Đây là lần đầu tiên bqviet mở một luồng trên diễn đàn. Mục đích là nhằm "cạnh tranh" với luồng của F bên picvietnam. @F: làm ơn tập trung vào một nơi thôi, có thể để bài viết ở một nơi tập trung (dientuvietnam chẳng hạn) rồi đặt các bài trỏ từ diễn dàn khác tới (picvietnam, dspvietnam, avrvietnam, blahblahblahvietnam ...) thì sẽ thống nhất hơn. Đấy là nói chơi, mục đích chính nhằm chia xẻ kinh nghiệm sử dụng cổng RS232 trên nền Linux để kết nối với bên ngoài (thiết bị, hệ thống khác) một cách thực dụng, không phải lý thuyết kiểu như thanh ghi nọ, chế độ bắt tay kia...
Tại sao người làm điện tử, hệ nhúng và tự động hóa cần cổng RS232 ?
Loạt bài viết sau sẽ đề cập tới các khía cạnh sau
Tại sao người làm điện tử, hệ nhúng và tự động hóa cần cổng RS232 ?
- Vì đây là cách thức đơn giản nhất để kết nối thiết bị, hệ thống bên ngoài với máy tính theo kiểu tuần tự (serial). Có nhiều cách khác như cổng song song, Ethernet, USB, IEEE1394 nhưng đều phức tạp hơn nhiều. Đừng ai đề cập tới ISA hay PCI đấy nhé !
- Vì nó tin cậy ở tốc độ thấp, với chút ít kiến thức, có thể chế mạch cách ly quang đơn giản và khỏi lo hỏng máy tính khi có sự cố.
- Vì nó đủ nhanh, tốc độ tối đa phụ thuộc vào mainboard máy tính nhưng ít nhất cũng đạt tới 115200 baud, đáp ứng > 90% nhu cầu thử nghiệm thực tế.
- Với phần mềm thích hợp, sử dụng cổng RS232 ít phụ thuộc vào hệ điều hành.
- Vì dễ điều khiển - có lẽ đây là điều đáng quan tâm nhất đối với người làm phàn cứng và lập trình.
- ...
Loạt bài viết sau sẽ đề cập tới các khía cạnh sau
- Phần mềm điều khiển cổng
- Cách lập trình với cổng
- Những ứng dụng khác
Comment