Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp về 89c2051

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần giúp về 89c2051

    Mình biết chút ít về con 89c51 rồi.Nhưng mình thấy 89c51 này ko có chân ADC trực tiếp.
    Mình thấy hình như con 89c2051 nó có 2 chân nhận trực tiếp tín hiệu analog từ bên ngoài.
    Nếu thực sự thế thì con này cũng thuộc dạng đa năng ngon lành nhỉ.Vậy là tuyệt quá rồi.
    Nhưng khổ nổi là mình chưa biết lệnh của nó có khác con 8951 ko?Và để xử lý tín hiệu Analog thì phải làm như thế nào?
    Các anh chị cao thủ nào biết chỉ giúp mình với.
    Chúc may mắn,thành công!
    Thanks!

  • #2
    Con AT89c2051 là họ hàng nhà 8051, do đó dùng thoải mái các lệnh như đối với AT89c51.
    AT89C2051 có một bộ so sánh tín hiệu Analog, đó là chân P1.0 (đầu vào không đảo) và P1.1 (đầu vào đảo). Đầu ra của bộ so sánh chính là bít còn thiếu của PORT3, bạn có để ý thấy con chíp này không có chân P3.6 !! . Để ý nữa là PORT1, trừ P1.0 và P1.1 thì các chân còn lại đều có trở treo sẵn có bên trong.
    Hoạt động của nó tương tự như một o-amp : khi điện áp đưa vào P1.0 lớn hơn chân P1.1 thì đầu ra của nó (P3.6) bằng 1, hiện tượng ngược lại khi điện áp vào P1.0 nhỏ hơn P1.1.
    Để cho nó hoạt động, bạn chẳng phải thiết lập gì cả, chỉ cần đưa điện áp cân so sánh vào P1.0 và P1.1, rồi kiểm tra P3.6, thế là xong.

    Comment


    • #3
      Cảm ơn anh Mrcuong nhiều.
      Vậy là 2 chân đó không phải là chân chuyển đổi tín hiệu từ Analog sang Digital phải ko anh?

      Comment


      • #4
        Cái mà bạn hỏi đó là bộ so sánh điện áp (Analog compare) chứ không phải là bộ chuyển đổi tương tự sang số (ADC-Analog to digital converter). Tuy nhiên, khéo léo kết hợp phần cứng này với một sự hiểu biết kha khá về lập trình cũng như ADC, ta có thể biến bộ so sánh này thành một bộ ADC trên chíp.
        Sử dụng nó để làm một bộ so sánh ngoài thì mình cũng đã từng làm, đó là cái đồng hồ. Khi thường thì nó chạy điện cung cấp từ một cái xạc điện thoại, mất điện thì nó sử dụng quả pin xạc được gắn vào khi mình thiết kế mạch, tuy nhiên khi này nó chạy chế độ tiết kiệm điện nên mất điện cả tuần vẫn không sao, đồng hồ chạy vẫn đúng. Bộ so sánh làm nhiệm vụ nhận biết đã mất điện hay chưa.
        Sử dụng để nó có chức năng tương tự như ADC thì mình chưa làm. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây:
        Attached Files

        Comment


        • #5
          Cảm ơn anh Cường đã giúp đỡ nhiệt tình cho chủ đề này nhé.
          Những điều anh nói về con này mình thấy rất hữu ích.
          Mình thấy con 89c2051 này rất gọn đẹp và cũng có rất nhiều tính năng hay.
          Có lẽ sau này mình sẽ ưu tiên sử dụng nó nhiều hơn.hahaha...
          Chúc mọi người vui vẻ!

          Comment


          • #6
            Trong họ 8051, có lẽ mình thích nhất con AT89c2051 này, nhỏ gọn và cũng khá đầy đủ chức năng, giá lại mềm nhất trong các loại vi điều khiển.
            Mình đã làm một mạch đánh nhiễu bằng tia lửa điện và thử nghiệm trên cùng một chương trình, cùng điều kiện thì con AT89s52 và AT89c52 đều bị nhiễu loạn ,10 lần đánh nhiễu thì có tới 5-6 lần bị treo, với AT89c2051 thì hoàn toàn bình thường với tỷ lệ 1/ 10 lần bị treo.

            Comment


            • #7
              Cảm ơn anh Cương.Mình cũng đang bị quyến rũ bởi cái vẻ gọn đẹp của thằng 89c2051 này.Cứ ngồi nhìn thấy nó là khoái chí liền(nó nhỏ y hệt như các con IC khác).Còn chất lượng chống nhiễu thế nào thì để từ từ mình sẽ điều tra nó sau.haha
              Chúc mọi người cùng vui.

              Comment


              • #8
                Chào anh mrcuong!
                Mình chỉ đang định dùng thử con 89c2051 nên chưa có mạch nạp và file chủ.
                Anh có thể gửi lên đây cho mình và bà con xin sơ đồ mạch nạp và file chủ được ko nhỉ(Tự ráp cho tiết kiệm một tí).
                Lâu lâu có dịp xin luôn.Để lâu sẽ quên mất
                Gia đình 89 xin hậu tạ!

                Comment


                • #9
                  Nếu bạn có ý định tìm hiểu họ 89, và nhất là con AT89c2051, theo mình thì bạn nên đầu tư lấy một mạch nạp, ý mình nói là nên đi mua bởi làm mạch nạp cho họ 89 khá khó. Một mạch đa năng như thế có thể nạp chương trình cho hầu hết các họ 89, tất nhiên cũng có thể nạp cho các con AT89c1051, AT89c2051,AT89c4051 là những con 20 chân. Mạch nạp proload có giá khoảng 120-150k còn mạch nạp cho họ này qua cổng USB có giá cỡ 200K.
                  Nếu bạn muốn tự làm mạch nạp, chi phí có lẽ không nhỏ hơn là bao, lại tốn nhiều thời gian trong khi mục tiêu của ta là thiết kế các mạch ứng dụng cho VDK, tìm hiểu và lập trình cho nó, hãy dành thời gian đó để tìm hiểu và lập trình.

                  Comment


                  • #10
                    Anh Cuong nói cũng có lý.Nhưng khổ nổi là mình đã có một mạch nạp cho 89c51 rồi.Mua thêm nữa thì ngán quá.
                    Để từ từ mình mua sau vậy.
                    Chúc vui khỏe!

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi tc8051 Xem bài viết
                      Cảm ơn anh Mrcuong nhiều.
                      Vậy là 2 chân đó không phải là chân chuyển đổi tín hiệu từ Analog sang Digital phải ko anh?
                      Bạn có thể dùng 2 chân này để tạo thành một ADC tương đối chính xác, mình không có thời gian nên không thể vẽ sơ đồ ở đây.Nhưng bạn có thể hiểu cách làm là:điện áp biến đổi sẽ làm điện áp tham chiếu, đưa vào một chân.Chân còn lại bạn nối vào điểm nối của một tụ điện và điện trở.Tụ điện được nối xuống đất, điện trở có thể điều khiển đóng vào nguồn.Thời gian nạp điện của tụ điện đến khi bằng điện áp tham chiếu sẽ tỉ lệ thuận với điện áp này.Để có thể đạt được độ tuyến tính thì bạn có thể dùng nguồn dòng nạp cho tụ.
                      dientuvietnam.net

                      Comment


                      • #12
                        Nhưng để nhận được tín hiệu số thì chắc mình phải dùng đến IC giải mã ADC rồi anh nhỉ?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi tc8051 Xem bài viết
                          Nhưng để nhận được tín hiệu số thì chắc mình phải dùng đến IC giải mã ADC rồi anh nhỉ?
                          Dùng IC ADC thì còn j bàn hả em, nó đạt độ chính xác và tốc độ cao.Một số ứng dụng nào đó trong giới hạn cho phép thì có thể dùng theo cách của anh để đơn giản và tiết kiếm.
                          Các cách đều đưa ra tín hiệu số, chứ tương tự thì còn gọi j là "ADC"
                          dientuvietnam.net

                          Comment


                          • #14
                            anh ơi ! sao em mô phỏng trên proteus ko chạy được bộ so sánh nhỉ ?

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            tc8051 Tìm hiểu thêm về tc8051

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X