Thông báo

Collapse
No announcement yet.

P89V51RD2 - Giao tiếp máy tính qua RS232

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • P89V51RD2 - Giao tiếp máy tính qua RS232

    1. Tóm tắt ý tưởng thiết kế:

    - Gửi lệnh từ PC điều khiển chip
    vd: Gửi SET+P0.0=1; -> Vđk sẽ set chân P0.0 lên mức 1, sau đó gửi chuỗi OK lên PC
    Gửi GET+P0.0=?; -> Vđk sẽ đọc chân P0.0 và gửi kết quả lên PC, sau đó gửi chuỗi OK lên PC
    Nếu lệnh gửi từ PC xuống ko nằm trong tập lệnh hoặc sai cú pháp, vđk sẽ gửi lên chuỗi Error

    - Tất cả các lệnh đều kết thúc bằng dấu chấm phẩy ";", và ko dài quá "n" ký tự, "n" sẽ được qui định trước.

    - Chỉ thực hiện một lệnh. Lệnh trước đó phải hoàn thành (hoàn tất việc gửi kết quả về PC) mới nhận lệnh tiếp theo.

    - Sau khi thực hiện xong lệnh, nếu không nhận được lệnh khác từ PC, vđk sẽ đi vào chế độ nghỉ IDL nhằm tiết kiệm năng lượng.

    - Chương trình viết bằng Keil C.

    2. Tại sao lại chọn vđk P89V51RD2 và KeilC

    - P89V51RD2 có bộ nhớ mở rộng: RAM là 1Kbytes và bộ nhớ code 64KBytes. Vì vậy thoải mái Code, khai báo biến xả láng, và dễ dàng mở rộng chương trình.

    - P89V51RD2 còn cho phép nạp chương trình bằng bootloader thông qua RS232 lun, vì vậy phần cứng giao tiếp máy tính của chúng ta vô tình cũng dùng để nạp chương trình lun (2 in 1).

    - KeilC là trình biên dịch thân thuộc của FAN 8051. Tối ưu hóa chương trình tốt, ít lỗi, nhưng viết code hơi cực.

    3. Phần cứng

    a. Nếu bạn nào chưa quen làm phần cứng có thể làm mạch đơn giản sau:



    b. Còn đây là phần cứng mình dùng để thực hiện tut này.

    *Sơ đồ nguyên lý và Mạch in:

    Mạch gồm:

    - IC 7085 - Ổn áp nguồn 5V, 1A

    - Vi điều khiển 8051 (AT89S52 hoặc P89V51RD2)

    - MAX232 - giao tiếp RS232 và nạp đối với P89V51RD2

    - Jack nạp nối tiếp SPI đối với AT89S52, và dùng lun để mở rộng ngoại vi, chẳng hạn: Mở rộng ngõ ra bằng IC dịch, và đây là các Pin giao tiêp SPI của P89V51RD2.

    - DS1307 - RealTime giao tiếp I2C

    - LCD 16x2, giao tiếp 4 bit, điều khiển đèn nền (bật/tắt hoặc độ sáng).

    - 1 modul thu phát RF - cái này trên Nhật Tảo bán nhiều lắm (loại 4 nút, khoảng cách chừng 15m, giá khoảng 50÷60 Nghìn VNĐ)

    - 6 Relay 5V

    - 5 nút nhấn + 1 nút Reset

    - Trên board còn có một vị trí điều khiển bằng chạm tay nhưng thiết kế bị lỗi, các bạn tìm cách khắc phục giúp mình, nếu ko thì lúc thi công không cần gắn linh kiện cho khối này (khối có ngõ ra được đặt tên là "touch").

    Cuối cùng, các bạn có thể down tại đây: P89V51RD2_RS232.rar

    *Mạch sau khi thi công:



    4. Phần mềm

    Cốt lõi của chương trình gồm:

    - Chương trình main: Đầu tiên nó sẽ đi thực hiện các khai báo và lệnh khởi tạo (biến, UART), sau đó sẽ thực hiện một lệnh duy nhất trong vòng lặp while là PCON |= 0x01; để ru vđk ngủ.

    - Chương trình phục vụ ngắt Nhận/Phát UART đánh thức vđk nhận lệnh, tìm lệnh, thực hiện và gửi kết quả về PC.

    - Một tập lệnh xây dựng sẵn. Mình sẽ demo một số lệnh như sau:

    ACK; (Acknowlegement) Nếu nhận được lệnh này vđk sẽ trả lời là ACK.

    WRP+Px=0xxx; (WRite Port) Ghi một số dạng Hex ra PORT

    RDP+Px=?; (ReaD Port) Đọc Port và gửi kết quả về PC

    SET+Px.x=x; (SET pin) Ghi mức logic ra PIN

    GET+Px.x=?; (GET pin) Đọc mức logic của PIN

    WRA+0xxx=0xxx; (WRite Address) Ghi một giá trị dạng Hex xuống bộ nhớ.

    RDA+0xxx=?; (ReaD Address) Đọc một giá trị của ô nhớ.

    *Cần chú ý:
    -Trong hai lệnh WRA và RDA: Address không phải là địa chỉ của bộ nhớ RAM, mà là chỉ số của một phần tử mảng trên bộ nhớ RAM được sử dụng để lưu các biến dùng chung giữa vđk và PC.

    -Nếu dùng lệnh SET để đưa 1 trong 2 PIN của module UART (P3.0 và P3.1) về mức 0 => Không thể giao tiếp với PC được nữa.

    -Trong lệnh gửi từ PC xuống phải ko chứa các khoảng trống.

    *Một số ví dụ:
    Send: ACK;
    Nhận: ACKOK

    Send: WRP+P0=0x00;
    Nhận: OK

    Send: RDP+P0=?;
    Nhận: 0x00OK

    Send: SET+P0.0=1;
    Nhận: OK;

    Send: GET+P0.0=?;
    Nhận: 1OK;

    Send: WRA+0x00=0xAA;
    Nhận: OK;

    Send: RDA+0x00=?;
    Nhận: 0xAAOK;

    Send: ABC;
    Nhận: Error

    Code hoàn chỉnh, các bạn có thể down tại đây:

    13/04/2012: Code_P89V51RD2_RS232.rar

    Chú ý các bạn Down file mới nhất, các thắc mắc mình chỉ trả lời với file mới nhất. Mình sẽ cập nhật thường xuyên để có file Code đơn giản và dễ hiểu nhất.

    Mong các bạn đóng góp ý kiến để bài viết hoàn chỉnh hơn!! Cảm ơn các bạn đã đọc.
    Last edited by dangemailbox; 13-04-2012, 04:47.

  • #2
    chưa dùng con P89V51RD2, cho hỏi nó khác nhiều vs dòng 8051 thường ko và giá thành nó là khoảng bn 1 con, 64kB có vẻ nó khá là khủng so vs các dòng 8051 thường
    p/s: 8051 viết code hơi cực nhưng người viết sẽ hiểu rõ được mình viết gì, thay vì như một số dòng như AVR theo mình biết người học có vẻ phụ thuộc khá nhiều vào thư viện có sẵn nên quên đi bản chất hoặc ko nghiên cứu sâu về bản chất chức năng của nó
    Website chính thức đổi địa chỉ website thành
    Mời các bạn ghé thăm !!!

    Comment


    • #3
      Một số tính năng của P89V51RD2 được cải tiến so với 8051:

      1. Fosc lên tới 40MHz

      2. Bộ chia có thể lựa chọn ở 2 mode bằng phần mềm: Fosc÷12 (bình thường - mặc định) hoặc Fosc÷6 (cải tiến)

      3. Giao tiếp SPI ở chế độ Master hoặc Slave

      4. Nạp chương trình bằng Bootloader

      5. Vì nạp chương trình được bằng Bootloader nên mình nghĩ bộ nhớ Code cho phép ghi lúc đang chạy chương trình => có thể sử dụng để lưu thông số, mà không cần thêm EEPROM bên ngoài. Cái này mình sẽ kiểm tra sau.

      Giá của nó thì hơi đắt bạn à, khoảng 70.000 VNĐ

      Ngoài Keil C, mình còn dùng bộ MikroC để code cho các dòng vđk. Mình thấy MikroC hỗ trợ thư viện rất mạnh, thích hợp dùng để làm quen với phần cứng khi tìm hiểu các ngoại vi mới.

      Trong MikroC mình nhận ra cái này chưa tốt, không biết có cao thủ nào khắc phục được không. Khi mình xuất chuỗi ra LCD như sau:

      Lcd_Out_Cp("Hello, World!")

      Biên dịch thì thấy bộ nhớ RAM đã sử dụng tăng lên đúng bằng số ký tự của chuỗi. Vì vậy mình đoán là MikroC lưu các chuỗi trên bộ nhớ RAM.

      Điều này làm tiêu tốn một phần ko nhỏ bộ nhớ RAM.

      Comment


      • #4
        ban ho tro minh lam cai nay di nha

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi dangemailbox Xem bài viết
          1. Tóm tắt ý tưởng thiết kế:

          - Gửi lệnh từ PC điều khiển chip
          vd: Gửi SET+P0.0=1; -> Vđk sẽ set chân P0.0 lên mức 1, sau đó gửi chuỗi OK lên PC
          Gửi GET+P0.0=?; -> Vđk sẽ đọc chân P0.0 và gửi kết quả lên PC, sau đó gửi chuỗi OK lên PC
          Nếu lệnh gửi từ PC xuống ko nằm trong tập lệnh hoặc sai cú pháp, vđk sẽ gửi lên chuỗi Error

          - Tất cả các lệnh đều kết thúc bằng dấu chấm phẩy ";", và ko dài quá "n" ký tự, "n" sẽ được qui định trước.

          - Chỉ thực hiện một lệnh. Lệnh trước đó phải hoàn thành (hoàn tất việc gửi kết quả về PC) mới nhận lệnh tiếp theo.

          - Sau khi thực hiện xong lệnh, nếu không nhận được lệnh khác từ PC, vđk sẽ đi vào chế độ nghỉ IDL nhằm tiết kiệm năng lượng.

          - Chương trình viết bằng Keil C.

          2. Tại sao lại chọn vđk P89V51RD2 và KeilC

          - P89V51RD2 có bộ nhớ mở rộng: RAM là 1Kbytes và bộ nhớ code 64KBytes. Vì vậy thoải mái Code, khai báo biến xả láng, và dễ dàng mở rộng chương trình.

          - P89V51RD2 còn cho phép nạp chương trình bằng bootloader thông qua RS232 lun, vì vậy phần cứng giao tiếp máy tính của chúng ta vô tình cũng dùng để nạp chương trình lun (2 in 1).

          - KeilC là trình biên dịch thân thuộc của FAN 8051. Tối ưu hóa chương trình tốt, ít lỗi, nhưng viết code hơi cực.

          3. Phần cứng

          a. Nếu bạn nào chưa quen làm phần cứng có thể làm mạch đơn giản sau:



          b. Còn đây là phần cứng mình dùng để thực hiện tut này.

          *Sơ đồ nguyên lý và Mạch in:

          Mạch gồm:

          - IC 7085 - Ổn áp nguồn 5V, 1A

          - Vi điều khiển 8051 (AT89S52 hoặc P89V51RD2)

          - MAX232 - giao tiếp RS232 và nạp đối với P89V51RD2

          - Jack nạp nối tiếp SPI đối với AT89S52, và dùng lun để mở rộng ngoại vi, chẳng hạn: Mở rộng ngõ ra bằng IC dịch, và đây là các Pin giao tiêp SPI của P89V51RD2.

          - DS1307 - RealTime giao tiếp I2C

          - LCD 16x2, giao tiếp 4 bit, điều khiển đèn nền (bật/tắt hoặc độ sáng).

          - 1 modul thu phát RF - cái này trên Nhật Tảo bán nhiều lắm (loại 4 nút, khoảng cách chừng 15m, giá khoảng 50÷60 Nghìn VNĐ)

          - 6 Relay 5V

          - 5 nút nhấn + 1 nút Reset

          - Trên board còn có một vị trí điều khiển bằng chạm tay nhưng thiết kế bị lỗi, các bạn tìm cách khắc phục giúp mình, nếu ko thì lúc thi công không cần gắn linh kiện cho khối này (khối có ngõ ra được đặt tên là "touch").

          Cuối cùng, các bạn có thể down tại đây: P89V51RD2_RS232.rar

          *Mạch sau khi thi công:



          4. Phần mềm

          Cốt lõi của chương trình gồm:

          - Chương trình main: Đầu tiên nó sẽ đi thực hiện các khai báo và lệnh khởi tạo (biến, UART), sau đó sẽ thực hiện một lệnh duy nhất trong vòng lặp while là PCON |= 0x01; để ru vđk ngủ.

          - Chương trình phục vụ ngắt Nhận/Phát UART đánh thức vđk nhận lệnh, tìm lệnh, thực hiện và gửi kết quả về PC.

          - Một tập lệnh xây dựng sẵn. Mình sẽ demo một số lệnh như sau:

          ACK; (Acknowlegement) Nếu nhận được lệnh này vđk sẽ trả lời là ACK.

          WRP+Px=0xxx; (WRite Port) Ghi một số dạng Hex ra PORT

          RDP+Px=?; (ReaD Port) Đọc Port và gửi kết quả về PC

          SET+Px.x=x; (SET pin) Ghi mức logic ra PIN

          GET+Px.x=?; (GET pin) Đọc mức logic của PIN

          WRA+0xxx=0xxx; (WRite Address) Ghi một giá trị dạng Hex xuống bộ nhớ.

          RDA+0xxx=?; (ReaD Address) Đọc một giá trị của ô nhớ.

          *Cần chú ý:
          -Trong hai lệnh WRA và RDA: Address không phải là địa chỉ của bộ nhớ RAM, mà là chỉ số của một phần tử mảng trên bộ nhớ RAM được sử dụng để lưu các biến dùng chung giữa vđk và PC.

          -Nếu dùng lệnh SET để đưa 1 trong 2 PIN của module UART (P3.0 và P3.1) về mức 0 => Không thể giao tiếp với PC được nữa.

          -Trong lệnh gửi từ PC xuống phải ko chứa các khoảng trống.

          *Một số ví dụ:
          Send: ACK;
          Nhận: ACKOK

          Send: WRP+P0=0x00;
          Nhận: OK

          Send: RDP+P0=?;
          Nhận: 0x00OK

          Send: SET+P0.0=1;
          Nhận: OK;

          Send: GET+P0.0=?;
          Nhận: 1OK;

          Send: WRA+0x00=0xAA;
          Nhận: OK;

          Send: RDA+0x00=?;
          Nhận: 0xAAOK;

          Send: ABC;
          Nhận: Error

          Code hoàn chỉnh, các bạn có thể down tại đây:

          13/04/2012: Code_P89V51RD2_RS232.rar

          Chú ý các bạn Down file mới nhất, các thắc mắc mình chỉ trả lời với file mới nhất. Mình sẽ cập nhật thường xuyên để có file Code đơn giản và dễ hiểu nhất.

          Mong các bạn đóng góp ý kiến để bài viết hoàn chỉnh hơn!! Cảm ơn các bạn đã đọc.
          linh die mất rùi không dơn dược ban oi

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi dangemailbox Xem bài viết
            1. Tóm tắt ý tưởng thiết kế:

            - Gửi lệnh từ PC điều khiển chip
            vd: Gửi SET+P0.0=1; -> Vđk sẽ set chân P0.0 lên mức 1, sau đó gửi chuỗi OK lên PC
            Gửi GET+P0.0=?; -> Vđk sẽ đọc chân P0.0 và gửi kết quả lên PC, sau đó gửi chuỗi OK lên PC
            Nếu lệnh gửi từ PC xuống ko nằm trong tập lệnh hoặc sai cú pháp, vđk sẽ gửi lên chuỗi Error

            - Tất cả các lệnh đều kết thúc bằng dấu chấm phẩy ";", và ko dài quá "n" ký tự, "n" sẽ được qui định trước.

            - Chỉ thực hiện một lệnh. Lệnh trước đó phải hoàn thành (hoàn tất việc gửi kết quả về PC) mới nhận lệnh tiếp theo.

            - Sau khi thực hiện xong lệnh, nếu không nhận được lệnh khác từ PC, vđk sẽ đi vào chế độ nghỉ IDL nhằm tiết kiệm năng lượng.

            - Chương trình viết bằng Keil C.

            2. Tại sao lại chọn vđk P89V51RD2 và KeilC

            - P89V51RD2 có bộ nhớ mở rộng: RAM là 1Kbytes và bộ nhớ code 64KBytes. Vì vậy thoải mái Code, khai báo biến xả láng, và dễ dàng mở rộng chương trình.

            - P89V51RD2 còn cho phép nạp chương trình bằng bootloader thông qua RS232 lun, vì vậy phần cứng giao tiếp máy tính của chúng ta vô tình cũng dùng để nạp chương trình lun (2 in 1).

            - KeilC là trình biên dịch thân thuộc của FAN 8051. Tối ưu hóa chương trình tốt, ít lỗi, nhưng viết code hơi cực.

            3. Phần cứng

            a. Nếu bạn nào chưa quen làm phần cứng có thể làm mạch đơn giản sau:



            b. Còn đây là phần cứng mình dùng để thực hiện tut này.

            *Sơ đồ nguyên lý và Mạch in:

            Mạch gồm:

            - IC 7085 - Ổn áp nguồn 5V, 1A

            - Vi điều khiển 8051 (AT89S52 hoặc P89V51RD2)

            - MAX232 - giao tiếp RS232 và nạp đối với P89V51RD2

            - Jack nạp nối tiếp SPI đối với AT89S52, và dùng lun để mở rộng ngoại vi, chẳng hạn: Mở rộng ngõ ra bằng IC dịch, và đây là các Pin giao tiêp SPI của P89V51RD2.

            - DS1307 - RealTime giao tiếp I2C

            - LCD 16x2, giao tiếp 4 bit, điều khiển đèn nền (bật/tắt hoặc độ sáng).

            - 1 modul thu phát RF - cái này trên Nhật Tảo bán nhiều lắm (loại 4 nút, khoảng cách chừng 15m, giá khoảng 50÷60 Nghìn VNĐ)

            - 6 Relay 5V

            - 5 nút nhấn + 1 nút Reset

            - Trên board còn có một vị trí điều khiển bằng chạm tay nhưng thiết kế bị lỗi, các bạn tìm cách khắc phục giúp mình, nếu ko thì lúc thi công không cần gắn linh kiện cho khối này (khối có ngõ ra được đặt tên là "touch").

            Cuối cùng, các bạn có thể down tại đây: P89V51RD2_RS232.rar

            *Mạch sau khi thi công:



            4. Phần mềm

            Cốt lõi của chương trình gồm:

            - Chương trình main: Đầu tiên nó sẽ đi thực hiện các khai báo và lệnh khởi tạo (biến, UART), sau đó sẽ thực hiện một lệnh duy nhất trong vòng lặp while là PCON |= 0x01; để ru vđk ngủ.

            - Chương trình phục vụ ngắt Nhận/Phát UART đánh thức vđk nhận lệnh, tìm lệnh, thực hiện và gửi kết quả về PC.

            - Một tập lệnh xây dựng sẵn. Mình sẽ demo một số lệnh như sau:

            ACK; (Acknowlegement) Nếu nhận được lệnh này vđk sẽ trả lời là ACK.

            WRP+Px=0xxx; (WRite Port) Ghi một số dạng Hex ra PORT

            RDP+Px=?; (ReaD Port) Đọc Port và gửi kết quả về PC

            SET+Px.x=x; (SET pin) Ghi mức logic ra PIN

            GET+Px.x=?; (GET pin) Đọc mức logic của PIN

            WRA+0xxx=0xxx; (WRite Address) Ghi một giá trị dạng Hex xuống bộ nhớ.

            RDA+0xxx=?; (ReaD Address) Đọc một giá trị của ô nhớ.

            *Cần chú ý:
            -Trong hai lệnh WRA và RDA: Address không phải là địa chỉ của bộ nhớ RAM, mà là chỉ số của một phần tử mảng trên bộ nhớ RAM được sử dụng để lưu các biến dùng chung giữa vđk và PC.

            -Nếu dùng lệnh SET để đưa 1 trong 2 PIN của module UART (P3.0 và P3.1) về mức 0 => Không thể giao tiếp với PC được nữa.

            -Trong lệnh gửi từ PC xuống phải ko chứa các khoảng trống.

            *Một số ví dụ:
            Send: ACK;
            Nhận: ACKOK

            Send: WRP+P0=0x00;
            Nhận: OK

            Send: RDP+P0=?;
            Nhận: 0x00OK

            Send: SET+P0.0=1;
            Nhận: OK;

            Send: GET+P0.0=?;
            Nhận: 1OK;

            Send: WRA+0x00=0xAA;
            Nhận: OK;

            Send: RDA+0x00=?;
            Nhận: 0xAAOK;

            Send: ABC;
            Nhận: Error

            Code hoàn chỉnh, các bạn có thể down tại đây:

            13/04/2012: Code_P89V51RD2_RS232.rar

            Chú ý các bạn Down file mới nhất, các thắc mắc mình chỉ trả lời với file mới nhất. Mình sẽ cập nhật thường xuyên để có file Code đơn giản và dễ hiểu nhất.

            Mong các bạn đóng góp ý kiến để bài viết hoàn chỉnh hơn!! Cảm ơn các bạn đã đọc.
            linh die mất rùi không dơn dược ban oi

            Comment


            • #7
              đọc cái bài này nhớ ngày xưa ... mắc cười quá ... có anh giảng viên hỏi tại sao cậu chọn con AT89C2051 và Raisonance ... Mình lẩm nhẩm ... buột miệng " Ngu như chó , dậy thì toàn 8031 với 8086 ... lọ mọ làm được là tốt rồi ... miễn nó chạy được vả lại dùng trình dịch này lúc đó nhiều thằng biết nó còn chỉ cho, chứ dùng cái khác lúc bí biết hỏi ai " ???
              Thằng cha giảng viên nín thinh ! ... Vãi !

              --- Mà kể cũng lạ , sau cái thời đấy của mình ... những cái đề tài nào cũng hỏi các câu na ná tương tự ( chẳng hiểu mấy thằng cha đó nghĩ gì )

              --- lần sau có thằng thầy nào mà hỏi : Tại sao em chọn AT89C51 và mikroC thì trả lời luôn rằng : AT89C51 là đủ dùng rồi , ở VN bán đầy , rẻ thối ... dùng MikroC vì nó nhanh, mì ăn liền . Có cái đơn giản thế mà thầy cũng không biết lại còn hỏi thì thầy nên về tu luyện lại cái nghiệp vụ sư phạm của thầy đi !
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • #8
                câu này thì chưa chuẩn này : Một số tính năng của P89V51RD2 được cải tiến so với 8051:

                - 8051 nó là cả 1 họ hàng hang hốc , core intel ... còn cái thằng P89V51RD2 chỉ là 1 trong số con trong họ đó ... nếu nói ý nghĩa bao trùm thì tương tự như 8051 là ông tổ vài chục đời rồi mới ra hàng con cháu P89 vậy !
                P89 core của nó thì chẳng có gì cải tiến với 8051 cả ... bởi nó là hàng thứ bậc thấp kém chạy trên core 8051
                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                  đọc cái bài này nhớ ngày xưa ... mắc cười quá ... có anh giảng viên hỏi tại sao cậu chọn con AT89C2051 và Raisonance ... Mình lẩm nhẩm ... buột miệng " Ngu như chó , dậy thì toàn 8031 với 8086 ... lọ mọ làm được là tốt rồi ... miễn nó chạy được vả lại dùng trình dịch này lúc đó nhiều thằng biết nó còn chỉ cho, chứ dùng cái khác lúc bí biết hỏi ai " ???
                  Thằng cha giảng viên nín thinh ! ... Vãi !

                  --- Mà kể cũng lạ , sau cái thời đấy của mình ... những cái đề tài nào cũng hỏi các câu na ná tương tự ( chẳng hiểu mấy thằng cha đó nghĩ gì )

                  --- lần sau có thằng thầy nào mà hỏi : Tại sao em chọn AT89C51 và mikroC thì trả lời luôn rằng : AT89C51 là đủ dùng rồi , ở VN bán đầy , rẻ thối ... dùng MikroC vì nó nhanh, mì ăn liền . Có cái đơn giản thế mà thầy cũng không biết lại còn hỏi thì thầy nên về tu luyện lại cái nghiệp vụ sư phạm của thầy đi !
                  bóng gió gì đó ?

                  Comment


                  • #10
                    dạo này bác Dương chém gió cũng nhiệt tình ghê thật
                    Vụ C8051Fxxx thế nào rồi bác.
                    Chắc lại chìm xuồng rồi chứ gì.

                    Comment


                    • #11
                      bạn ơi up lại links cho mình đc ko. thanks nhiều lắm :3

                      Comment


                      • #12
                        Bạn ơi, úp link lại được k bạn. link die rồi. Mình đang rất cần cái này . Cảm ơn bạn

                        Comment


                        • #13
                          trời chủ thớt bi deleted tài khoản mediafire từ đó mất tăm chắc bị anh Dương(bút danh queduong chém cho mấy trận)từ đó không thấy tăm hơi đâu nữa,mình lúc đó định down cái này về nhưng nghĩ không làm nên đã không down .mà cũng lạ chủ thớt này chuyên tạo cái topic khó rùi chuồn ko thấy có phản hồi từ lâu rùi

                          Comment


                          • #14
                            Link mới: GTMT

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi dtcn_112 Xem bài viết
                              trời chủ thớt bi deleted tài khoản mediafire từ đó mất tăm chắc bị anh Dương(bút danh queduong chém cho mấy trận)từ đó không thấy tăm hơi đâu nữa,mình lúc đó định down cái này về nhưng nghĩ không làm nên đã không down .mà cũng lạ chủ thớt này chuyên tạo cái topic khó rùi chuồn ko thấy có phản hồi từ lâu rùi
                              Tại có nhiều cái mình làm rất ngẫu hứng, nên không lưu lại, làm xong úp lên mediafire rùi xóa luôn!! Ổ cứng mình chỉ để lưu nhạc Đặng Lệ Quân và phim Châu Tinh Trì thôi he he.

                              Còn cái chuyện bị anh Dương chém cho mấy trận nên mất tăm thì không phải đâu!! Vì đây chỉ là diễn đàn ảnh chém hoài cũng chẳng trúng đâu mà sợ, bật mí cho các bạn một xíu nha: Mình rất mê tập kiếm (https://www.facebook.com/hcmkenyukai) nên có chém mấy mình cũng đỡ được thôi. Các bạn không biết thôi chứ "Chém rất dễ đỡ, đâm mới khó đỡ".

                              Chẳng là dạo này mình đang bận (gấu mà mùa đông phải đi ngủ, ngủ đêm nào cũng mơ toàn thấy Đặng Lệ Quân, Hỡi thế gian tình ái là chi.....hic hic), nên ít quan tâm tới vi điều khiển nữa. Các bài viết mình vẫn theo dõi đều đều bạn àh. Chỉ là cái nào mình thấy thuận tiện thì mình sẽ trả lời.
                              Last edited by dangemailbox; 15-12-2013, 09:29.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              dangemailbox Tìm hiểu thêm về dangemailbox

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X