Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp Về Cảm Biến Nhiệt Điện Trở "PTC" Giao Tiếp 8051

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp Về Cảm Biến Nhiệt Điện Trở "PTC" Giao Tiếp 8051

    Ai biết về cảm biến nhiệt điện trở "PTC" chỉ giáo tí!!!
    Mình đang làm con này mà chưa hiểu nó gì hêt!!!
    Ai có mạch mô phỏng trên "proteus"!!chỉ giáo nhá!!thank

  • #2
    Một số chi tiết mình tìm được như sau:

    Nhiệt điện trở Thermistor:
    Đặc điểm của Thermistor là điện trở của nó biến đổi rất lớn theo nhiệt độ. Thermistor được chế tạo từ hỗn hợp các oxit kim loại Mangan, Nickel, Cobalt hoặc hỗn hợp tinh thể Mn〖Al〗_2 O,〖Zn〗_2 TiO_4.
    Nhiệt kế Thermistor được chế tạo bằng cách ép định hình, sau đó nung nóng đến 100°C trong môi trường oxy hóa.Việc chọn tỷ lệ hỗn hợp các oxyt hoặc hỗn hợp tinh thể và môi trường nung giữ vai trò quan trọng, quyết định chất lượng của Thermistor.
    Trong những năm gần đây, các nhiệt kế Thermistor được sử dụng nhiều vì nó có ưu điểm: độ nhạy cao, đặc tính nhiệt ổn định, kích thước nhỏ, hình dáng thay đổi dễ dàng khi chế tạo.
    Nhiệt điện trở bán dẫn chia làm hai loại:
    Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt dương PT (Positive Thermistor) làm việc trên nguyên tắc: khi nhiệt độ tăng thì R tăng, loại này cấu tạo từ một trong những hợp chất sau: Ceramic, Sắt, Titan, Bari . Quan hệ giữa điện trở và nhiệt độ của loại này:
    R_T=R_0 (1+AT+BT^2+CT^3 )
    Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt âm NT (Negative Thermistor) làm việc trên nguyên tắc khi nhiệt độ tăng thì R giảm. Thành phần chính của loại này là bột oxyt kim loại Mn, Fe, Ni hoặc các hỗn hợp tinh thể Aluminate Mn (Mn〖Al〗_2 O), Titanate kẽm 〖(Zn〗_2 TiO_4). Loại này thông dụng nhất, điện trở giảm theo nhiệt độ khoảng -3%→-6%°C theo quan hệ:
    R_T=R_0 e^β(1/T-1/T_0 )
    Trong đó R_T và R_0 là điện trở ở nhiệt độ T và T_0
    β hằng số khoảng từ 3000 ÷ 5000 tùy cách chế tạo.
    Thermistor thường dùng cho khoảng nhiệt độ 50°C đến 150°C. Do tính chất phi tuyến của nó, người ta không dùng Thermistor để đo nhiệt độ mà dùng trong mạch cảnh báo quá nhiệt hay mạch bù nhiệt.

    Hằng số nhiệt độ: α=(dR⁄dT)/R_T

    Độ nhạy của cảm biến nhiệt: s=∆R/∆T=αR_T (Ω/°C)
    PTC: α=(3.9×〖10〗^(-3))/(°C)

    NTC: α=(5.2×〖10〗^(-2))/(°C)
    Khi nhiệt độ càng giảm thì độ nhạy càng tăng, đó cũng là ưu điểm của Thermistor.
    Phạm vi sử dụng Thermistor từ 100°C đến 400°C. Vì là Chất bán dẫn nên khi sử dụng ở nhiệt độ cao hơn 200°C thì Thermistor phải có bọc chất liệu nhiệt.

    !!hix nhưng tìm mô phỏng của nó pó tay ah!!!

    Comment

    Về tác giả

    Collapse

    lamvanlely Tìm hiểu thêm về lamvanlely

    Bài viết mới nhất

    Collapse

    Đang tải...
    X