Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về cách học AVR một cách hệ thống

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về cách học AVR một cách hệ thống

    Mình đọc trên diễn đàn thấy có nhiều bài viết hướng dẫn về AVR nhưng hoàn toàn không có hệ thống, qua tìm hiểu thì cuối cùng mình cũng có thể hệ thống và đặt ra câu hỏi của mình, mong những cao thủ về AVR bớt chút thời gian. Giúp được cho mình và cho nhiều người khác nữa.

    Bước 1: Khi tìm hiểu về AVR mình lên website của ATMEL tìm hiểu và biết được. ATMEL phân AVR ra làm 6 loại:
    • AVR32 : Dòng AVR 32-bit, xem trong Device Parameric thì có AVR32 chạy nhanh nhất được 91MIPS (tối đa PIC32 của Microchip là 80MIPS)
    • Automotive AVR: chỉ chạy được tối đa 16MIPS, hầu hết đều có PWM hoặc CAN
    • XMEGA8/16-bit : Thằng này chạy khoảng 30MIPS, đều có Hardware Crypto (AES/DES)
    • MEGA: Loại này có vẻ thông dụng, chạy tầm 20MIPS
    • TINY: Loại này ít chân, tiêu tốn ít năng lượng
    • BATTERY MANAGEMENT: Có phần Battery Management

    Vấn đề mình gặp ở đây là: Loại nào thông dụng có ở thị trường VN dễ mua? Để lúc bắt đầu học còn có cái mà học

    Bước 2: Tiếp theo là Môi trường soạn thảo + Trình biên dịch + Trình nạp/Debug + Mạch nạp/Debug
    • Mình thấy trên Website của ATMEL có đưa các link về AVR Studio, tuy nhiên mình hơi mập mờ là AVR Studio hỗ trợ loại AVR nào, hỗ trợ trình dịch nào và hỗ trợ mạch nạp nào
    • Đến trình biên dịch, mình thấy ATMEL cung cấp AVRStudio có kèm theo GCC, tuy nhiên mình cũng không biết là GCC này hỗ trợ AVR nào(chỉ cơ bản 1 số loại phổ biến), và hiệu quả của nó ra sao.
      Ngoài ra mình cũng thấy trên diễn đàn chủ yếu dùng CodeVision, tuy nhiên mình lại không biết là CodeVision chỉ là trình biên dịch hay bao gồm cả trình soạn thảo. Và nếu có cả soạn thảo, nạp, debug thì nó hỗ trợ loại mạch nạp/Debug nà, chip nào. Và hiệu quả của nó ra sao
    • Đến mạch nạp và debug. Mình thấy trên diễn đàn hầu hết là các mạch qua cổng Song song , và USB chủ yếu để nạp. Một vài cổng qua Serial Port thì có Debug. Vậy có mạch nạp nào hỗ trợ Debug qua USB không, và có tích hợp với các IDE ở trên không.


    Bước 3:
    Khi đã tìm hiểu song các công cụ, mình bắt đầu lập trình, cũng như nhiều bạn khác gặp rắc rối trên diễn đàn này về Config Fuse cho AVR, mình cũng hỏi các bạn là dùng IDE nào và mạch nạp nào hỗ trợ Config Fuse tốt nhất. Trong quá trình lập trình thi hệ thống phần mềm dùng cho AVR có nhiều không, các Driver để khỏi mất thời gian viết lại .... các Stack USB, Ethernet ....

    Mong các bạn chỉ giúp mình
    //My Life

  • #2
    hoan hô? cái này e cũng đang cần tìm hiểu.... rất mong mọi người giúp 1 tay
    |

    Comment


    • #3
      -Về device thì dòng mega là thông dụng dễ mua dễ học, có thể bắt đầu với mega8 và mega16. Mua lk, download datasheet và in ra để tiện tra cứu
      -Về complier thì phổ biến ở VN vẫn là AVRStudio+GCC và Codevision. Codevision dễ học dễ làm, phải nói cực kỳ dễ, hỗ trợ luôn trình nạp và RS-232 terminal. Người mới bắt đầu nên dùng cái này. Tuy nhiên phần nạp của codevision hơi rối, nên dùng AVRstudio để set fuse, nạp dễ hơn nhiều
      -Mạch nạp có quá nhiều lựa chọn, mua sẵn thì có hàng TME, PNlab, hoặc đặt hàng atmel, tự chế thì có mấy mạch sẵn có trên dd. Hỗ trợ hầu hết các chip thông dụng. Đòi hỏi mạch nạp hỗ trợ đầy đủ làm gì trong khi chỉ mua được có vài ba loại chip?
      Đã bỏ nghề về quê chăn gà...

      Comment


      • #4
        tui xin bổ xung thêm:
        1/ về ngôn ngữ lập trình và biên dịch:
        - đv người biết c và ko quan tâm tới phần cứng nhiều: nên chọn codevision, có sẵn thư viện,dể sd
        - đv người ko biết c muốn tìm hiểu sâu về phần cứng: chọn avr studio,download các application note trên trang atmel về - đọc và tự viết code(tui đang dùng theo cách này)
        2/ đv mạch nạp: có rất nhiều loại khác nhau bán trên thị trường do các đàn anh làm giá rất rẽ. khuyến cáo ko nên mua hàng chính hảng giá rất mắc. riêng tui từ lúc sd AVR đến giờ chỉ sd 1 mạch nạp duy nhất của NTV2 - thành viên của diễn đàn----> dùng AVR studio hoặc codevision đều nạp được,độ ổn định cao.
        khuyến cáo:người mới học ko nên lăn tăn tự làm mạch nạp mất thời gian vô ích
        3/ mạch thí nghiệm: tui dùng của saigontech.
        4/ ic :nên chọn dòng atmega thông dụng và tương đối rẽ các con phổ biến(atmega8,16,32,128). nếu nội công đã thâm hậu mà mấy con AVR ko đáp ứng được thì nên chuyển sang ARM.
        chúc vui !

        Comment


        • #5
          http://www.hocavr.com/index.php/lectures/lamquenavr
          Mình mới bắt đầu tìm hiểu. Bạn vào trang web trên để xem. Mình thấy ghi khá đầy đủ các câu hỏi của bạn.

          Comment


          • #6
            Nói tóm lại:
            Người mới học nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
            Đọc càng nhiều càng ít, vừa đọc vừa vọc.

            Comment


            • #7
              Mua 1 cái mạch nạp cổng máy in , 1 mạch test , 1 amega16 và 1 ít đồ linh tinh và bắt đầu tìm hiểu từ cái đơn giản nhất như : cho led chớp tắt ,....

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              dien.tu Tìm hiểu thêm về dien.tu

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X