào biến Second về 0 (đã qua 60s) mới gọi hàm Display().
Đến đây, toàn bộ việc truy cập DS1307 bằng AVR đã hoàn tất. Các ý tưởng mở rộng ứng dụng như thêm các nút chỉnh thời gian, cài đặt báo giờ…xin nhường lại cho bạn đọc tự phát triển.
Nick yahoo: nguyenphuocho
Mail:
Web:
PICKIT2
Comment
-
Nguyên văn bởi hungmc Xem bài viếtBài tập lớn này chính là những trải nghiệm ban đầu cho bạn về vi điều khiển, bạn nên học từng bước, bài này không khó. Bạn nên tìm hiểu các cách kết nối của VĐK với LCD, sau đó với bàn phím, và cuối cùng là DS1307. Bạn cứ làm từng bước một, vẽ sơ đồ mạch ra, và tôi sẽ giúp bạn gỡ rối.
Chúc thành công!!
Comment
-
Nguyên văn bởi huancao_8x Xem bài viếtEm cũng đang thắc mắc về các phím bấm chức năng điều chỉnh ngày giờ, phút giây.... trên LCD. Mà lựợng thông tin và tài liệu về cái này có vẻ hơi ít. Hình như nói nôm na là keypad hay interface gì gì đó thì phải. Làm mạch hiển thị time, nhiệt độ thì em có kết quả nhưng làm thêm phím bấm để set lại time, chế độ hiển thị hay làm việc cho LCD thì em thấy phức tạp ghê. Cứ theo con trỏ với hàm if thông thường cho các tình huống thì chắc chết mất. Không biết bác nào có thể post một bài mẫu hay cho phương án không! em thanks trước
Trong đó phím F có nhiệm vụ hiển thị các chức năng của mạch: ví dụ
F1 = set giờ; F2=set phút; F3=set giây.......Fn = tùy bạn. Để biết đang ở Fi nào ta dùng một biến var_func chẳng hạn. Ví dụ trong ngắt phím:
if(key==F)
{
if(var_func<10)var_func++; // ví dụ có 10 chức năng
else var_func=0;
if(var_func==1)
{
//chương trình thực hiện cho phím F1
}
..........................
}
Nếu phát hiện ra là phím UP, thì ta sẽ tìm var_func để biết là mình sẽ tăng biến thời gian nào, chẳng hạn, var_func=1 thì tăng giờ, =2 thì tăng phút.....
Phím DOWN giống phím UP nhưng tác động theo chiều ngược lại.
Phím OK sẽ tác động tới DS1307 bằng các hàm set_time, các đối số của hàm này sẽ là kết quả của việc bạn tăng hay giảm ở các Function trên.
Đây là một ví dụ của việc cài đặt thời gian một cách dễ tiếp cận nhất, thực tế người ta có thể cài đặt bằng các phương pháp dịch con trỏ trên màn LCD, hoặc truyền từ máy tính, hoặc dùng một phím kết hợp với biến trở dùng ADC.
Chúc bạn thành công!Nguyễn Như Hùng - Cty Cổ phần TEKPRO Việt Nam
- 0986681713
Comment
-
Nguyên văn bởi hoanganhp.bk Xem bài viếtmình có làm về DS1307. Nhưng ở phần hiện lên LCD nó chỉ hiển thị mỗi số 165 : 165 :165
165: 165 : 165
có cao thủ nào biết tại sao nó lại chỉ hiện có thể ko nhỉ. Thanks
Comment
-
hic bài lập trình của em cũng vậy đại ca à. thời gian ngày tháng năm nó chỉ hiện số 165
/************************************************** ***
This program was produced by the
CodeWizardAVR V2.03.4 Standard
Automatic Program Generator
© Copyright 1998-2008 Pavel Haiduc, HP InfoTech s.r.l.
http://www.hpinfotech.com
Project : nhom 10 pro
Version : 1.01
Date : 8/18/2010
Author : modun vdk
Company : dien tu 2 k2
Comments:
Chip type : ATmega32
Program type : Application
Clock frequency : 4.000000 MHz
Memory model : Small
External RAM size : 0
Data Stack size : 512
************************************************** ***/
#include <mega32.h>
#include <stdio.h>
#include <delay.h>
#include <stdlib.h>
#asm
.equ __lcd_port=0x12 ;PORTD
#endasm
#include <lcd.h>
// I2C Bus functions
#asm
.equ __i2c_port=0x15 ;PORTC
.equ __sda_bit=0
.equ __scl_bit=1
#endasm
#include <i2c.h>
// DS1307 Real Time Clock functions
#include <ds1307.h>
// Declare your global variables here
unsigned long int dem=0;
float adc;
#define speaker PORTD.7
#define led_green PORTD.3
#define led_yellow PORTD.4
#define led_red PORTD.5
// Timer 0 overflow interrupt service routine
interrupt [TIM0_OVF] void timer0_ovf_isr(void)
{
TCNT0=0x9a; //nap lai gia tri ban dau cho timer 0 khi xay ra tran
dem++;//tang dan bien dem len
}
//****************************
void lcd_real(long i)
{
int j,m;
char c=0;
unsigned char d[20];
if(i>=0)
c=0;
else if(i<0)
{
c=1;
i=0-i;
}
for(j=0 ; j<20 ; j++)
{
d[j] = i%10;
i /= 10;
if(i==0)
{
m = j;
break;
}
}
if(c==1) lcd_putchar('-');
for(j=m ; j>=0 ; j--)
lcd_putchar(d[j]+0x30);
}
//*****************************
void lcd_float(float f)
{
int z;
z=f/1;
lcd_real(z);
lcd_putchar(',');
f=f-z;
f*=1000;
z=f/1;
lcd_real(-z);
}
//********************************
void khoitao_adc(){}
#define ADC_VREF_TYPE 0xE0
// Read the 8 most significant bits
// of the AD conversion result
unsigned char read_adc(unsigned char adc_input)
{
ADMUX=adc_input | (ADC_VREF_TYPE & 0xff);
// Delay needed for the stabilization of the ADC input voltage
delay_us(10);
// Start the AD conversion
ADCSRA|=0x40;
// Wait for the AD conversion to complete
while ((ADCSRA & 0x10)==0);
ADCSRA|=0x10;
return ADCH;
}
//**************************************
void khoitao(void)
{
PORTA=0x00;
DDRA=0x00;
PORTB=0x00;
DDRB=0x00;
PORTC=0x00;
DDRC=0x00;
PORTD=0x00;
DDRD=0x00;
// Timer/Counter 0 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: 500.000 kHz
// Mode: Normal top=FFh
// OC0 output: Disconnected
TCCR0=0x02;
TCNT0=0x50;
OCR0=0x00;
// Timer/Counter 1 initialization
// Clock source: T1 pin Falling Edge
// Mode: Normal top=FFFFh
// OC1A output: Discon.
// OC1B output: Discon.
// Noise Canceler: Off
// Input Capture on Falling Edge
// Timer 1 Overflow Interrupt: Off
// Input Capture Interrupt: Off
// Compare A Match Interrupt: Off
// Compare B Match Interrupt: Off
TCCR1A=0x00;
TCCR1B=0x06;
TCNT1H=0x00;
TCNT1L=0x00;
ICR1H=0x00;
ICR1L=0x00;
OCR1AH=0x00;
OCR1AL=0x00;
OCR1BH=0x00;
OCR1BL=0x00;
// Timer/Counter 2 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: Timer 2 Stopped
// Mode: Normal top=FFh
// OC2 output: Disconnected
ASSR=0x00;
TCCR2=0x00;
TCNT2=0x00;
OCR2=0x00;
// External Interrupt(s) initialization
// INT0: Off
// INT1: Off
// INT2: Off
MCUCR=0x00;
MCUCSR=0x00;
// Timer(s)/Counter(s) Interrupt(s) initialization
TIMSK=0x01;
ACSR=0x80;
SFIOR=0x00;
// ADC initialization
// ADC Clock frequency: 125.000 kHz
// ADC Voltage Reference: AREF pin
// Only the 8 most significant bits of
// the AD conversion result are used
ADMUX=ADC_VREF_TYPE & 0xff;
ADCSRA=0x85;
// LCD module initialization
lcd_init(20);
// I2C Bus initialization
delay_ms(100);
i2c_init();
// DS1307 Real Time Clock initialization
// Square wave output on pin SQW/OUT: on
// SQW/OUT pin state: 1
rtc_init(0,1,0);
#asm("sei")
}
//***************************************
void CH_Clear(void)
{
i2c_start();
i2c_write(0xd0);
i2c_write(0);
i2c_write(0);
i2c_stop();
}
//***************************************
void lcd_putnum(unsigned char num)
{
unsigned char tram,chuc,dv;
tram = num/100;
chuc=(num%100)/10;
dv= (num%100)%10;
lcd_putchar(tram+48);
lcd_putchar(chuc+48);
lcd_putchar(dv+48);
}
//***************************************
void dauria()
{
}
unsigned char h,m,s;
unsigned char day,month,year;
void main(void)
{
unsigned int f=0;
float rh=0,tg;
khoitao();
lcd_gotoxy(0,0);
lcd_putsf("nhiet do : ");
lcd_putchar(0xdf);
lcd_putsf("C");
lcd_gotoxy(0,1);
lcd_putsf("do am : %");
lcd_gotoxy(0,2);
CH_Clear();
rtc_set_time(0,0,0);
rtc_set_date(0,0,0);
while (1)
{
adc = read_adc(0);
lcd_gotoxy(10,0);
lcd_real(adc);
dem=0;
TCNT1H=TCNT1L=0;
TCCR0=0X02; // start timer 0
TCCR1B=0X06; // start timer 1. Clock on flalling edle
while(dem<200);
TCCR0=0; //dung timer 0 doc gia tri
TCCR1B=0; // dung timer 1
f=TCNT1;
lcd_gotoxy(10,1);
lcd_real(f);
while(1)
{
lcd_clear();
rtc_get_time(&h,&m,&s);
rtc_get_date(&day,&month,&year);
delay_ms(10);
lcd_gotoxy(0,0);
lcd_putsf("time:");
lcd_putnum(h);
lcd_putsf(":");
lcd_putnum(m);
lcd_putsf(":");
lcd_putnum(s);
delay_ms(10);
lcd_gotoxy(0,1);
lcd_putsf("date:");
lcd_putnum(year);
lcd_putsf("-");
lcd_putnum(month);
lcd_putsf("-");
lcd_putnum(day);
delay_ms(90);
}
};
}
Comment
-
/************************************************** ***
This program was produced by the
CodeWizardAVR V2.03.4 Standard
Automatic Program Generator
© Copyright 1998-2008 Pavel Haiduc, HP InfoTech s.r.l.
http://www.hpinfotech.com
Project :
Version :
Date : 10/5/2010
Author :
Company :
Comments:
Chip type : ATmega8
Program type : Application
Clock frequency : 1.003000 MHz
Memory model : Small
External RAM size : 0
Data Stack size : 256
************************************************** ***/
#include <mega8.h>
#include <delay.h>
// I2C Bus functions
#asm
.equ __i2c_port=0x15 ;PORTC
.equ __sda_bit=4
.equ __scl_bit=5
#endasm
#include <i2c.h>
// DS1307 Real Time Clock functions
#include <ds1307.h>
// Alphanumeric LCD Module functions
#asm
.equ __lcd_port=0x18 ;PORTB
#endasm
#include <lcd.h>
// Declare your global variables here
//khai bao bien
unsigned char h,m,s;
unsigned char date,month,year;
void main(void)
{
// Declare your local variables here
// Input/Output Ports initialization
// Port B initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
PORTB=0x00;
DDRB=0x00;
// Port C initialization
// Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
// State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
PORTC=0x00;
DDRC=0x00;
// Port D initialization
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T
PORTD=0x00;
DDRD=0x00;
// Timer/Counter 0 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: Timer 0 Stopped
TCCR0=0x00;
TCNT0=0x00;
// Timer/Counter 1 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: Timer 1 Stopped
// Mode: Normal top=FFFFh
// OC1A output: Discon.
// OC1B output: Discon.
// Noise Canceler: Off
// Input Capture on Falling Edge
// Timer 1 Overflow Interrupt: Off
// Input Capture Interrupt: Off
// Compare A Match Interrupt: Off
// Compare B Match Interrupt: Off
TCCR1A=0x00;
TCCR1B=0x00;
TCNT1H=0x00;
TCNT1L=0x00;
ICR1H=0x00;
ICR1L=0x00;
OCR1AH=0x00;
OCR1AL=0x00;
OCR1BH=0x00;
OCR1BL=0x00;
// Timer/Counter 2 initialization
// Clock source: System Clock
// Clock value: Timer 2 Stopped
// Mode: Normal top=FFh
// OC2 output: Disconnected
ASSR=0x00;
TCCR2=0x00;
TCNT2=0x00;
OCR2=0x00;
// External Interrupt(s) initialization
// INT0: Off
// INT1: Off
MCUCR=0x00;
// Timer(s)/Counter(s) Interrupt(s) initialization
TIMSK=0x00;
// Analog Comparator initialization
// Analog Comparator: Off
// Analog Comparator Input Capture by Timer/Counter 1: Off
ACSR=0x80;
SFIOR=0x00;
// I2C Bus initialization
i2c_init();
// DS1307 Real Time Clock initialization
// Square wave output on pin SQW/OUT: On
// Square wave frequency: 1Hz
rtc_init(0,1,0);
// LCD module initialization
lcd_init(16);
lcd_gotoxy(0,0);
lcd_putsf("~(*~D2-DTVT1~*)~");
lcd_gotoxy(0,1);
lcd_putsf("~(*~Nhom-2~*)~");
delay_ms(5000);
lcd_clear();
rtc_set_time(14,20,00);
rtc_set_date(07,10,10);
while (1)
{
rtc_get_time(&h,&m,&s);
rtc_get_date(&date,&month,&year);
lcd_gotoxy(0,0);
lcd_putsf("Time: ");
lcd_putchar(0x30+(h/10)%10);
lcd_putchar(0x30+h%10);
lcd_putsf(":");
lcd_putchar(0x30+(m/10)%10);
lcd_putchar(0x30+m%10);
lcd_putsf(":");
lcd_putchar(0x30+(s/10)%10);
lcd_putchar(0x30+s%10);
lcd_gotoxy(0,1);
lcd_putsf("Date: ");
lcd_putchar(0x30+(date/10)%10);
lcd_putchar(0x30+date%10);
lcd_putsf("-");
lcd_putchar(0x30+(month/10)%10);
lcd_putchar(0x30+month%10);
lcd_putsf("-");
lcd_putchar(0x30+(year/10)%10);
lcd_putchar(0x30+year%10);
};
}
đây là code của mình lúc mô phỏng protues thì đúng nhưng khi làm mạch thì hiển thị ra ngày tháng năm và giờ phút giây đều 65-65-65 có ai biết ko
Comment
-
Mình có mạch điều khiển đóng cắt các thiết bị điện trong nhà từ xa, như đèn, quạt…. được điều khiển nhờ bằng bộ điều khiển, ti vi hay đầu đĩa….. trong nhà, thiết bị nhỏ gọn, và một số bộ bảo vệ, và tự động đóng ngắt máy bơm nước khi nước trong bể tràn, và cạn!
Liên hệ: 0906008152
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi AaaabbbbbEm chào các anh chị ,cô chú . Em đang có 1 đề tài: Mô phỏng điều khiển động cơ 1 chiều và bộ điều khiển điện áp tự động (AVR) sử dụng MATLAB/Simulink và Arduino . Anh chị có thế giải thích hoặc định hướng giúp em với được không ạ . Em xin cảm ơn !!...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
30-10-2024, 16:38 -
-
bởi 2embeyeuem mới nhập môn, bác nào có sơ đồ của mạch này và cách cắm mạch trên panel cho em xin với, em cảm ơn ạ
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-10-2024, 15:52 -
-
bởi dqt21091997Hi mọi người,
Team mình hiện là đối tác phân phối cho 1 dịch vụ Proxy US chuẩn bị mở mang tên Proxy Compass. Mọi người có thể trải nghiệm ở đây: https://proxycompass.com/vi/free-trial/
Điểm mạnh của Proxy Compass là:
- 50 địa chỉ IP proxy
...-
Channel: Tổng quan về ngành viễn thông
30-10-2024, 14:46 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về kiến thức điện xoay chiềubởi SteinsKMình nhớ là do điện AC không có chia cực cố định như DC, thêm vào đó thì ổ điện loại mà 2 lỗ thì cũng không có phân biệt chiều cắm, thành ra mình cắm chiều nào cũng được. Đây là em hiểu như vậy, có bác nào có ý kiến khác không ạ....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-10-2024, 09:57 -
-
bởi tivungvechào mọi người, em là sinh viên mới tìm hiểu về điện em có thắc mắc là tại sao điện AC ở nhà dùng có phích cắm khi cắm vào ổ điện thì cắm chiều nào cũng được, mà em đọc trên mạng thấy điện AC có dây trung tính và dây pha mà nhỉ...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
27-10-2024, 14:25 -
-
Trả lời cho ccs - 1 nút nhấn điều khiển 2 led - cần giúp ahbởi Truong2005Cám ơn nhiều! Code đẫ chạy
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
26-10-2024, 21:21 -
-
bởi Manh.n.trCó ai từng thiết kế mạch cảm biến EC chưa ạ, cho em xin kinh nghiệm với ạ, em đang làm đề tài này bị mông lung quá
-
Channel: Hỗ trợ học tập
25-10-2024, 07:55 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi matnetgia99bạn giảm con C4, C5 (và giặt R song song với chúng) xem tần số tăng lên không
-
Channel: Hỗ trợ học tập
24-10-2024, 18:58 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi SteinsKEm cập nhật xíu nha mọi người, thì bữa trước em có mượn cái ossiloscope để đo lại thì mạch có tần số ngõ ra là 35kHz, sau khi em thay đổi L1=L2=1,5mH thì tần số có giảm xuống còn xấp xỉ 34kHz. Đổi L4=4.6mH và TR1 em có thay thành 1 con biến...
-
Channel: Hỗ trợ học tập
24-10-2024, 11:22 -
Comment