Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Câu hỏi về công nghệ TV 3D

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu hỏi về công nghệ TV 3D

    Không biết đặt đúng box không, không đúng thì các bác bỏ qua cho.
    Thấy công nghệ tivi 3D đang chào đời, nên cũng muốn tìm hiểu qua cho biết. Mong mọi người góp chút ý kiến.

    + Hồi học vật lý thì chỉ biết cái cốt lỗi của nó là dùng 2 máy quay để quay cùng 1 cảnh, khi phát thì cũng dùng 2 máy phát phát lên cùng 1 màn ảnh. Khi xem bằng mắt thường thì sẽ thấy ảnh bị nhòe, phải đeo kính chuyên dụng, 1 bên lọc ngang, 1 bên dọc thì mới xem được hiệu ứng 3D. Mình nhớ sơ sơ là vậy, vì học lâu rùi.

    + Vừa rồi có đi xem Avatar 3D. Trong phòng chỉ có 1 máy phát duy nhất thôi, mình thấy hơi lạ. Có 1 cảnh trong film có (tấm ảnh dán trên tủ lạnh). Khi xem thì lại thấy tấm ảnh này 3D luôn, nhưng trên thực tế thì là 2D. Vậy làm sao lại có chuyện này xảy ra? Ví dụ như 1 tấm hình bình thường dán trên 1 góc tủ, nó chỉ là hình 2D, nhưng khi xem trong phim lại thấy 3D, khó hiểu,?

    + Trước đây, trong cuốn mạch điện lý thú có hướng dẫn biến TV đang xem ở nhà thành TV 3D, bằng 1 mạch điện trong sách, mục đích chính của mạch điện đó là tạo thời gian trễ giữa 2 hình ảnh liên tiếp, để người xem có cảm nhận 3D. Dĩ nhiên là kiến thức hok nhiều nên hok dám thử với cái TV duy nhất trong nhà.

    + Thấy cả hiệu ứng 3D khi xem trên màn hình LCD hoặc CRT thông thường. Mình có tìm vài đoạn clip trên Youtube về tivi 3D của Philips. Không biết là các hình ảnh đó có được xử lý để người xem có thể hình dung được khung cảnh 3D hay không. Vì xem vài đoạn clip trên đó thấy nó rất thật. Vậy thêm 1 câu hỏi, khi tivi của mình đang chiếu hình của 1 tivi 3D, thì có thể trong thấy cảnh 3D không.?

    Đây là các đoạn clip trên YouTube mà mình đã xem, không biết là thật hay hiệu ứng tâm lý nưã.
    Code:
    http://www.youtube.com/watch?v=Qon4S7Akqlo
    
    http://www.youtube.com/watch?v=h3tEdVaGkFA&feature=related
    
    http://www.youtube.com/watch?v=2N3QFBGvq-c&feature=related
    Last edited by TheHouse; 03-02-2010, 10:16.

  • #2
    Mấy cái mạch điện hỗ trợ 3D chỉ có tác dụng khi nguồn phát không 3D khi đó mạch nó mới ngồi phân tích xử lý hình ảnh để tái tạo lại 3D bằng cách tách màu.

    Còn màn hình thường hay như trong rạp phim bạn xem Avarta thì do phim đã được làm sẵn với hiệu ứng 3D nên chỉ khi xem chỉ cần đeo kính là đủ. Vì TV hay máy chiếu trong rạp nó chỉ cần biết chổ nào nào hiện màu gì chứ nó có xử lý gì đâu mà cần mạch điện.

    Không biết trả lời có đúng k nữa. nếu sai thì bỏ qua dùm ha. keke

    Comment


    • #3
      Bác cho em hỏi tivi 3D làm sao nó cho ra hình 3D dc ( ý em nói là nguồn phát ) . nếu như có nguồn 3D thì chỉ cần TV thường cũng đủ xem mà.

      Comment


      • #4
        cac anh pro oi!co ai co yai lieu ve 3d tivi khong cho em xin nhe.
        em cam on nhieu

        Comment


        • #5
          Các cậu viết bài toàn dạng nửa mùa .
          Trước tiên các cậu tìm hiểu về tính chất thị giác của con người cái đã để hiểu được cơ cấu của truyền hình 3D .
          Sinh vật cấp cao nói chung đều có hai mắt . Hai mắt được bố trí theo hàng ngang ở một khoảng cách nhất định .
          Khi quan sát một vật thể , thì hình ảnh của hai mắt sẽ nhận được sẽ không giống nhau .
          Căn cứ vào nội dung hai hình ảnh thu nhận được , bộ não sẽ phân tích được khoảng cách của các vật thể trong cảnh vật
          Attached Files
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #6
            Khi khoảng cách của hai mắt càng xa nhau thì người ta càng có khả năng xác định dược khoảng cách của các vật thể trong không gian tốt hơn .
            Trong quân sự , để xcs định khoảng cách được tốt hơn bằng ống nhòm . Người ta chế tạo các ống nhòm quân sự có khoảng cách giữa hai thấu kính rộng hơn khoảng cách của hai mắt người .
            Ngược lại ống nhòm sân khấu có thì khoảng cách giữa hai thấu kính hẹp hơn hai mắt người . Người ta làm như vậy để giảm bớp khả năng người dùng cảm nhận được chiều sâu những vật thể trên sân khấu .

            Để xác đinh được khoảng cách các vật thể trong không gian hoặc độ " nổi " của các vật thể . Thì hai mắt phải nhận được hai hình ảnh khác nhau nhưng có nội dung logic .
            Attached Files
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #7
              Để tạo được độ "nổi " trên màn hình hay truyền hình 3D thì người ta phải tạo được hai hình ảnh khác nhau có logic trong hai mắt người . Các công nghệ có thể rất khác nhau nhưng nguyên tắc đều chung làm một
              Vậy các chú đã hiểu được các nguyên tắc và phương pháp của truyền hình thông thường hay chưa ? Cái Tivi khác với cái Monito như thế nào ? hay màn hình LCD có hạn chế gì so với màn hình CRT ? Hay màn hình CRT hạn chế già so với màn hình Project .....
              Nếu các cậu không nắm được những kỹ thuật về các máy đó thì khỏi phải bàn về 3D hay 4D cho mất thời gian .
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                Khi khoảng cách của hai mắt càng xa nhau thì người ta càng có khả năng xác định dược khoảng cách của các vật thể trong không gian tốt hơn .
                Trong quân sự , để xcs định khoảng cách được tốt hơn bằng ống nhòm . Người ta chế tạo các ống nhòm quân sự có khoảng cách giữa hai thấu kính rộng hơn khoảng cách của hai mắt người .
                Ngược lại ống nhòm sân khấu có thì khoảng cách giữa hai thấu kính hẹp hơn hai mắt người .
                Người ta làm như vậy để giảm bớp khả năng người dùng cảm nhận được chiều sâu những vật thể trên sân khấu .

                Để xác đinh được khoảng cách các vật thể trong không gian hoặc độ " nổi " của các vật thể . Thì hai mắt phải nhận được hai hình ảnh khác nhau nhưng có nội dung logic .
                Cám ơn sự phân tích của bác Vân. Song, có vài điều PT còn thắc mắc. Lý do gì phải ngăn cản người xem cảm nhận chiều sâu trên sân khấu? Cái kính mà bác đưa ra gọi là ống nhòm sân khấu ấy, không dùng để xem biểu diễn trên sân khấu được đâu. Vì nó có độ phóng đại quá lớn để dùng trong sân khấu. Dùng nó để soi nốt ruồi thì được. Có lần PT mang 1 cái kính dạng đó lên tầng 3 Nhà hát lớn, không dùng được. Kính đó thuộc hàng ống nhòm du lịch.

                Còn cái ý bên trên, thì PT lại có nhận định khác. Ống nhòm QS cần có độ khuyếch đại lớn (zoom nhiều), do vậy để ảnh tạo được rõ thì kính vật cần phải lớn để thu được nhiều ánh sáng. Nếu để 2 trục kính vật gần hơn 2 trục mắt thì sẽ vướng về mặt thiết kế. Thực tế với năng lực nhìn xa hàng Km thì việc tăng khoẳng cách trục thêm chục cm như vậy không có nhiều tác dụng. Còn với loại ống thứ hai bác đưa ra - ống nhòm du lịch - đọ phóng đại không lớn, kính vật không cần lớn, do đó người ta thu vào bên trong chỉ là để cho gọn mà thôi.. Chứ ai lại đi o ép con mắt người ta thế.

                Có gì không phải xin được chỉ giáo.

                PT.
                Núi cao bởi có đất bồi
                Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                Muôn dòng sông đổ biển sâu
                Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                Comment


                • #9
                  Việc 2 ống kình (khoảng cách 2 mắt) xa nhau cho cảm giác"3D" hơn là đúng đó.
                  Ngoài độ bội giác phụ thuộc vào tỉ lệ tiêu cự vật kính và thị kính, thì các ống nhòm, kính viễn vọng còn có độ sáng phụ thuộc vào đường kính vật kính, và cho cảm giác về chiều sâu không gian phụ thuộc vào khoảng cách 2 ống kính.
                  Các ống nhòm quân sự làm 2 ống kính cách xa mắt hơn là có ý đồ. 1 số kính viễn vọng 2 ống kính cũng cố gắng làm 2 ống kính cách xa nhau.
                  Các kính thiên văn thì đa phần là 1 ống kính.
                  Phạm Minh Tuấn

                  (+84) 982006467

                  Comment


                  • #10
                    Về phim 3D, theo mình thì họ dùng 2 máy chiếu ra 2 hình ảnh lệch nhau (nhưng phải logic, như bác nguyendinhvan nói), vì vậy nhìn mắt thường thấy ảnh nhòe. Kính chuyên dụng đó là kính lọc hình ảnh từ 2 máy chiếu, mỗi mắt kính chỉ cho hình từ 1 máy chiếu vào 1 mắt, tạo cảm giác chiều sâu của cảnh vật.
                    Mấy phim 3D hiện nay đã có thể download trên mạng về máy tính xem, xem bằng mắt thường thì cũng nhòe, xem qua cái kính ngoài chợ trời bán 50-60k thì ra 3D. Cái kính đó có 1 mắt kính màu xanh và 1 mắt kính màu đỏ, theo mình thì mục đích là để cho 2 ảnh khác nhau đến 2 mắt.

                    Trong phim 3D, mỗi vật trong cảnh phim cho cảm giác khoảng cách đến mắt khác nhau, nên nhìn cảnh phim có chiều sâu. Chứ ko có chuyện hình ảnh trong phim là 3D thật, 3D thật sự phải là khi ta đổi góc nhìn thì thấy được mặt khác của vật cơ. Phim 3D thì cảnh có chiều sâu, chứ có đổi góc nhìn (đổi vị trí ngồi từ bên trái sang bên phải màn hình chẳng hạn) thì ta cũng thấy đúng ảnh đó mà thôi.
                    Phạm Minh Tuấn

                    (+84) 982006467

                    Comment


                    • #11
                      Tôi thấy bác Phanta nói có lý đó. Ống nhòm du lịch có 2 ống kính chụm vô cho nó gọn còn ống nhòm quân sự thì to và nặng nên phải làm dạng 2 cái càng để cầm bằng 2 tay cho nó dễ.

                      Độ phân giải của mắt khoảng 0,0003 rad nên ảnh những vật ở xa cỡ km đến 2 mắt là như nhau. Muốn nhìn thấy 3D (ảnh đến 2 mắt ở 2 góc nhìn khác nhau) thì khoảng cách của 2 ống kính chắc cũng phải cỡ mét hoặc chục mét !!!

                      ---------

                      mắt kính xanh/đỏ dùng để xem phim 3D trên TV thường. Còn loại TV 3D chuyên dụng thì phải dùng mắt kính riêng đúng loại đi kèm.
                      Last edited by Sơn Hà; 14-08-2010, 00:57.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                        Không biết đặt đúng box không, không đúng thì các bác bỏ qua cho.
                        Thấy công nghệ tivi 3D đang chào đời, nên cũng muốn tìm hiểu qua cho biết. Mong mọi người góp chút ý kiến.

                        + Hồi học vật lý thì chỉ biết cái cốt lỗi của nó là dùng 2 máy quay để quay cùng 1 cảnh, khi phát thì cũng dùng 2 máy phát phát lên cùng 1 màn ảnh. Khi xem bằng mắt thường thì sẽ thấy ảnh bị nhòe, phải đeo kính chuyên dụng, 1 bên lọc ngang, 1 bên dọc thì mới xem được hiệu ứng 3D. Mình nhớ sơ sơ là vậy, vì học lâu rùi.

                        + Vừa rồi có đi xem Avatar 3D. Trong phòng chỉ có 1 máy phát duy nhất thôi, mình thấy hơi lạ. Có 1 cảnh trong film có (tấm ảnh dán trên tủ lạnh). Khi xem thì lại thấy tấm ảnh này 3D luôn, nhưng trên thực tế thì là 2D. Vậy làm sao lại có chuyện này xảy ra? Ví dụ như 1 tấm hình bình thường dán trên 1 góc tủ, nó chỉ là hình 2D, nhưng khi xem trong phim lại thấy 3D, khó hiểu,?

                        + Trước đây, trong cuốn mạch điện lý thú có hướng dẫn biến TV đang xem ở nhà thành TV 3D, bằng 1 mạch điện trong sách, mục đích chính của mạch điện đó là tạo thời gian trễ giữa 2 hình ảnh liên tiếp, để người xem có cảm nhận 3D. Dĩ nhiên là kiến thức hok nhiều nên hok dám thử với cái TV duy nhất trong nhà.

                        + Thấy cả hiệu ứng 3D khi xem trên màn hình LCD hoặc CRT thông thường. Mình có tìm vài đoạn clip trên Youtube về tivi 3D của Philips. Không biết là các hình ảnh đó có được xử lý để người xem có thể hình dung được khung cảnh 3D hay không. Vì xem vài đoạn clip trên đó thấy nó rất thật. Vậy thêm 1 câu hỏi, khi tivi của mình đang chiếu hình của 1 tivi 3D, thì có thể trong thấy cảnh 3D không.?

                        Đây là các đoạn clip trên YouTube mà mình đã xem, không biết là thật hay hiệu ứng tâm lý nưã.
                        Tớ thì biết mỗi mắt 1 mầu (xanh và đỏ). Mắt mầu đỏ sẽ loại hình mầu đỏ ra và mắt mầu xanh sẽ loại hình mầu xanh ra.

                        Lâu lâu trên TV tại Mỹ có chiếu phim 3D dùng loại mắt kiếng 2 mầu như nói trên. Lần đầu tiên tớ biết là hơn 20 năm trước phim Thứ 6 ngày 13 (tập thứ mấy thì không nhớ). Còn mấy mùa banh football mấy quảng cáo bia rượu hay làm 3D. Dĩ nhiên tất cả là trên loại TV thường.

                        Theo tờ Popular Mechanics tháng này thì họ thử 4 loại TV 3D. Tất cả đều phải dùng loại kiếng riêng của TV. Giá kiếng từ 130-200 USD.

                        Kiếng này chạy pin bà dùng LCD để luân phiên "nhắm" từng mắt lại. Mỗi một mắt thì bị đóng lại 120 lần / phút. Màn hình TV thì chiếu 240 hình / phút.

                        Chỉ có mỗi TV của Samsung là có thể chuyển phim từ 2D thành 3D. Tuy nhiên chất lượng của hình rất kém.

                        Trên thị trường bây giờ chỉ có 2 cuốn phim 3D loại blueray thôi.

                        Một số người thử TV 3D cho biết bị nhức đầu, choáng váng.

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        TheHouse Tìm hiểu thêm về TheHouse

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X