Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Khác nhau ở chỗ nhân Linux và toàn bộ phần mềm được biên dịch cho tập lệnh 64 bit của CPU 64 bit. CPU khi đó chạy ở chế độ tối ưu của nó, thay vì phải chạy ở chế độ tương thích 32 bit cũ. Tốc độ cao hơn hẳn, mặc dù không nhất thiết phải gấp đôi. Tương tự như đường cao tốc 64 làn xe được chạy cả 64 làn thay vì 32 làn xe cũ vậy.
Nếu bây h em muốn chuyển sang xài U hoặc debian 64 bit thì có khó khăn gì không anh ?
phần mềm chạy trong 32 bit sang U 64 bit có lỗi không ạ ?
Chả là em định nâng ram lên 4Gb xài cho sướng
Nếu máy bạn ít hơn 3 tuổi, khả năng 99,99% CPU đã là 64 bit rồi. Cài đặt Ubuntu hoặc Debian hoặc bất kỳ bản Linux 64 bit nào đều bình thường, sử dụng cũng bình thường. Nếu bạn chỉ dùng phần mềm trong kho của bản phân phối đó thì tuyệt đối không có vấn đề gì.
Khi hệ điều hành đã là 64 bit rồi thì chỉ có thể cài phần mềm 64 bit mà thôi. Vấn đề có thể xuất hiện nếu bạn dùng phần mềm mã đóng và/hoặc cr*ck bên ngoài. Chúng có thể có bản 64 bit (cài được), có thể chỉ có bản 32 bit (không thể cài đặt được). Một số phần mềm rất rất cũ cũng có thể không tương thích dù bạn có mã nguồn đi chăng nữa.
Lý thuyết dài dòng như vậy, nói chung bây giờ 64 bit là rất bình thường, chả có gì phải ngại.
Khác nhau ở chỗ nhân Linux và toàn bộ phần mềm được biên dịch cho tập lệnh 64 bit của CPU 64 bit. CPU khi đó chạy ở chế độ tối ưu của nó, thay vì phải chạy ở chế độ tương thích 32 bit cũ. Tốc độ cao hơn hẳn, mặc dù không nhất thiết phải gấp đôi. Tương tự như đường cao tốc 64 làn xe được chạy cả 64 làn thay vì 32 làn xe cũ vậy.
Bạn dùng phần mềm nào mà nói linux 64 bit tốc độ cao hơn hẳn 32 bit? Linux và cả solaris 64 và 32 bit tớ đã dùng nát cả ra rồi. Trong hầu hết các ứng dụng sự khác biệt về tốc độ gần như không nhận ra được. Một số những phần mềm ngày trước được viết cho 32 bit về sau chuyển sang cho cả 64 bit thì tỏ chạy chậm hơn khi dùng ở chế độ 64 bit ví dụ như cadence EDI, synopsys Hspice. Cái này thậm chí là công ty phần mềm cũng đã khuyến cáo với người dùng. Hệ điều hành 64 bit có ưu điểm là có thể sử dụng bộ nhớ lớn hơn 4 GB nên phù hợp với những phần mềm cần sử dụng bộ nhớ lớn như các loại EDA. Trong trường hợp sử dụng linux 32 bit chạy các phần mềm dùng nhiều bộ nhớ hơn 4G thì hoặc phần mềm không chạy được hoặc phần mềm sẽ sử dụng ổ cứng như một phần bộ nhớ mở rộng và liên tiếp chuyển đổi giữa ổ cứng và bộ nhớ. Khi đó tốc độ phần mềm sẽ giảm xuống rất nhiều.
Linux 64 cho phép dùng nhiều bộ nhớ hơn 4G nhưng cũng đồng thời sử dụng nhiều bộ nhớ hơn linux 32 bit. Lý do rất đơn giản, linux 32 bit sử dụng 4 byte để lưu trữ một giá trị địa chỉ còn linux 64 dùng đến 8 byte để lưu trữ địa chỉ.
Ngày trước thì phần mềm chạy trên linux 64 bit thường có hạn chế ví dụ như flash 64 thường kém ổn định. Ngày nay thì các phần mềm cho 64 bit đã được phát triển tốt rồi.
Nói linux 64 giống như đường cao tốc 64 làn xe là không chính xác vì nếu so sánh về các đường truyền dữ liệu thì linux 32 hay 64 bit cũng tương tự như. Đây là băng thông vào bộ nhớ, cache... Điểm khác biết chỉ ở việc tính toán các số integer 64 bit mà thôi. Linux 32 bit không cho phép tính toán các giá trị địa chỉ 64 bit, và các tính toán số học 32 bit cần đến 2 chu kỳ tính toán (tuy nhiên hầu hết các tính toán integer lại là loại 32 bit). Vì vậy mà tốc độ của chúng không khác nhau là mấy.
Nói chung ngày càng nhiều phần mềm được viết cho 64 bit, và bộ nhớ cũng ngày càng lớn nên việc chuyển sang dùng 64 bit là cần thiết với các máy tính mới. Trong trường hợp máy tính của bạn là loại cũ đang dùng 32 bit và vẫn chạy tốt thì không nên chuyển sang 64 bit làm gì vì chẳng được lợi ích gì cả.
Điều đầu tiên khẳng định với tất cả mọi người : một hệ thống máy tính cũ vốn đang chạy tốt, đáp ứng được nhu cầu thì không có lý do gì để can thiệp vào nó cả; dù là tăng RAM, thay CPU, nâng cấp phần mềm ... "If it works, don't fix it". Câu này đúng cho khá nhiều nghề kỹ thuật nói chung.
Tuy nhiên, khi người dùng máy tính hơi chuyên một chút có thể nhận thấy năng lực xử lý 32 không đủ đáp ứng nhu cầu nữa. Cụ thể bqviet đã thử nghiệm cả 2 nền 32 lẫn 64, và thấy cần năng lực tính toán 64 bit cho
FPGA synthesis, cái này là nghề của Rommel.de rồi; bqviet chỉ mới dùng Xilinx ISE, chưa thử qua những họ FPGA khác / phần mềm khác
Máy chủ terminal phục vụ cho vài chục máy thin-client không ổ cứng, trên máy chủ Linux đấy có vài [chục] máy ảo Windows, đôi khi cả BSD Unix
Biên dịch phần mềm từ mã nguồn, từ RTOS eCos cho tới nhân Linux, cả phần mềm thông dụng như Libre Office, KDE ... (bqviet từng dùng Linux from scratch khá lâu)
Vẽ mạch lớn trên KiCAD, dựng hình 3D đủ kiểu
Chơi với Blender 3D
Trong tất cả các trường hợp, sự khác biệt tốc độ giữa 32 và 64 bit là rõ ràng ngay cả khi hệ thống chỉ có 2 GB RAM (trường hợp 1, 3, 4, 5, tất nhiên trường hợp 2 máy chủ terminal không thể chỉ 2 GB RAM được rồi).
Một số phần mềm 32 bit cũ khi chạy ở hệ điều hành 64 bit chắc chắn phải qua một thư viện tương thích, hoặc một lớp "mô phỏng" ở giữa, hoặc đòi hỏi một chế độ đặc biệt từ hệ điều hành ... không thể đạt 100% tốc độ khi dùng ở hệ điều hành 32 bit - điều này là đương nhiên. Và chúng càng không thể so sánh tốc độ phần mềm 64 bit chạy native trên hệ điều hành 64 bit với CPU 64 bit.
Chuyển sang thế giới 64 bit mang lại nhiều lợi ích hơn so với 32 bit (thêm thôi nhé, 32 bit vẫn làm được) về hiệu năng tính toán, khả năng ảo hóa linh động ... chứ không chỉ đơn giản để tăng RAM.
"Myth and facts about 64bit Linux" - AMD Operating research center. Mọi người có thể tham khảo báo này để có cái nhìn khá chính xác và đầy đủ hơn về hề điều hành 64bit. Cái này là báo cáo chính thức từ AMD, ko thể chối cãi vào đâu được với lại có bằng chứng rõ ràng và con số cụ thể sẽ thuyết phục hơn. Kết quả rút ra từ báo cáo có thể tóm tắt như sau:
Myths revisited Myth: You don't need 64-bit software with less than 3 GB RAM. Fact: Performance advantages even on lesser equipped machines. Myth: 64-bit software being twice as fast ... Fact: Only in very rare cases. (Lots of software is optimized for 32-bit.) Myth: There are less drivers for 64-bit OS. Fact: Mostly irrelevant for Linux (hail Open Source). Myth: You will need all new software, all 64-bit. Fact: 32-bit compat mode performs very well and is transparent. Myth: 640K ought to be enough for everybody ;-) 2 GB or 4GB barrier is just around the corner.
Ngoài ra trong phần tham khảo của báo cáo này cũng có đề cập tới kết quả benchmark của Ubuntu 32bit và 64bit được thực hiện bởi Phoronix. Báo cáo gồm 3 trang, và kết luận như sau: "When it came to Linux gaming and exploring the 32-bit versus 64-bit performance with the AMD Phenom, in most cases Ubuntu x86_64 was slightly slower than the 32-bit version. The only test where the 64-bit OS had a strong advantage was when running Quake 4 SMP at 1680 x 1050 with ultra quality settings and then it was able to shine. As would be expected, in both LAME encoding and Gzip compression tests the 64-bit version of Ubuntu on the AMD Phenom 9500 with an AMD 790FX motherboard was the leader"
Bài báo cách đây hơn 3 năm rồi ạ và cũng chỉ là trên chip AMD, chưa tính tới Intel. Khi đấy chip khủng nhất của AMD mới có 4 lõi, trong khi bây giờ chip AMD đã tới 12 lõi, loại 16 lõi sắp ra, hypervisor đủ cả.
So sánh tương tự cũng vậy : ông nào vốn lái xe dòng du lịch (sedan) sẽ thấy cái xe tải container cồng kềnh, chạy chậm trong thành phố, chả biết để làm gì. Thực tế là cả 2 cùng nhiều loại khác vẫn tồn tại ổn trong cả nền kinh tế.
Sao lại thế hả anh ? Anh nói vậy tức là anh đang xài ubuntu dùng KDE phải không ạ?
Mà cho em hỏi debian muốn cài chỉ cần download DVD-1 của nó đúng không anh ?
Nếu bạn định dùng Debian, chỉ cần tải về bản Net install (netinst) 40 MB hoặc 180 MB để khởi động rồi cài trực tiếp qua Internet. Nếu bạn muốn cài đặt khi không mạng Internet thì tải về bản DVD đầy đủ. Debian được coi là bản phân phối GNU/Linux "chính thống" nhưng kém thân thiện so với Ubuntu.
Kubuntu là bản Ubuntu có sẵn giao diện KDE. Trước đây Ubuntu dùng giao diện GNOME, nhưng từ bản 11.04 thì chuyển sang giao diện Unity. GNOME không còn là giao diện "gốc" nữa, trong khi đó Unity thì lại chưa đủ tốt. KDE được hỗ trợ tốt hơn nhiều, tích hợp khá chặt chẽ trong hệ thống.
Cài đặt Kubuntu hoặc Ubuntu chỉ cần 1 đĩa CD là đủ.
Giúp với các bác ơi, tình hình là em cài kubuntu 11.04 bằng cách dùng wubi , sau khi wu nó bảo restart máy là em restart ngay rồi vào kubuntu để hoàn tất nốt quá trình cài thì đến chỗ màn hình biểu tượng kubuntu ( màn hình màu xanh có dòng chữ kubuntu với mấy dấu chấm chấm ) thì nó chỉ load được biểu tượng chuột màn hình rồi dừng hẳn sau đó không có biểu hiện gì mặc dù di chuột thì vẫn được .
Em thử đi thử lại nhiều lần rồi mà vẫn bị thế , không biết có phải do phần cứng không ( vì em nghe nói KDE đòi hỏi về đồ họa ) mà máy em chỉ xài onboard main 945 intel thôi . Nếu anh bqviet hay ai đó biết nguyên nhân thì chỉ dùm em với
Em đang down ubuntu 11.04 về thử lại không biết có được không .
Bạn thử cài đặt trên một phân vùng riêng, khả năng lớn không gặp lỗi trên. Cài đặt ngay trên phân vùng Windows có thể xuất hiện nhiều vấn đề, nhất là hiệu năng bị giảm hẳn.
Dạ chú mua cái kẹp dòng ấy ạ. Chị hàng xóm nhà cháu có 1 cái thấy lâu lâu rùi chưa hỏng ạ. Ví dụ như mẫu này trên shoppee đầy ạ... https://vn.shp.ee/dWYVgq7
Bác Đinh Vặn sai rồi,bây giờ con nít mẫu giáo đã giải phương trình 2 ẩn số rồi.
Tôi chứng minh bác lên youtube đầy video đơn giản tựa rất hot, chỉ 1 transistor hay 1 con diode và hướng dẩn cách làm, tác giả không vẽ sơ đồ mạch điện...
Bây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Comment