Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm MOD chuyên trách phần Camera và Xử lý Ảnh

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cái này liên hệ với "trung tâm mô phỏng" thuộc HVKTQS.
    Khi bạn dắt xe qua cổng bạn sẽ thấy ngay bản demo của yêu cầu bạn đưa ra.
    Nhờ F chuyển dùm cái này đi chỗ khác. Ai lại để đây.
    AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
    Xem thêm tại Online Store ---> Click here
    Mob: 0982.083.106

    Comment


    • #17
      Cái đề tài này hay đấy, và ứng dụng cũng đa dạng. Tôi cũng đang quan tâm và nghiên cứu xây dựng ứng dụng kết hợp công nghệ nhúng + nhận dạng thời gian thực. Cái đề tài của mấy bác bên học viện bình thường thôi. Bác nào cần làm cụ thể và muốn hợp tác cùng nghiên cứu thì liên hệ theo địa chỉ viva23901@yahoo.com

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi VinhvT Xem bài viết
        Cái đề tài này hay đấy, và ứng dụng cũng đa dạng. Tôi cũng đang quan tâm và nghiên cứu xây dựng ứng dụng kết hợp công nghệ nhúng + nhận dạng thời gian thực. Cái đề tài của mấy bác bên học viện bình thường thôi. Bác nào cần làm cụ thể và muốn hợp tác cùng nghiên cứu thì liên hệ theo địa chỉ viva23901@yahoo.com
        Nhúng + với thời gian thực: nghe to tát quá. Ko biết cậu có hiểu gì về mấy cái định nghĩa đó không?
        Vậy dắt xe qua cổng có vé luôn thì không phải thời gian thực thì như thế nào mới gọi là thời gian thực đây.
        Còn nhúng thì cứ có tiền thì có nhúng chứ có gì là khó.
        Đề tài thì đâu có gì to tát nhưng quan trọng là có cái sản phẩm. Còn cậu đã có cái sp gì chưa. Muốn câu kéo kiếm tí thì cứ post thẳng lên. Sao cứ phải chê nọ chê kia vậy.
        AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
        Xem thêm tại Online Store ---> Click here
        Mob: 0982.083.106

        Comment


        • #19
          Em thấy Box này rất là hay, nhưng sau một thời gian lại vắng bóng.

          Em thấy rất nhiều người giỏi về lĩnh vực, sao không thấy xuất hiện nhỉ????

          Việc Post bài, kinh nghiệm chia sẻ cộng đồng là một điều nên làm. Rất mong mọi người cùng bắt tay để làm cho con người Việt ham học hỏi, học, hiểu nhanh hơn và ngày càng có chất lượng hơn.

          Hihi, em mới tham gia diễn đàn. Thấy diễn đàn dientuvietnam ngon đấy!!! Cố lên cố lên...

          Comment


          • #20
            Chào các bạn, tôi đã theo dõi box này từ hơn 2 năm nay. Tôi đã làm khá nhiều project về xử lí ảnh. Một số nhằm thỏa mãn sở thích của bản thân, một số có nằm trong khuôn khổ dự án đại học BKHCM, dự án tôi đang tham gia hiện nay cũng liên quan đến xử lý ảnh. Với cái nhì có phần chủ quan của mình, tôi xin có một số ý kiến về lĩnh vực xử lí ảnh hiện nay ở trường BK của tôi như sau:
            1. Rời rạc và không có bề sâu: tôi lấy ví dụ như ở bô môn điều khiển tự động của mình, các đề tài như nhận dạng bảng số xe, nhận dạng mặt người, nhận dạng người, nhận dạng vân tay đã được phân từ nhiều năm nay. Các đề tài năm trước lại được phân trở lại cho năm sau. Khi sinh viên làm xong thì ra trường mà không để lại gì ngoài báo cáo luận văn. Sinh viên năm sau hầu như làm lai những gì mà các anh đi trước làm được để ra trường mà thôi. Hầu như không có cải tiến nào đáng kể.
              Tôi lấy ví dụ một đề tài mà các bạn thảo luận khá sôi nổi ở đây là "Nhận dạng bản số xe": năm nào cũng vậy, gần như có một qui trình là chuyển sang kênh HSV =>Đặt ngưỡng => chuyển về mask => Dùng phép biến đổi Morphology là Erode để tách phần số ra. Đưa phần số tách được vào mạng neuron để nhận dạng số. Qui trình này không biết được làm lại bao nhiêu lần rồi. Tại sao chúng ta không dành thời gian để phát triển những gì đã làm được hơn là làm lại những gì đã được làm?
              Một ví dụ nữa là nhận dạng khuôn mặt ngường: hầu như lúc nào cũng chỉ dùng bộ lọc Adaboost để nhận dạng khuôn mặt trong khuôn hình rồi thôi? Hay hơn nữa thì tính được mặt lệch trái hay lệch phải là cùng.. Tại sao không nghĩ đến việc phát triển cao hơn là xây dựng mô hình mã khóa 2D hay 3D của khuôn mặt thay vì tốn thời gian làm lại những cái người khác đã làm? Việc nhận dạng vân tay thì chỉ dùng lại mô hình Hidden Markov đã cũ....Sao không tập trung vào các thuật toán mới hơn nhự SIFT?
            2. Chưa có tính hệ thống và tính kế thừa: tại trường tôi, cũng có 1 course về xla. Nhưng chỉ dạy những cái cơ bản và một số SV được học thôi. Học xong cũng ko làm được gì nhiều, hầu như để thi là chính. Hầu như là không có một giảng viên nào chuyên trách để phụ trách các dự án về xla trong khi hầu như bộ môn nào cũng làm, từ điện tử đến viễn thông, từ kĩ thuật điện đến tự động, cơ điện tử v...v. Tôi có tham dự một khóa xla của UIUC và rất ấn tượng với cách làm việc của họ. Họ phát triển rất có hệ thống, từ các course, đến các project cũng như các mentor để hướng dẫn các dự án cao hơn. Nhóm này kế thừa kết quả của nhóm khác, chính vì vậy, họ phát triển rất nhanh và rất sâu.

            Tôi tán thành với ý tưởng của Admin Falleaf nhưng tôi nghĩ trong thời điểm hiện tại, có lẽ thích hợp hơn nếu chúng ta tập hợp lại các dự án mà chúng ta đã làm được để các bạn SV có thể tham khảo và phát triển thêm!

            Tôi xin post cùng bài này báo cáo luận văn tốt nghiệp của mình:
            http://deeforum.net/user/nhtan/LVTN/Bao cao_2003.ppt
            Luận văn này nhận được sự hỗ trợ của đại học UIUC để phát triển mô hình mã hóa khuôn mặt, nhờ đó, chúng ta có thể phục vụ các mục đích khác như xác đinh khẩu hình miệng, góc mở của mắt, góc nghiêng của mặt, mô phỏng mặt, nhận dạng cảm xúc v....v. Đây cũng là một phần của đề tài cấp DHQG mà tôi đang tham gia. Tôi sẽ post đầy đủ source code mô hình này khi đề tài được bảo vệ xong. Hi vọng các bạn có thể phát triển nó lên một mức độ cao hơn trong những năm sau....Thân.
            Homepage:

            Comment


            • #21
              Xin chào anh NguyenHuuTan,

              Mình hoàn toàn đồng ý với những nhận xét của anh về lĩnh vực XLA, không chỉ riêng ở ĐHBK HCM mà cả ĐH KHTN HCM, ĐH CN HCM, ĐH SPKT HCM mình cũng thấy có tình trạng tương tự. Mạnh ai người đó làm, mạnh khoa nào khoa đó làm, mạnh trường nào trường đó làm. Như vậy, để có thể thúc đẩy hơn việc tạo ra những sản phẩm hay nghiên cứu sâu hơn thì cần có sự hệ thống hóa và public rộng rãi để biết được những gì đã đạt được, những gì cần cải tiến tiếp tục. Hi vọng, anh Tân có thể tập hợp và chọn một nơi nào đó (diễn đàn này chẳng hạn) để công bố.
              Tôi chỉ có ý kiến nhỏ là SIFT (Scale-invariant feature transform - David Lowe) công bố năm 1991, có thể với Việt Nam mình đây là thuật toán xác định local features mới. Nhưng vào năm 2006 đã ra đời một thuật toán tương tự nhưng thời gian tốt hơn, có tên là SURF - Herbert Bay -http://en.wikipedia.org/wiki/SURF.

              Thân chào,

              Comment


              • #22
                Hoan Nghênh Hữu Tân!
                Cường - Giải Pháp IOT Việt
                https://iotvn.vn

                Comment


                • #23
                  Xem thông báo tuyển mod này lâu rùi, cũng có mod rồi mà sao ko có bài viết nào mới hết. Mình là dân bên Công nghệ thông tin, chuyên làm Xử lý ảnh, rất vui được đóng góp và trao đổi kiến thức.
                  Xử lý ảnh hiện đã rất mạnh ở các nước phát triển rùi, ứng dụng của nó rất rộng rãi, hi vọng VN mình sẽ đuổi kịp về lĩnh vực này một cách nhanh chóng.
                  Chúc vui

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi vitcononline Xem bài viết
                    Xem thông báo tuyển mod này lâu rùi, cũng có mod rồi mà sao ko có bài viết nào mới hết. Mình là dân bên Công nghệ thông tin, chuyên làm Xử lý ảnh, rất vui được đóng góp và trao đổi kiến thức.
                    Xử lý ảnh hiện đã rất mạnh ở các nước phát triển rùi, ứng dụng của nó rất rộng rãi, hi vọng VN mình sẽ đuổi kịp về lĩnh vực này một cách nhanh chóng.
                    Chúc vui
                    Bạn có thể trình bày những vấn đề mà bạn có hứng thú thảo luận. Các thành viên sẽ cùng chia sẻ với bạn.

                    Chúc vui.
                    Falleaf
                    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                      Bạn có thể trình bày những vấn đề mà bạn có hứng thú thảo luận. Các thành viên sẽ cùng chia sẻ với bạn.

                      Chúc vui.
                      @falleaf: Chưa tìm được ai hả Admin ? Mình giới thiệu một người nhé:

                      Gary R. Bradski from Intel group !

                      Nói chơi vậy thôi. Tìm Mod cho XLA khó quá falleaf nhỉ !!!

                      Comment


                      • #26
                        Chào các bạn!
                        Mình đang làm đề tài Tốt Nghiệp về Xử lý ảnh.Đề tài:Nhận dạng ngôn ngữ cử chỉ cho người khuyết tật.Hiện đã nhận dạng hoàn thành với bộ mẫu chuẩn(Offline).Đang tạo mẫu của riêng mình và test trực tiếp với WC(Online).11-12/6 tới mình sẽ bảo vệ Tốt Nghiệp,sau khi bảo vệ xong mình sẽ Post từng phần lên cho các bạn tham khảo.
                        Đầu tiên để xử lý ảnh về 1 vấn đề gì đó bạn phải có bộ mẫu của cái mà bạn cần nhận dạng.Bộ mẫu này được tách làm 2 phần:1 phần để học và 1 phần để test.Tỉ lệ 2 phần này như thế nào thì tùy vào ứng dụng của bạn và test thực tế của bạn.Nếu quá ít hệ thống nhận dạng sai,nếu quá nhiều thì hệ thống sẽ bị học vẹt.(Đề tài của mình thì mình dùng 40 ảnh học và 60 ảnh test).
                        Sau đó bạn mới cho hệ thống làm việc Online,tức là thu thập trực tiếp ảnh từ WC và đưa vào hệ thống để nhận dạng.
                        Hệ thống Offline của mình gồm 3 phần:
                        -Chuẩn hóa ảnh(xoay,chỉnh kích cỡ,dịch ảnh).Đầu vào của phần này là ảnh cỡ 256x248.Đầu ra là ảnh cỡ 32x32.
                        -PCA:Tìm chiều biến thiên mạnh nhất của tập dữ liệu
                        -Phân lớp:dùng xác suất Bayes và khoảng cách Euclid.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi BKBamboo Xem bài viết
                          Chào các bạn!
                          Mình đang làm đề tài Tốt Nghiệp về Xử lý ảnh.Đề tài:Nhận dạng ngôn ngữ cử chỉ cho người khuyết tật.Hiện đã nhận dạng hoàn thành với bộ mẫu chuẩn(Offline).Đang tạo mẫu của riêng mình và test trực tiếp với WC(Online).11-12/6 tới mình sẽ bảo vệ Tốt Nghiệp,sau khi bảo vệ xong mình sẽ Post từng phần lên cho các bạn tham khảo.
                          Đầu tiên để xử lý ảnh về 1 vấn đề gì đó bạn phải có bộ mẫu của cái mà bạn cần nhận dạng.Bộ mẫu này được tách làm 2 phần:1 phần để học và 1 phần để test.Tỉ lệ 2 phần này như thế nào thì tùy vào ứng dụng của bạn và test thực tế của bạn.Nếu quá ít hệ thống nhận dạng sai,nếu quá nhiều thì hệ thống sẽ bị học vẹt.(Đề tài của mình thì mình dùng 40 ảnh học và 60 ảnh test).
                          Sau đó bạn mới cho hệ thống làm việc Online,tức là thu thập trực tiếp ảnh từ WC và đưa vào hệ thống để nhận dạng.
                          Hệ thống Offline của mình gồm 3 phần:
                          -Chuẩn hóa ảnh(xoay,chỉnh kích cỡ,dịch ảnh).Đầu vào của phần này là ảnh cỡ 256x248.Đầu ra là ảnh cỡ 32x32.
                          -PCA:Tìm chiều biến thiên mạnh nhất của tập dữ liệu
                          -Phân lớp:dùng xác suất Bayes và khoảng cách Euclid.
                          @BKBamboo: thân mến !
                          Rất hoan nghênh thành ý của bạn. Tuy nhiên theo tôi thì bạn nên chuyển bài này sang một chủ để mới, hơn là để nó bên trong chủ đề " Tìm MOD chuyên trách phần Camera và Xử lý Ảnh".
                          Hy vọng sớm được thấy kết quả của bạn được post trên diễn đàn dientuvietnam !

                          Chúc bạn bảo vệ tốt nghiệp thành công !

                          Comment


                          • #28
                            Thực sự trong chủ đề này mọi người nói rất nhiều về xử lý ảnh và đang tìm hướng đi cho vấn đề xử lý ảnh,1 vấn đề rất mới với mọi người.Cần những người tâm huyết,đã làm thực tế rồi chứ không phải vác 1 mớ lý thuyết trong sách dịch ra rồi Post lên đọc đau mắt lắm.Tài liệu lý thuyết thì trên mạng nhiều,ai cũng có thể tự tìm đọc,cái quan trọng là hướng đi và các bước giải quyết 1 bài toán xử lý ảnh thực tế.
                            Hy vọng có nhiều bài viết hay và thực tế!

                            Comment


                            • #29
                              @BKBamboo: thân mến !

                              Xin nhắc lại với bạn là bạn nên thảo luận những thứ không liên quan tới chuyên mục "Tìm MOD chuyên trách phần Camera và Xử lý Ảnh" trong một chuyên mục khác. Tại sao bạn không nêu các thắc mắc của bạn về XLA trong một chuyên mục riêng nhỉ ?

                              Cần những người tâm huyết,đã làm thực tế rồi chứ không phải vác 1 mớ lý thuyết trong sách dịch ra rồi Post lên đọc đau mắt lắm
                              Bạn nói đúng, nhưng không phải tất cả. Những người mới bắt đầu với XLA thì họ cần phải biết những kiến thức cơ bản về XLA thông qua lý thuyết. Nếu một người chưa biết gì về XLA, khi xây dựng dự án của họ, chắc chắn một điều rằng họ sẽ rất băn khoăn không biết là XLA có những gì. Vì thế họ phải tìm tới lý thuyết. Tôi không đồng ý với bạn rằng chúng ta không nên post lý thuyết lên. Vì đôi khi chúng ta tìm ra những cái rất hay trong cái bài viết lý thuyết đó.

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                                Bạn có thể trình bày những vấn đề mà bạn có hứng thú thảo luận. Các thành viên sẽ cùng chia sẻ với bạn.

                                Chúc vui.
                                Anh falleaf nói

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X