Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giao thức TCP/IP và Web server với AVR

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi lu_lu Xem bài viết
    /
    Bác Yamailuk xem dùm em code lấy trạng thái thiết bị thế này có ổn không?
    Sao phải phức tạp thể, đơn giản là kiểm tra cái chân mà bạn điều khiển xem ở mức logic nào thôi, còn mức logic nào tích cực thì phụ thuộc phần cứng. Điều khiển AC từ DC thì thường mức logic tích cực là mức 0

    Comment


    • Anh Tâm có thể nói qua về việc chuyển hình ảnh lấy từ camera hoặc thẻ nhớ rồi cho lên giao diện web được không ạ? Hay cứ nhất thiết phải dùng thẻ <img> của HTML?
      Em vẫn khó hình dung cái này quá!

      Comment


      • Có bác nào có mạch và code điều khiển động cơ bước cho AVR không vậy? Cho mình xin với!

        Comment


        • Chào anh!! em thấy bài viết về enthernet của anh rất hay! em cũng đang làm giao tiếp enthernet từ module enc624j600 nó là loại mới, với vi điều khiển msp430g2553 con này chỉ có 512byte ram thôi, vì em thấy con pic16f887 có 368byte ram thôi mà có thể giao tiếp được với enthernet, nhưng bài viết của anh bảo là cần ram 2kb để truyền frame, em chỉ cần truyền theo byte thôi vì dữ liệu không có nhiều, mỗi lần truyền chỉ có 8byte dữ liệu thôi, không biết enthernet có hỗ trợ truyền từng byte như uart lên máy tíng không anh? em nghĩ cách thức giao tiếp cũng tương tự 28j60 thôi. nhưng mới tìm hiểu em không rành nhiều lắm, em muốn được hướng dẫn từ anh. em giao tiếp với enthernet cũng qua spi.
          Đề tài của em đang làm cũng tương đối lớn, là một hệ thống bao gồm vi điều khiển đọc dữ liệu từ thẻ rfid rồi gửi thông tin thẻ lên máy tính, từ đó máy tính sẽ lấy dữ liệu từ vi điều khiển gửi lên và so sánh với cơ sở dữ liệu trên máy tính kiểm tra xem có tồn tại hay không và gửi lại một lệnh để thông báo cho vi điều khiển biết để vi điều khiển hiển thị thông báo lên lcd. nhưng hiện tại em không biết hàm send byte dữ liệu và hàm nhận byte dữ liệu từ vi điều khiển như thế nào? đồng thời trên máy tính ta sẽ nhận bye dữ liệu đó như thế nào? anh có thể hỗ trợ cho em về những vấn đề trên không? em thấy bà viết của anh rất hay và anh là một người rất am tường về chuẩn enthernet. mong anh giúp đỡ em vấn đề này! em cảm ơn anh!

          Nguyên văn bởi nttam79 Xem bài viết
          Đoạn trên là do các bạn khác phát triển đấy nhé, ko phải từ code gốc. Tuy nhiên có thể trả lời vấn đề của bạn như vầy:
          1-
          Code:
          if(tmpChr == '%')
          ...
          if((pgm_read_byte(progdata + srcDataIdx) == 'L') && (pgm_read_byte(progdata + srcDataIdx + 1) == 'D'))
          Như vậy là trước tìm ký tự '%', sau đó tìm ký tự 'L' và 'D' của chuỗi "%LDx" (x=1,2,3,4)
          tmpVar = pgm_read_byte(progdata + srcDataIdx + 2) - 0x30;
          Vậy tmpVar = 1 nếu là "%LD1", ...

          2-Chỗ này bạn coi qua ngôn ngữ HTML là hiểu liền, giải thích ngắn gọn thì như vầy:
          <input type="checkbox" name="Led5" value="ON" checked/> là một ô checkbox (không có chữ kèm theo), với trạng thái được check.
          <input type="checkbox" name="Led5" value="ON"/> là một ô checkbox , với trạng thái không check.
          <p align="left">chuỗi</p> là một dòng canh lề trái, có nội dung là chuỗi.
          Vậy thì <p align="left"><input type="checkbox" name="Led5" value="ON"/>LED 3</p> là 1 dòng trên đó có 1 ô check, bên phải là chữ LED 3.
          Có vậy thôi, đó là cách các trang web được hiển thị, nếu muốn bạn có thể right-click trên trang web và chọn view source để xem code HTML.
          Last edited by muahoanang31; 07-04-2013, 02:12.

          Comment


          • Nguyên văn bởi muahoanang31 Xem bài viết
            nhưng hiện tại em không biết hàm send byte dữ liệu và hàm nhận byte dữ liệu từ vi điều khiển như thế nào? đồng thời trên máy tính ta sẽ nhận bye dữ liệu đó như thế nào? anh có thể hỗ trợ cho em về những vấn đề trên không? em thấy bà viết của anh rất hay và anh là một người rất am tường về chuẩn enthernet. mong anh giúp đỡ em vấn đề này! em cảm ơn anh!
            Do lâu nay thấy thầy ít vào hỗ trợ, mình cũng nghiên cứu luồng này và cũng làm thành công nên mạn phép trả lời bạn như sau:
            + Hoàn toàn được, bạn có thể sử dụng giao thức udp hoặc tcp đều được. Trong project thầy viết tới tầng 4 của giao thức tcp/ip, còn để truyền dữ liệu như yêu cầu của bạn chỉ cần tầng 3 là đủ rồi.
            + Trên máy tính bạn viết một chương trình nhận dữ liệu dùng C# hoặc java (Tùy vào trình lập trình của bạn) nếu để học tập bạn có thể sử dụng phần mềm sau Hercules v3.2.4.

            Comment


            • cảm ơn anh! như vậy là vi điều khiển có 512byte ram vẫn giao tiếp được phải không?
              và cho em hỏi thêm khi nhận và truyền trên máy tính ta sẽ làm như thế nào? trong C# có hỗ trợ hàm nhận và truyền qua enthernet không? em chỉ thấy hỗ trợ hàm nhận và truyền qua COM, nếu có anh có thể giới thiệu hàm đó không? em cảm ơn!

              Nguyên văn bởi yamailuk Xem bài viết
              Do lâu nay thấy thầy ít vào hỗ trợ, mình cũng nghiên cứu luồng này và cũng làm thành công nên mạn phép trả lời bạn như sau:
              + Hoàn toàn được, bạn có thể sử dụng giao thức udp hoặc tcp đều được. Trong project thầy viết tới tầng 4 của giao thức tcp/ip, còn để truyền dữ liệu như yêu cầu của bạn chỉ cần tầng 3 là đủ rồi.
              + Trên máy tính bạn viết một chương trình nhận dữ liệu dùng C# hoặc java (Tùy vào trình lập trình của bạn) nếu để học tập bạn có thể sử dụng phần mềm sau Hercules v3.2.4.

              Comment


              • Nguyên văn bởi muahoanang31 Xem bài viết
                cảm ơn anh! như vậy là vi điều khiển có 512byte ram vẫn giao tiếp được phải không?
                và cho em hỏi thêm khi nhận và truyền trên máy tính ta sẽ làm như thế nào? trong C# có hỗ trợ hàm nhận và truyền qua enthernet không? em chỉ thấy hỗ trợ hàm nhận và truyền qua COM, nếu có anh có thể giới thiệu hàm đó không? em cảm ơn!
                Bạn tham khảo qua mấy link này nhé:
                TCP:
                http://loiuit.wordpress.com/2011/05/...E1%BB%9Bi-tcp/
                C# Việt Nam - Kiến thức - Lập trình Socket giao tiếp TCP client/server
                C# Việt Nam - Kiến thức - Gửi và nhận DataTable qua Socket trong C#
                UDP:
                Aptech Computer Education - Vietnam | Giao tiếp bằng UDP - Lập trình

                LapTrinhMang(Socket)C#.pdf

                Comment


                • Em cảm ơn anh rất nhiều! Nếu mình chỉ giao tiếp truyền nhận dữ liệu từ vi điều khiển lên máy tính và từ máy tính xuống vi điều khiển qua enthernet thì mình cần khai báo những gì?
                  em đọc code rối quá! nó khai báo nhiều thứ quá! mong anh chỉ giúp!
                  Có ai tìm hiểu board enthernet ENC624J600 chưa?

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi muahoanang31 Xem bài viết
                    Em cảm ơn anh rất nhiều! Nếu mình chỉ giao tiếp truyền nhận dữ liệu từ vi điều khiển lên máy tính và từ máy tính xuống vi điều khiển qua enthernet thì mình cần khai báo những gì?
                    em đọc code rối quá! nó khai báo nhiều thứ quá! mong anh chỉ giúp!
                    Có ai tìm hiểu board enthernet ENC624J600 chưa?
                    Bạn xem lưu đồ dữ liệu vào ra của giao thức ở trang 1 nhé !
                    Nếu ở hà nội bạn có thể sang pnlab theo mình giá ở đó là rẻ nhất, hoàn toàn chấp nhận được. Vì enc là 60k rj45 25k rồi
                    ENC28J60 module | PNLab Technologies

                    Comment


                    • em có con enc624j600 rồi nên phải nghiên cứu trên nó!!


                      Nguyên văn bởi yamailuk Xem bài viết
                      Bạn xem lưu đồ dữ liệu vào ra của giao thức ở trang 1 nhé !
                      Nếu ở hà nội bạn có thể sang pnlab theo mình giá ở đó là rẻ nhất, hoàn toàn chấp nhận được. Vì enc là 60k rj45 25k rồi
                      ENC28J60 module | PNLab Technologies

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi manhdktd Xem bài viết
                        Anh Tâm có thể nói qua về việc chuyển hình ảnh lấy từ camera hoặc thẻ nhớ rồi cho lên giao diện web được không ạ? Hay cứ nhất thiết phải dùng thẻ <img> của HTML?
                        Em vẫn khó hình dung cái này quá!
                        Dạo này công việc bận rộn nên ít vào diễn đàn.
                        Hình ảnh đưa lên giao diện web, nếu là ảnh tĩnh thì đương nhiên cách tốt nhất là dùng thẻ <img> trừ khi là nhúng video hay flash thì mới dùng các thẻ như <object>, <video>, <embed>, ...
                        Tuy nhiên khi dùng thẻ <img> thì hình ảnh được sử dụng trong thẻ có thể lưu trên chính vi điều khiển hoặc trên một host khác. Nếu lưu trên chính VĐK, bạn cần chuyển nội dung file ảnh sang mã hex rồi khai báo như là 1 const. Và trong phần xử lý giao thức HTTP phải viết thêm một phần để send nội dung file ảnh cho client khi nhận được HTTP request đến file ảnh này (sau khi client load nội dung html, nó sẽ tiếp tục request các item có trong đó theo url được cho trong thẻ).
                        Nếu lưu ở host khác, đơn giản ta chỉ cần up ảnh lên một image host nào đó, copy url bỏ vào trong thẻ <img> của code html, cũng giống như các post ảnh lên diễn đàn.
                        Cách thứ 1 sẽ tốn bộ nhớ flash rom để lưu file ảnh, mà dung lượng ROM của Atmega32 trong project này sử dụng gần hết, nên cách 2 được chọn.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi muahoanang31 Xem bài viết
                          Chào anh!! em thấy bài viết về enthernet của anh rất hay! em cũng đang làm giao tiếp enthernet từ module enc624j600 nó là loại mới, với vi điều khiển msp430g2553 con này chỉ có 512byte ram thôi, vì em thấy con pic16f887 có 368byte ram thôi mà có thể giao tiếp được với enthernet, nhưng bài viết của anh bảo là cần ram 2kb để truyền frame, em chỉ cần truyền theo byte thôi vì dữ liệu không có nhiều, mỗi lần truyền chỉ có 8byte dữ liệu thôi, không biết enthernet có hỗ trợ truyền từng byte như uart lên máy tíng không anh? em nghĩ cách thức giao tiếp cũng tương tự 28j60 thôi. nhưng mới tìm hiểu em không rành nhiều lắm, em muốn được hướng dẫn từ anh. em giao tiếp với enthernet cũng qua spi.
                          Đề tài của em đang làm cũng tương đối lớn, là một hệ thống bao gồm vi điều khiển đọc dữ liệu từ thẻ rfid rồi gửi thông tin thẻ lên máy tính, từ đó máy tính sẽ lấy dữ liệu từ vi điều khiển gửi lên và so sánh với cơ sở dữ liệu trên máy tính kiểm tra xem có tồn tại hay không và gửi lại một lệnh để thông báo cho vi điều khiển biết để vi điều khiển hiển thị thông báo lên lcd. nhưng hiện tại em không biết hàm send byte dữ liệu và hàm nhận byte dữ liệu từ vi điều khiển như thế nào? đồng thời trên máy tính ta sẽ nhận bye dữ liệu đó như thế nào? anh có thể hỗ trợ cho em về những vấn đề trên không? em thấy bà viết của anh rất hay và anh là một người rất am tường về chuẩn enthernet. mong anh giúp đỡ em vấn đề này! em cảm ơn anh!
                          Những vấn đề bạn hỏi, bạn yamailuk đã trả lời giúp khá đầy đủ rồi, ở đây chỉ giải thích thêm một ít cho rõ thôi.
                          Sở dĩ bảo cần 2kb ram để xử lý frame là vì trong tiêu chuẩn của TCP/IP và ethernet, kích thước dữ liệu tối đa cho 1 frame ethernet là 1500byte. Tất nhiên ta có thể gửi ngắn hơn, nhưng nếu bộ nhớ không đủ, trong trường hợp mạch vi điều khiển nhận được một frame có kích thước lớn từ máy tính gửi đến thì nó sẽ không xử lý được.
                          Trong giao thức TCP, có cho phép các bên báo kích thước gói tối đa mà mình nhận được cho bên kia (MSS), như vậy có thể sử dụng cơ chế này để tránh việc nhận được gói tin quá lớn.
                          Có thể gửi dữ liệu trong gói TCP/UDP với kích thước nhỏ tùy ý (thậm chí chiều dài dữ liệu có thể = 0) tuy nhiên cần lưu ý là dù kích thước dữ liệu nhỏ đến đâu thì 1 frame gửi đi vẫn phải có đủ header TCP/UDP và header IP, như vậy kích thước data cho 1 frame ethernet tối thiểu cũng bằng kích thước header IP+TCP hay IP+UDP.
                          Như vậy bạn vẫn hoàn toàn có thể giao tiếp ethernet được với kích thước ram nhỏ.
                          Còn một cách nữa cho phép xử lý được các frame ethernet với kích thước payload lớn (lên đến 1500byte) với vi điều khiển có ram nhỏ mà trong project này không đề cập đến: đó là xử lý các frame ethernet gửi và nhận ngay trên buffer của IC giao tiếp ethernet mà không copy về ram của VĐK để xử lý. Như vậy ta không bị giới hạn bởi kích thước ram nữa. Tuy nhiên để làm việc này cần thực hiện truy xuất trực tiếp vào buffer của IC ethernet qua SPI, dẫn đến phức tạp hơn 1 chút trong lập trình và thời gian xử lý có thể lâu hơn.
                          Cho ứng dụng RFID, tôi đề xuất dùng UDP với giao thức UDP to COM (giao thức cổng COM ảo trên UDP) là phù hợp nhất, cũng dễ xử lý trên PC nữa.

                          Comment


                          • Cảm ơn thầy! em đã hiểu được phần enthernet dưới vi điều khiển rồi, nhưng thầy có thể nối thêm về dùng UDP với giao thức UDP to COM (giao thức cổng COM ảo trên UDP) được không? để xử lý trên PC, phần này em vẫn chưa hiểu.

                            Nguyên văn bởi nttam79 Xem bài viết
                            Những vấn đề bạn hỏi, bạn yamailuk đã trả lời giúp khá đầy đủ rồi, ở đây chỉ giải thích thêm một ít cho rõ thôi.
                            Sở dĩ bảo cần 2kb ram để xử lý frame là vì trong tiêu chuẩn của TCP/IP và ethernet, kích thước dữ liệu tối đa cho 1 frame ethernet là 1500byte. Tất nhiên ta có thể gửi ngắn hơn, nhưng nếu bộ nhớ không đủ, trong trường hợp mạch vi điều khiển nhận được một frame có kích thước lớn từ máy tính gửi đến thì nó sẽ không xử lý được.
                            Trong giao thức TCP, có cho phép các bên báo kích thước gói tối đa mà mình nhận được cho bên kia (MSS), như vậy có thể sử dụng cơ chế này để tránh việc nhận được gói tin quá lớn.
                            Có thể gửi dữ liệu trong gói TCP/UDP với kích thước nhỏ tùy ý (thậm chí chiều dài dữ liệu có thể = 0) tuy nhiên cần lưu ý là dù kích thước dữ liệu nhỏ đến đâu thì 1 frame gửi đi vẫn phải có đủ header TCP/UDP và header IP, như vậy kích thước data cho 1 frame ethernet tối thiểu cũng bằng kích thước header IP+TCP hay IP+UDP.
                            Như vậy bạn vẫn hoàn toàn có thể giao tiếp ethernet được với kích thước ram nhỏ.
                            Còn một cách nữa cho phép xử lý được các frame ethernet với kích thước payload lớn (lên đến 1500byte) với vi điều khiển có ram nhỏ mà trong project này không đề cập đến: đó là xử lý các frame ethernet gửi và nhận ngay trên buffer của IC giao tiếp ethernet mà không copy về ram của VĐK để xử lý. Như vậy ta không bị giới hạn bởi kích thước ram nữa. Tuy nhiên để làm việc này cần thực hiện truy xuất trực tiếp vào buffer của IC ethernet qua SPI, dẫn đến phức tạp hơn 1 chút trong lập trình và thời gian xử lý có thể lâu hơn.
                            Cho ứng dụng RFID, tôi đề xuất dùng UDP với giao thức UDP to COM (giao thức cổng COM ảo trên UDP) là phù hợp nhất, cũng dễ xử lý trên PC nữa.

                            Comment


                            • Khi mình cần chuyển đổi Từ ATmega32->ATmega128 thì cần thay đổi những gì. Ai biết có thể giúp mình ko. Mình có sửa 1 vài chổ nhưng nó không chạy dc.

                              Comment


                              • Các anh cho em hỏi //--------------------------------------------------------------------------------------
                                //Ethernet header
                                // Gom 14 byte:
                                // 06 byte dia chi dich
                                // 06 byte dia chi nguon
                                // 02 byte type (cho biet frame ethernet mang ben trong loai du lieu gi)
                                #define ETH_HEADER_LEN 14
                                struct ntEthHeader
                                {
                                struct ntEthAddr desAddr;
                                struct ntEthAddr srcAddr;
                                unsigned int type;
                                };
                                type la kiểu 2 byte sao lại khai báo chỉ là biến int chỉ có 1 byte. ví dụ với gói IP khi lấy dữ liệu vào thì biến type sẽ phải là 0x0800 mà biến type chi có 1 byte mà đó lại là byte thứ 13 nên sẽ là 0x08;

                                và dòng này
                                #define HTONS(s) ((s<<8) | (s>>8)) //danh cho bien 2 byte
                                theo em hiểu thì HTONS(0x0800) sẽ là 0x08000008 mà là kiểu 16bit nên sẽ là 0x0008;

                                vay khi so sánh thì type vẫn băng HOTN(0x0800); em có thử in lên cổng com biến type thì đúng là nó chỉ là 0x08;


                                em có làm theo kiểu
                                struct ntEthHeader
                                {
                                struct ntEthAddr desAddr;
                                struct ntEthAddr srcAddr;
                                unsigned int typeH;
                                unsigned int typeL;
                                };
                                so sánh và in typeH<<8 + typeL =0x0800;

                                các cấu trúc sau cũng thế, biến long 2byte int 1byte

                                //Cau truc ARP header
                                struct ntARPHeader
                                {
                                unsigned int hwType;
                                unsigned int protocol;
                                unsigned char hwLen;
                                unsigned char protoLen;
                                unsigned int opcode;
                                struct ntEthAddr shwaddr;
                                unsigned long sipaddr;
                                struct ntEthAddr dhwaddr;
                                unsigned long dipaddr;
                                };

                                + Hardware type (2 bytes): cho biết loại địa chỉ phần cứng, đối với địa chỉ MAC của giao thức ethernet thì giá trị này được qui định là "0x0001".
                                + Protocol type (2 bytes): cho biết loại địa chỉ giao thức lớp trên, đối với địa chỉ IP, giá trị này được qui định là “0x0800”.
                                + HLEN (1 byte): cho biết chiều dài của địa chỉ vật lý (địa chỉ MAC).
                                + PLEN (1 byte): cho biết chiều dài của địa chỉ giao thức (địa chỉ IP)
                                + Operation (2 bytes): cho biết hoạt động đang thực hiện trong gói tin này (request hay reply).
                                + Sender H/W (hardware address, 6 bytes): địa chỉ vật lý của phía gửi.
                                + Sender IP (4 bytes): địa chỉ IP của phía gửi.
                                + Target H/W (6 bytes): địa chỉ vật lý của phía nhận, nếu chưa biết thì sẽ là chứa toàn 0.
                                + Target IP (4 bytes): địa chỉ IP của phía nhận.
                                mà sử dụng được cho 2byte và 4 byte. Em đang thắc mắc phần này mong thầy và các bạn gỡ rối ạ. Em đang chuyển code này sang pic mà thấy gặp nhiều khó khăn quá.
                                Last edited by iamtomriddle; 07-05-2013, 12:45.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nttam79 Tìm hiểu thêm về nttam79

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X