Thông báo

Collapse
No announcement yet.

8051 * 3 in 1: Đo nhiệt độ - Đồng hồ thời gian thực - Giao tiếp máy tính

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi koakoa_238 Xem bài viết
    Làm mạch 2 lớp không mắc lắm đâu, mình ở Hà Nội, nó còn tương đương với 1 lớp ấy chứ. Chúc bạn thành công nhé! ^-^
    Xong rồi cái LCD mình bị lỗi . Giờ và ngày tháng thì OK còn phần nhiệt độ thì ko biết nó chạy làm sao hết, mình chỉnh biến trở thì nó chạy đến 85 độ C. Phần ADC có cái CON8 để không đâu có nối vào chỗ nào hết phải ko? Bạn có thể hướng dẫn cụ thể cách giao tiếp với PC giúp mình nha.Cảm ơn nhiều

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi koakoa_238 Xem bài viết
      Làm mạch 2 lớp không mắc lắm đâu, mình ở Hà Nội, nó còn tương đương với 1 lớp ấy chứ. Chúc bạn thành công nhé! ^-^
      Bác Đức oi!!!sao link bác đưa ra ko dơn duoc jì hết
      Bác sent cho mình xin tron gói Mạch đo nhiệt độ và gt máy tính dc ko
      dc mail của mình nà:tdakvn@yahoo.com
      thank bác nha!!
      |

      Comment


      • #33
        Xin chào các bạn, sẵn đây mình xin các bạn chỉ giáo 1 tý về cái mạch real time clock của mình dùm, đây là sơ đồ mạch, mình dùng con 4022 để điều khiển các led.

        Mô phỏng thì chạy rất ok, nhưng khi làm ra mạch thực thì mình gặp phải 1 số vấn đề như sau :
        1. Khi nhấn nút reset thì các số giờ phút giây chạy random, phải nhấn reset nhiều lần thì mới chạy đúng hh:mm:ss trở lại.
        2. Khi ngắt nguồn, rồi cắm nguồn chạy lại thì lại bị tình trạng led mất 1 số nét, phải cài lại chương trình cho con 89c51 thì mới chạy lại bình thường nhưng lại bị tình trạng 1.
        Đồng hồ của mình chỉ hiển thị giờ phút giây, và điều chỉnh giờ phút.
        Mong các bạn giúp đỡ.

        Comment


        • #34
          mình không thể download được tài liệu. Xin koakoa_238 gửi cho minh theo địa chỉ mail:
          nguyennx@ymail.com. Nếu được thì cho mình xin thêm file lý thuyết được không bạn? ví mình đang học 8951, mình rất có hứng thú với đề tài của bạn. Thanks!

          Comment


          • #35
            Gửi bạn nxnguyen.
            Nếu bạn muốn hiểu bản chất đến từng bit, byte cua VĐK thì bạn nên dùng 8051, tuy code phức tạp. Cụ thể là AT89S52 (15k), vì mạch nạp đơn giản, khoảng 10k.
            Nếu bạn cần mạch nạp thì mình gửi cho.
            Nếu bạn muốn học nhanh VĐK đê viết ứng dụng thì bạn nên dùng AVR hoặc PIC (40k-50k,...).
            Với ứng dụng mình gửi các bạn thì dùng AVR AMEGA16 thì code chỉ vài trang thôi.
            anhduc

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi koakoa_238 Xem bài viết
              Gửi bạn nxnguyen.
              Nếu bạn muốn hiểu bản chất đến từng bit, byte cua VĐK thì bạn nên dùng 8051, tuy code phức tạp. Cụ thể là AT89S52 (15k), vì mạch nạp đơn giản, khoảng 10k.
              Nếu bạn cần mạch nạp thì mình gửi cho.
              Nếu bạn muốn học nhanh VĐK đê viết ứng dụng thì bạn nên dùng AVR hoặc PIC (40k-50k,...).
              Với ứng dụng mình gửi các bạn thì dùng AVR AMEGA16 thì code chỉ vài trang thôi.
              uhm, tụi AVR hỗ trỡ code sướng thiệt. Nhưng mình thì chỉ bít có mỗi asm và 8051 mà thôi (mình hay xài 89v51rb2). Dù sao viết bằng asm với 8051 giúp ta hiểu cách giao tiếp với ngoại vi hơn! Đang chuẩn bị làm cái mạch gồm ds1307+ds18b20+lcd 16x2. Mới test trên proteus, chừng nào làm xong mạch thì mình post lên cho xôm tụ!

              Comment


              • #37
                Sao bạn koakoa vẫn chưa up bài hướng dẫn cách sử dụng cho mình vậy? bạn giúp đỡ mình phần giao tiếp với. mình chưa biết cách sử dụng phần này. Cảm ơn bạn nhiều

                Comment


                • #38
                  uhm, tụi AVR hỗ trỡ code sướng thiệt. Nhưng mình thì chỉ bít có mỗi asm và 8051 mà thôi (mình hay xài 89v51rb2). Dù sao viết bằng asm với 8051 giúp ta hiểu cách giao tiếp với ngoại vi hơn!
                  - Mình nghĩ rằng tùy vào ứng dụng cụ thể mà mình chọn loại chíp cho phù hợp, còn đối với ngôn ngữ lập trình thì ban đầu mới tìm hiểu nên viết bằng asm để hiểu rõ hơn về cấu trúc của VĐK. Sau khi đã quen với nó, thì nên chuyển sang viết bằng C, bởi vì đối với asm bạn sẽ vô cùng vất vả trong việc thực hiện các phép toán nhiều byte trong khi với C thì thật là đơn giản. Ngoài ra khi bạn viết bằng C, việc chuyển sử dụng từ loại VDK này sang loại khác sẽ đơn giản hơn. Vì mỗi loại có một tập lệnh asm riêng nhưng C thì chỉ có một mà thôi.
                  For a better world

                  Comment


                  • #39
                    Giai đoạn cuối kỳ, mình hơi bận nên chưa viết bài nói về chút kinh nghiệm ít ỏi của mình về Giao tiếp 8051 với PC được. Mong bạn Mr_se7en thông cảm.

                    Ngày mình học về phần này, trước tiên, mình đọc 1 chuỗi bài viết rất kĩ về đề tài “Giao tiếp 8051 với PC” của anh Ngohaibac, phần Vẽ đồ thị của anh HoangLongU.
                    Nhưng ngày đó các anh không post code hoàn chỉnh lên, nay bạn có thể dựa vào tài liệu của 2 anh và code ASM & VB của mình để học dần dần.

                    Đầu tiên bạn viết 1 giao diện VB đơn giản thôi, để test truyền và nhận data giữa 8051 – PC.
                    Đi từ chương trình đơn giản, bạn sẽ thấy yêu thích vấn đề này hơn. Rồi bạn nghĩ, tất cả chỉ giới hạn bởi trí tưởng tượng của bạn thôi. ^_^.

                    Khi nào thi xong, nếu có thể giúp bạn nhiều hơn thì mình sẽ làm.
                    Chúc các bạn thành công!
                    From *LBF*
                    anhduc

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi koakoa_238 Xem bài viết
                      Giai đoạn cuối kỳ, mình hơi bận nên chưa viết bài nói về chút kinh nghiệm ít ỏi của mình về Giao tiếp 8051 với PC được. Mong bạn Mr_se7en thông cảm.

                      Ngày mình học về phần này, trước tiên, mình đọc 1 chuỗi bài viết rất kĩ về đề tài “Giao tiếp 8051 với PC” của anh Ngohaibac, phần Vẽ đồ thị của anh HoangLongU.
                      Nhưng ngày đó các anh không post code hoàn chỉnh lên, nay bạn có thể dựa vào tài liệu của 2 anh và code ASM & VB của mình để học dần dần.

                      Đầu tiên bạn viết 1 giao diện VB đơn giản thôi, để test truyền và nhận data giữa 8051 – PC.
                      Đi từ chương trình đơn giản, bạn sẽ thấy yêu thích vấn đề này hơn. Rồi bạn nghĩ, tất cả chỉ giới hạn bởi trí tưởng tượng của bạn thôi. ^_^.

                      Khi nào thi xong, nếu có thể giúp bạn nhiều hơn thì mình sẽ làm.
                      Chúc các bạn thành công!
                      From *LBF*
                      bạn koakoa ơi, có thể post lun ct VB đã nén thành file .e x e lun ko? up lên host nào đó cũng duoc!

                      Comment


                      • #41
                        Không hiểu sao phần nhiệt độ của mình vẫn chưa chạy. nó cứ nhảy lung tung ah. chán quá.... ở phần ADC có CON8 để không hay là kết nối vào đâu ko vậy koakoa ? Cn ic eprom 24c04 có ảnh hưởng gì đến phần nhiiejt độ ko vậy bạn? KHi nào thi xong bạn hãy giúp đỡ mình nha. Chúc bạn thi thật tốt...

                        Comment


                        • #42
                          cứu em với các anh ơi!!!!!!! đồng hồ thời gian thực ds1307

                          anh koakoa_238 ơi, giúp em với, em mới học vi xử lý, nhưng không hiểu rõ lắm, em đang làm đồng hồ hiển thị ngày tháng năm, giờ, đặt thờ gian báo thức, nhưng chua lam được,em hiển thị trên LCD, anh giúp em với!

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi Mr_se7en Xem bài viết
                            Không hiểu sao phần nhiệt độ của mình vẫn chưa chạy. nó cứ nhảy lung tung ah. chán quá.... ở phần ADC có CON8 để không hay là kết nối vào đâu ko vậy koakoa ? Cn ic eprom 24c04 có ảnh hưởng gì đến phần nhiiejt độ ko vậy bạn? KHi nào thi xong bạn hãy giúp đỡ mình nha. Chúc bạn thi thật tốt...
                            làm đo nhiệt độ với con lm35 mệt lém, nên làm với con ds18b20 cho nó gọn!

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi vodangks Xem bài viết
                              làm đo nhiệt độ với con lm35 mệt lém, nên làm với con ds18b20 cho nó gọn!
                              Hình như bạn cũng đang làm cái mạch này phải ko? Mình không biết con LM35 có dễ bị cháy không? Hôm bữa ráp lộn chân ko biết vì lý do đó mà nó không chạy phải ko? còn con ds18b20 mình chưa biết dùng, mình sẽ nghiên cứu sau. Con LM35 đang dúng không biết có vấn đề gi ko mà nó chạy 90doC thấy bực quá. Nếu bạn có làm thì chia sẻ kinh nghiệm với. Thanks

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi Mr_se7en Xem bài viết
                                Hình như bạn cũng đang làm cái mạch này phải ko? Mình không biết con LM35 có dễ bị cháy không? Hôm bữa ráp lộn chân ko biết vì lý do đó mà nó không chạy phải ko? còn con ds18b20 mình chưa biết dùng, mình sẽ nghiên cứu sau. Con LM35 đang dúng không biết có vấn đề gi ko mà nó chạy 90doC thấy bực quá. Nếu bạn có làm thì chia sẻ kinh nghiệm với. Thanks
                                Con lm35 mình ko biết nó có dễ cháy hay không. Có điều hồi trước có làm cái mạch dùng lm35 nhưng chán lắm, mạch thì cồng kềnh (thêm cái con adc 0804), tốn chân vxl. Mà chỗ áp chỉnh 2,28V thì rất khó chỉnh (mình xài đồng hồ VOM loại rẻ tiền mà), vì thế nhiệt độ đo ko chính xác.
                                Từ hồi chuyển sang con ds18b20 thì khỏe hẳn, con này chỉ có 3 chân, giao tiếp với vxl chỉ bằng 1 chân, nhiệt độ xuất ra là tín hiệu số nên ko cần ADC.
                                Độ chính xác thì ăn đứt con lm35. Giá của ds18b20 là 25k (mua ở nhật tảo), vẫn rẻ hơn nhiều so với lm35+adc0804!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                koakoa_238 Tìm hiểu thêm về koakoa_238

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X