Thông báo

Collapse
No announcement yet.

GiẢi phÁp cho dÒng, Áp cho led 7 ĐoẠn lỚn.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • GiẢi phÁp cho dÒng, Áp cho led 7 ĐoẠn lỚn.

    Chào các bạn
    Mình đã lắp xong mạch đồng hồ số và đồng hồ dùng RTC với led 7 đoạn bình thường.
    Giờ mình muốn dùng led đơn kết hợp 140con để tạo thành 1 led 7 đoạn. Mỗi đoạn 20 con led đơn.
    Mình không biết cách để tăng dòng và áp sao nữa.
    Các bạn cho mình ý kiến nhé. Dùng thêm con gì nữa?
    Last edited by moihocvxl; 04-08-2010, 17:34.

  • #2
    diễn đàn dạo này nghỉ hè rồi hay là kiến thức nghèo nàn wa mà hỏi hoài không thấy ai trả lời.

    Comment


    • #3
      Hi bạn,

      1. Chưa trả lời, không có nghĩa là kiến thức nghèo nàn --> không nên đánh giá diễn đàn này như vậy, vì tôi nhận thấy đây là diễn đàn mạnh nhất, sôi nổi nhất về lĩnh vực điện-điện tử ở VN.

      2. Trường hợp bạn mắc 20 LED với nhau để tạo thành LED 7 đoạn siêu lớn, phải xem xét cách bạn kết nối các LED lại như thế nào.

      Nếu mắc 20 LED nối tiếp với nhau, bạn phải tìm sụt áp trên mỗi LED là bao nhiêu (cái này thì check trang này : http://www.kpsec.freeuk.com/components/led.htm). Ví dụ bạn dùng LED đỏ --> sụt áp mỗi LED Vfl = 1.7 V --> 20 LED nối tiếp nhau --> V20l = Vfl * 20 = 1.7 * 20 = 34V.
      Dòng qua mỗi LED thường chọn là 15mA.
      ==> Vậy dòng tối thiểu để nuôi 1 đoạn của LED "siêu lớn" là 15mA, áp tối thiểu 1 đoạn là 34V. Vậy dòng nuôi cho tổng cộng 7 đoạn LED sẽ là 15mA * 7 = 105 mA.

      ==> Do đó, bạn phải chọn nguồn có áp ra tối thiểu là 34V, dòng tối thiểu 105mA. Nếu nguồn nuôi có áp ra >34V thì bạn phải đấu điện trở nối tiếp với cụm các LED của bạn (thực tế rất khó tìm nguồn nuôi có áp ra như mong muốn của bạn, trường hợp đó phải thay đổi cách đấu các LED hoặc thêm trở hạn dòng trong trường hợp Vnguồn > Vfleds).

      R = (Vnguồn - Vleds) / Ifleds <==> R = (Vnguồn - 34) / 0.105
      Pr = (Vnguồn - Vleds) * Ifleds <==> Pr = (Vnguồn - 34) / 0.105
      Trong đó :
      Ifleds : dòng qua tất cả các LED đơn.
      R : giá trị điện trở.
      Pr : công suất điện trở.
      Vleds : sụt áp qua cụm 20 LEDs.
      Vnguồn : áp ra của nguồn.

      Với mỗi cụm 20 LED nối tiếp, bạn dành cho nó 1 điện trở nối tiếp với chúng, 7 cụm, 7 điện trở. Không nên dùng 1 điện trở nối tiếp cho 7 cụm LED (bạn tự tìm hiểu lý do nhe).

      - Để tính toán dòng, áp cho các mạch LED, bạn tìm hiểu lại các kiến thức về cách tính toán dòng và áp trong mạch gồm các điện trở đấu song song, đấu nối tiếp (kiến thức lớp 9), định luật Ohm, các giá trị áp rơi của từng loại LED (đỏ, xanh, vàng...). Tham khảo trang này http://www.kpsec.freeuk.com/components/led.htm là khá đầy đủ.

      Thân ái,
      foxman,
      Email :
      Website :
      Blog :
      HP: 0909536696 (Vi)

      Comment


      • #4
        1 đoạn 20 con led đơn thì chia ra..mỗi cụm 4 led nối tiếp với 1 con trở sau đó mắc songg song 5 cum lai là được...vậy thì có thể sử dụng nguồn 12v thôi.

        Comment


        • #5
          Cảm ơn các bạn đã chỉ giáo.
          Mình kết nối thế này nhé: các đoạn led 7 đoạn mình nối với ngõ ra của 74247 (tích cực mức 0), Led dùng Anot kêt nối song song, vì vậy mình dùng nguồn 5V, dòng thì cao khoảng 5A. Khi cho mạch chạy thì IC nóng (Chắc do dòng cao quá)
          Các bạn xem file này nhé.
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Chào bạn,

            IC nóng nhưng vẫn hoạt động bình thường thì là do dòng qua nó cao --> tổn hao công suất trên IC lớn --> sinh nhiệt.
            Dòng ngõ ra mỗi pin của IC 74247 chỉ tối đa 24mA, trong trường hợp này, nếu bạn kích LED không qua trở hạn dòng và kích liên tục, chắc chắn sẽ sinh nhiệt vì lúc này, nội trở của IC đóng vai trò là trở hạn dòng cho LED. Bạn thử dùng ULN2803 thử xem nhe.

            Thân ái,
            foxman
            Email :
            Website :
            Blog :
            HP: 0909536696 (Vi)

            Comment


            • #7
              cảm ơn các bạn nhju nhé.
              Để mjnh làm lại xem thế nào rồi mjnh hỏi tiếp.

              Comment


              • #8
                bạn có thể cho mình xin code của mạch đó được không,....mail của mình'thanhancu1982@yahoo.com.vn",thanks bạn nhiều.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi foxman Xem bài viết
                  Hi bạn,

                  1. Chưa trả lời, không có nghĩa là kiến thức nghèo nàn --> không nên đánh giá diễn đàn này như vậy, vì tôi nhận thấy đây là diễn đàn mạnh nhất, sôi nổi nhất về lĩnh vực điện-điện tử ở VN.

                  2. Trường hợp bạn mắc 20 LED với nhau để tạo thành LED 7 đoạn siêu lớn, phải xem xét cách bạn kết nối các LED lại như thế nào.

                  Nếu mắc 20 LED nối tiếp với nhau, bạn phải tìm sụt áp trên mỗi LED là bao nhiêu (cái này thì check trang này : Light Emitting Diodes (LEDs)). Ví dụ bạn dùng LED đỏ --> sụt áp mỗi LED Vfl = 1.7 V --> 20 LED nối tiếp nhau --> V20l = Vfl * 20 = 1.7 * 20 = 34V.
                  Dòng qua mỗi LED thường chọn là 15mA.
                  ==> Vậy dòng tối thiểu để nuôi 1 đoạn của LED "siêu lớn" là 15mA, áp tối thiểu 1 đoạn là 34V. Vậy dòng nuôi cho tổng cộng 7 đoạn LED sẽ là 15mA * 7 = 105 mA.

                  ==> Do đó, bạn phải chọn nguồn có áp ra tối thiểu là 34V, dòng tối thiểu 105mA. Nếu nguồn nuôi có áp ra >34V thì bạn phải đấu điện trở nối tiếp với cụm các LED của bạn (thực tế rất khó tìm nguồn nuôi có áp ra như mong muốn của bạn, trường hợp đó phải thay đổi cách đấu các LED hoặc thêm trở hạn dòng trong trường hợp Vnguồn > Vfleds).

                  R = (Vnguồn - Vleds) / Ifleds <==> R = (Vnguồn - 34) / 0.105
                  Pr = (Vnguồn - Vleds) * Ifleds <==> Pr = (Vnguồn - 34) / 0.105
                  Trong đó :
                  Ifleds : dòng qua tất cả các LED đơn.
                  R : giá trị điện trở.
                  Pr : công suất điện trở.
                  Vleds : sụt áp qua cụm 20 LEDs.
                  Vnguồn : áp ra của nguồn.

                  Với mỗi cụm 20 LED nối tiếp, bạn dành cho nó 1 điện trở nối tiếp với chúng, 7 cụm, 7 điện trở. Không nên dùng 1 điện trở nối tiếp cho 7 cụm LED (bạn tự tìm hiểu lý do nhe).

                  - Để tính toán dòng, áp cho các mạch LED, bạn tìm hiểu lại các kiến thức về cách tính toán dòng và áp trong mạch gồm các điện trở đấu song song, đấu nối tiếp (kiến thức lớp 9), định luật Ohm, các giá trị áp rơi của từng loại LED (đỏ, xanh, vàng...). Tham khảo trang này Light Emitting Diodes (LEDs) là khá đầy đủ.

                  Thân ái,
                  foxman,
                  nhiệt liệt ủng hộ bài viết của bạn foxman...o đây ko nên dùng dòng 5A vì IC sẽ sinh công nhiều->nóng->nhanh die..với lại bạn kiếm đc cái biến áp ra dòng 5A cũng tốn kém lắm

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  moihocvxl Tìm hiểu thêm về moihocvxl

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X