Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin mọi người chỉ dẫn em ứng dụng của Timer và Ngắt của 8051

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin mọi người chỉ dẫn em ứng dụng của Timer và Ngắt của 8051

    Giáo trình trường em viết rất ít về 2 chân T0, T1 và INT0, INT1. Mọi người có thể chỉ em cách xài 2 chân này và ứng dụng của nó trong 1 mạch là như thế nào. Làm sao biết code mình viết khi nào xài tới Timer, khi nào xài tới ngắt. Em đang chuẩn bị làm đồ án nên rất mong được sự chỉ dẩn của mọi người.

  • #2
    Chà chà !!!
    Thế này thì khó hoàn thành đồ án được đây. Sơ sơ thế này nhé !
    T0 và T1 là 2 bộ định thời (Timer0 và Timer1), Thường ứng dụng để đếm thời gian có thể gây ngắt tương ứng là ngắt T0 và ngắt T1 nếu mình muốn (mình lập trình) khi nó đếm đến giá trị cực đại (Tràn Timer - OverFlow)
    INT0 và INT1 là 2 chân ngắt ngoài dùng để đếm sự kiện bên ngoài, ứng dụng khá nhiều. Điển hình là đếm sản phẩm, giao tiếp hồng ngoại... và cũng có các ngắt tương ứng là ngắt ngoài 0 và ngắt ngoài 1.

    Comment


    • #3
      Tôi nghĩ trang này là trình bày hay nhất về timer/counter. Các hình ảnh rất dễ hiểu. Trước đây tôi cũng lơ mơ về cái này, nhưng đọc xong tôi thấy vấn đề trở nên dễ dàng.

      http://www.mikroe.com/en/books/8051book/ch2/

      Comment


      • #4
        để em xem thu. Đang bước vào giai đoạn làm đồ án mà còn lơ mơ về Timer và Ngắt nhiều quá. Ai có tài liệu về LM35 ghép với ADC0804 không, cho e xin. Đọc datacheet của ADC0804 mà không biết cách xài chân Vref như thế nào.

        Comment


        • #5
          Vốn tiếng anh của e rất tệ, ai có file tiếng việt không

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi daince Xem bài viết
            để em xem thu. Đang bước vào giai đoạn làm đồ án mà còn lơ mơ về Timer và Ngắt nhiều quá. Ai có tài liệu về LM35 ghép với ADC0804 không, cho e xin. Đọc datacheet của ADC0804 mà không biết cách xài chân Vref như thế nào.
            Chân số 6 và chân số 7, đây là 2 đầu vào tương tự vi sai, trong đó Vin = Vin (+) – Vin (-).
            Thông thường Vin (-) được nối tới đất và Vin (+) được dùng làm đầu vào tương tự và sẽ được
            chuyển đổi về dạng số.

            Vref/2 (chân số 9) là điện áp tham chiếu. ADC0804 là loại 8 bit, do vậy nó sẽ chia mức điện áp từ 0V-->Vref thành 256 (2^8) phần bằng nhau
            Khi điện áp đầu vào bằng bao nhiêu, nó chỉ việc nhân với tỷ số Vref / 256 (kích thước bước)


            Vref/2 (V)...... Vin (V)............ Kích thước bước (mV)

            Hở................ 0 – 5 .................5/256 = 19.53
            2.0................ 0 – 4................. 4/256 = 15.62
            1.5 ................0 – 3................. 3/256 = 11.71
            1.28.............. 0 – 2.56...... 2.56/256 = 10
            1.0 ................0 – 2.................. 2/256 = 7.81
            0.5................ 0 – 1 ..................1/256 = 3.90



            Ví dụ: Giả sử tạo ra điện áp chuẩn 2V đưa vào chân Vref/2 (do đó Vref = 4V). Điện áp từ con LM35 đưa vào là 2V (một nửa của Vref) thì đầu ra của ADC0804 là giá trị 256 / 2 = 128(Nhị phân là 1000 0000)

            Nếu chân Vref /2 để trống (không nối đi đâu) thì Vref bằng Vcc (5V)

            Sử dụng LM35 thì bạn tra datasheet của nó. Tương ứng với nhiệt độ bao nhiêu độ thì điện áp ra là bấy nhiêu V
            Sau khi có bảng tương ứng đó, bạn đưa chân Vout của LM35 vào chân Vin của ADC0804.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi daince Xem bài viết
              Giáo trình trường em viết rất ít về 2 chân T0, T1 và INT0, INT1. Mọi người có thể chỉ em cách xài 2 chân này và ứng dụng của nó trong 1 mạch là như thế nào. Làm sao biết code mình viết khi nào xài tới Timer, khi nào xài tới ngắt. Em đang chuẩn bị làm đồ án nên rất mong được sự chỉ dẩn của mọi người.
              mình cũng gà lắm, nhưng cũng biết chút đỉnh nên gợi ý bạn chút xúi nha

              + về T0 và T1 : 2 cái này giống nhau về mọi thứ và hình thứ (nhưng cái cơ bản) nên mình nói 1 cái còn cài còn lại thì tưong tự chỉ khác số 0 và số 1 thui
              timer của 8051 được cấu thành và tạo ra nhờ các FF đếm, và nguồn xung clock cho các FF đựoc cung cấp từ 2 nguồn clcok đó là tần số thạch anh ngoài / 12 và clock tại chân T0 và việc chọn xung clock này đựoc thiết lập từ thanh ghi TMOD -- bit C/T0 tưong ứng với 0 và clock thạch anh, và =1 thì clock là tại T0. và chức năng của timer thì bạn cũng biết rùi đó, khi có 1 xung clock và thì thanh ghi TH0 và TL0 được tăng lên 1, tuỳ bạn chon chế độ timer 8 bit hay 16 bit (nếu 8 bit thì chỉ có TL0 đếm đến 255 và 16 bit thì nó đếm đến 65535) và khi thanh ghi đếm timer này đếm từ 255 (giả sử chon 8 bit) thì một cờ tràn TF0 được SETB lên 1, nếu bạn chon thêm chế độ ngắt timer thì chưong trình ngắt xảy ra tại địa chỉ ORG 0003H (nhớ là thế, check dùm) và thoát về lại chưong trình chính bằng RETI... bây giờ mình minh hoạ zậy nha, bạn cứ hiểu và cho thằng ngắt timer là tên OXin nhà bạn đi, và bạn đặt thời gian cho nó (chọn chế độ c/t=0) là 5h nấu cơm, lau nhà (việc nấu cơm và lau nhà thì bạn viết trong chuơng trình ngắt) thì đúng 5h là nó đi làm việc như bạn xai mà lúc 5h đó bạn không có mặt ở nhà cũng đựoc.

              sự khác nhau giữa C/T =0 hoặc bằng 1 là việc bạn kiểm soát được xung clock . Có nghĩa là: nếu bạn chon clock là thạch anh thì xung clock sẽ chạy mãi, tuần tự đều nhau (với điều kiện đã khởi động timer TR0=1) mà bạn không có cách nào kiểm soát đựoc xung clock này (vd như cho tần số giảm dần, hay nhanh lên.v.v.v). còn thằng T0 thì có thể kiểm soát được điều này

              còn với trường hợp không ngắt thì tới thời gian 5 h , bạn (main ) thì phải lun kiểm soát đúng thời gian hay chưa có nghĩa là bạn lun lun phải nhìn đồng hồ liên tục để biết tới đúng 5h hay chưa để chạy về nấu cơm, lau nhà cho minh ... OK
              với kiến thức gà lắm của mình thì chỉ giải thích đựoc thế thui .. mong thông cảm

              Comment


              • #8
                Giúp em với!

                Tìm hiểu chế độ ngắt phần mềm và thực hiện công việc sau:
                Sử dụng LED bảy đoạn để hiển thị, mỗi lần thực hiện chế độ exception thì thay đổi giá trị hiển thị, 0,1,2,3…9, các chế độ hiển thị khác nhau.


                Giúp giùm em phần này đi mấy anh, chị em ơi.

                Comment


                • #9
                  Mấy bác cho e hỏi. VD e dùng timer để đếm thời gian (đồng hồ số chẳng hạn).dùng ngắt để diều khiển ứng dụng khác. Timer và ngắt này không liên quan gì tới nhau hết. E mô phỏng thì chạy được 5s bị stop thời gian cũng bị đếm sai luôn. Bác nào biết giải thích giùm e với

                  Comment


                  • #10
                    bởi vì 1 điều rất đơn giản là trong cái timer để đếm time nó còn phải thực hiện các câu lệnh chứa trong nó, còn có sự cạnh tranh giữa các ngắt, khá nhiều vấn đề liên quan, do đó nếu làm đồng hồ số thì người ta thường có 1 ic đếm giờ riêng biệt, và vdk chỉ làm nv là đọc giờ từ nó ra, vì vậy sẽ ko có bị ảnh hưởng của các yếu tố đó
                    Website chính thức đổi địa chỉ website thành
                    Mời các bạn ghé thăm !!!

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    daince Tìm hiểu thêm về daince

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X