Các bác làm điện tử công suất hay bất cứ lĩnh vực gì liên quan đến cuộn dây mà không hoặc chưa mua đồng hồ đo điện cảm thì phải nói là rất khó khăn vì chỉ có nước mò mẫm. Giá cái đồng hồ đo điện cảm này thật sự là không rẻ tí nào với các anh em sinh viên hay những người nghiệp dư . Mình vừa nhờ chàng google tìm ra mạch đo LC sử dụng 89C2051 bằng tiếng Czech, http://hw.cz/constrc/lc_metr/. Các bạn chịu khó dùng google chuyển qua tiếng Anh rồi đọc. Mình đã làm theo và sửa lại một ít , đã thành công mỹ mãn. Điểm đặc biệt của mạch này là nó chỉ dựa vào một Cref=1005pF để canh chuẩn nên dễ làm hơn so với các mạch khác. Các file source code đều có sẳn, nếu bạn thích thì có thể sửa lại cho vui, giải thuật của nó cũng khá thú vị. Mình ráp mạch xong , cho tất cả vào vỏ cục boost tín hiệu TV, mai mình sẽ chụp ảnh và post lên . Mạch này dùng phương pháp cộng hưởng LC để đo, giá trị đo chính xác đến 10nH. Với tớ một người chỉ cần độ chính xác đến 1uH thì quá tuyệt vời rồi. Các bác còn chờ gì mà không làm lấy một mạch đo LC cho dzui nào. Các thắc mắc tớ sẳn lòng giải đáp trên cơ sở kinh nghiệm của tớ.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
mạch đo LC dùng 89C2051
Collapse
X
-
Tớ dùng nó để đo lung tung các BAX và cuộn dây, rất vui cuộn 22uH(R=4ohm) đo thành 24.2uH, cuộn 4.7(R=1Ohm)uH đo thành 4.8uH. Mạch có nhược điểm là nếu điện trở của cuộn dây hay BAX cần đo càng lớn thì sai số sẽ càng lớn. Tuy nhiên với các bác làm việc với BAX thì có lẻ mạch này tương đối thích hợp vì ít khi điện trở cuộn dây của BAX lại lớn. Nếu không tìn ra LM311 các bác có thể dùng tạm LM393 ( 2 con Comparator ) nhưng phải tăng cuộn L lên để tần số lúc canh chuẩn khoảng 100KHz, vì LM393 có tần số làm việc thấp hơn, mạch tớ làm với LM311 lúc canh chuẩn tần số là 334KHz.Last edited by HoaNang; 29-07-2010, 21:51.
Comment
-
Cái này tớ cũng làm rồi, cả bản có sẵn dùng PIC16F628A, cả bản tự làm bằng PIC16F785 (nguyên lý mạch dao động vẫn thế, chỉ có cái là dùng so sánh điện áp trong chip). Mạch khó dao động với tụ lớn, cuộn cảm nhỏ, thế mới cay chứ. Chưa rõ nguyên nhân là do layout, do tụ và cảm mình dùng cho mạch dao động (tụ xanh và cuộn cảm đầu sư), hay vì lý do nào khác. Mình đang thử làm một cái khác với đường hồi tiếp là nguồn dòng (thay vì hồi tiếp qua trở 100k), mạch không còn đơn giản nữa, nhưng để xem thế nào.
Anh em nào làm mạch này rồi thì phản ánh lại cho mọi người cùng biết.
Bạn HoaNang sửa lại chỗ mấy switch rất hay, vứt luôn cái relay trong mạch gốc (tớ cũng làm thế ).
Đo cuộn cảm cho nguồn xung mà dùng tần số cao thì không tốt, vì thường dải tần số của nó từ 20kHz đến 150kHz, các cuộn cảm/ biến áp tốt có tần số cao hơn thì tớ không nói (mà cũng cóc mua được ở VN). Theo tớ nên để tần số dao động tối đa (chỉ có L1, C1) khoảng 50kHz. Nếu các bạn thấy vấn đề ở độ nhạy với sai số tớ sẽ hỗ trợ giải thuật để đếm tần số chính xác, nói chung là ở mức tốc độ hoạt động của chip.
Comment
-
Nguyên văn bởi HoaNang Xem bài viếtTớ dùng nó để đo lung tung các BAX và cuộn dây, rất vui cuộn 22uH(R=4ohm) đo thành 24.2uH, cuộn 4.7(R=1Ohm)uH đo thành 4.8uH. Mạch có nhược điểm là nếu điện trở của cuộn dây hay BAX cần đo càng lớn thì sai số sẽ càng lớn. Tuy nhiên với các bác làm việc với BAX thì có lẻ mạch này tương đối thích hợp vì ít khi điện trở cuộn dây của BAX lại lớn. Nếu không tìn ra LM311 các bác có thể dùng tạm LM393 ( 2 con Comparator ) nhưng phải tăng cuộn L lên để tần số lúc canh chuẩn khoảng 100KHz, vì LM393 có tần số làm việc thấp hơn, mạch tớ làm với LM311 lúc canh chuẩn tần số là 334KHz.
Comment
-
Đây là ảnh chụp mạch LC trong vỏ hộp boost TV khi đang đo cuộn cảm 100uH -10% ( mua ở TME ). . Ảnh hơi mờ do chụp bằng điện thoại các bác thông cảm. Mạch này có 2 chức năng đo điện cảm L và điện dung C. Nếu bạn chỉ muốn đo điện cảm L thì có thể bỏ bớt các switch đi cho gọn. LM741 là OPAMP còn LM311 là Comparator hở cực thu nên thay vào chưa chắc được, nếu bí quá có thể dùng LM393 nhưng phải giảm tần số dao động xuống dưới 120KHz.
To Knownmore:
Tớ dùng mạch đo LC bằng 89c2051 vì nói thật tớ chưa sờ PIC bao giờ , còn họ 89xx thì đã làm bét nhè. Nếu mạch không dao động thì bạn tăng tụ ở ngõ vào con LM311 ( đổi tụ 10-22uF thành tụ 100uF/16v ) vì trên mạch gốc họ dùng tụ tantan còn mình không có, đành dùng tụ nhôm có đáp ứng tần số cao kém hơn tụ tantan rất nhiều. Nếu tốt hơn nữa bạn dùng một tụ gốm 0.1uF mắc song song vào các tụ trên thử xem. Các BAX thật ra là điện cảm L sẽ thay đổi ít hay nhiều tùy theo điều kiện làm việc và bản chất của lõi, nhưng dù sao bạn biết được giá trị L của nó cũng tốt hơn là mò mẫm làm mà không biết được giá trị L. Chúc dzui
Comment
-
Lm311
Haha. Hôm trước mình tìm mua con DM311 thay cho bo nguồn đầu DVD nhưng ko có mà tìm thấy con LM311 đem về thì ko phải như DM311 nên ko thay đc đành vứt đó ko biết làm gì. H có mạch này dùng đến con LM311 này thì mắc chi ko làm thử
À, mà ai biết đâu có bán con DM311 ko chỉ tôi mua với. Về sửa lại cái đầu DVD
Comment
-
to ngoccdt:
có phải DM311 là con nguồn trên đầu máy không, nếu đúng thế thì bạn phải gọi đủ là FSDM311
to cdtk5 :
Bạn dùng chương trình soạn thảo nào đó notepad chẳng hạn sửa lại dòng $mod2051 thành $mod51 thử xem. Đây file hex đâyAttached FilesLast edited by HoaNang; 30-07-2010, 11:05.
Comment
-
Mạch dùng PIC đã biết từ lâu_Do chưa có thời gian mua m PIC này nên thôi. Sơ đồ dùng PIC đơn giản hơn nhiều và có lẽ độ chính xác cũng hơn nhiều nhiều.Nhưng khổ nỗi PIC đắt hơn AT89C2051.
Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505
Comment
-
Về nguyên lý mạch dùng PIC & mạch dùng 89C51 giống hệt nhau, muốn đơn giản hơn thì thiết kế lại. Trừ một số PIC tích hợp Comparator thì còn lại nếu dùng mạch rời nguyên lý phần cứng là giống nhau. Mạch dùng 89C2051 thì mình có thể can thiệp vì mình rành họ 89xxx do quen dùng. Cái quan trọng nhất là là mạch này dùng giá trị Cref=1005pF để chuẩn cho cả 02 cách đo L & C do đó sẽ đơn giản hơn khi bạn không có trong tay các cuộn cảm chuẩn.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi nhathung1101Lão hôm nay uốn mấy lọ? Làm tôi đọc bài của lão toát cả mồ hôi, mãi khi nhìn sơ đồ mới hiểu....
Aiza... Lão lại đi về thời 0.4 rồi! Giờ cảm biến và trợ lý và thiết bị có đầy...
Tôi về đến Pháp Vân, gọi...-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 23:30 -
-
bởi nguyendinhvanĐa số các đồ điện là cứ có điện là sẽ hoạt động.
Nhưng ngày nay, nhiều thiết bị điện có điều khiển không tự hoạt động khi có điện nguồn. Máy chỉ ở chế độ stanby, tới khi người sử dụng nhấn phím power.
Ví dụ...-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 21:02 -
-
bởi nhathung1101Muốn đặt gì thì cũng phải có thông tin cơ bản. Việc nhỏ thế này mà phải dấu giếm thì người lớn không thèm làm đâu.
Cho bạn 3 ngày, không là sẽ xóa.-
Channel: Đặt hàng
22-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nhathung1101Schmit Trigger là chuẩn với điều kiện rise > 0,8V.
Bí thì dùng vi với tích gì đó, miễn đừng nói phân kẻo chó ở đây lại sủa nhặng.-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
22-12-2024, 21:57 -
-
bởi trungautMình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
-
Channel: Đặt hàng
22-12-2024, 14:27 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi tuyennhanCách ly dây điện vào , bộ nguồn và đèn khỏi khung xe thì có rò thật cũng không lo bị giật .
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-12-2024, 08:56 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi thetungBạn cho qua cái Tờ ri gơ Sờ mít ấy ......
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
16-12-2024, 11:26 -
Comment