Sau khi em boot được cái nhân linux (zImage và ramdisk.gz)vào con chip rồi thì việc quan trọng nhất đối với mình vẫn là viết chương trình và đẩy nó ra embedded system. Quá trình viết phần mềm embedded system của mình sẽ sao ạ? trong trường hợp em không có SDK và có SDK hoặc có MontaVista hoặc không có cái gì cả
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Lập trình nhúng với Linux như thế nào???
Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
-
Anh bqviet ơi cho em hỏi với. Em có vào MontaVista đọc rồi. Thế muốn mua cái MontaVista đó thì là giá bao nhiêu ạ? ví dụ như nó có cái gì có thể minh hoạ con chíp hoặc một board chứa chíp đó mà mình muốn xây dựng không. Cụ thể nó support được gì ạ? (ví dụ như lập trìng cho pocket PC winmobile 2003,2005 mình dùng VS2005 có phần simulator như con máy thật luôn!)
Em có đọc ở đây về "Linux board support packages" thấy có support con chip IXP425 Xscale của em!
http://www.mvista.com/boards.php?ven...All&v=All&a0=1
Comment
-
Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viếtAnh bqviet ơi cho em hỏi với. Em có vào MontaVista đọc rồi. Thế muốn mua cái MontaVista đó thì là giá bao nhiêu ạ? ví dụ như nó có cái gì có thể minh hoạ con chíp hoặc một board chứa chíp đó mà mình muốn xây dựng không. Cụ thể nó support được gì ạ? (ví dụ như lập trìng cho pocket PC winmobile 2003,2005 mình dùng VS2005 có phần simulator như con máy thật luôn!)
Em có đọc ở đây về "Linux board support packages" thấy có support con chip IXP425 Xscale của em!
http://www.mvista.com/boards.php?ven...All&v=All&a0=1
SDK nói chung độc lập tương đối với phần cứng, để chạy được trên một thiết bị cụ thể còn cần thêm cái gọi là BSP (board support package). Có cái BSP cho không, có BSP phải mua, có BSP tự xây dựng bằng cách chỉnh sửa từ cái có sẵn.
Phát triển Embedded Linux tương tự trên nền Win, nếu dùng công cụ kiểu như KDevelop hoặc Eclipse với plugin phù hợp thì cũng đủ cả không kém gì VS, nếu không nói là hơn.
Cũng có thể tự xây dựng hoàn toàn từ đầu bằng tay một hệ phát triển cho riêng mình bắt đầu từ đây (khó ra phết đấy), đọc thêm ở đây (bài báo gồm 10 phần). Sau đó đọc thêm ở đâu cũng tốt.
Comment
-
Em order bản dùng thử của Monta Vista mà chả thấy nó trả lời gì cả ! Hình như 4000-7000 usd
Về Board Support Package thì em tìm không thấy cái nào free cả, chắc là phải mua thôi!
Nếu em dùng Kdevelop của Fedora thì những thứ cần bổ xung thêm là gì khi lập trình cho một con chip cụ thể ngoài BSP ra hả anh? (Ý em là nói chung ấy, chứ cho IXP425 thì em sẽ cố gắng tự tìm)Last edited by pulsar; 10-12-2007, 08:59.
Comment
-
Thông tin bọn Fudantech mới trả lời em(em cũng đang hỏi một số bọn nữa như netgate, arcom,sdcsystems):
http://www.fudantech.com/cp9.asp
FDIXP525-DevPlatform là một board mạch đầy đủ với IXP425 533Mhz, các cổng Ethernet,USB,UART, JTAG, PCI,...
Dear sir,
1. FDIXP525-DevPlatform price is USD$1000.
2. we have technology manual to tell you how to develop embedded system with linux. We provide BSP for IXP425 in CD.
3. The purchase method is very easy, the step of purchase is as following:
1) Firstly send your PO(proforma Order) to us
2)We send PI(proforma Invoice) to you, including our bank account.
3) You go to your bank for payment, and send the bank paper to us
4) We receive your bank paper, we right way ship the unit to you by DHL
BR,
Shine Wang
=========================================
Shine Wang
FudanTech CO.,LTD
ADD: 6F,GuoTai Building,No.88 GuoTai Road
Shanghai, 200433, China
Tel: 86-21-65106087
Fax: 86-2165103152
http://www.fudantech.com/english.asp
Comment
-
Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viếtEm order bản dùng thử của Monta Vista mà chả thấy nó trả lời gì cả ! Hình như 4000-7000 usd
Về Board Support Package thì em tìm không thấy cái nào free cả, chắc là phải mua thôi!
Nếu em dùng Kdevelop của Fedora thì những thứ cần bổ xung thêm là gì khi lập trình cho một con chip cụ thể ngoài BSP ra hả anh? (Ý em là nói chung ấy, chứ cho IXP425 thì em sẽ cố gắng tự tìm)
Giá Monta Vista đắt là phải vì chất lượng rất cao, hãng này có thể nói là đầu tiên làm realtime Linux theo kiểu chính thống (không phải theo kiểu micro kernel như RTLinux hay RTAI). Nếu không muốn tốn tiền thì nên dùng RTAI. Tham khảo chi tiết tại đây.
Comment
-
Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viếtThông tin bọn Fudantech mới trả lời em(em cũng đang hỏi một số bọn nữa như netgate, arcom,sdcsystems):
http://www.fudantech.com/cp9.asp
FDIXP525-DevPlatform là một board mạch đầy đủ với IXP425 533Mhz, các cổng Ethernet,USB,UART, JTAG, PCI,...- Đây là 1 cái mainboard gần như chả khác thông thường là mấy, không phải máy tính công nghiệp. Qua ảnh của bạn cung cấp cũng thấy công nghệ chế tạo quá thường.
- Giá gần 1000$ quá đắt so với chức năng của nó. Nhiều hãng bán cả mainboard công nghiệp chỉ khoảng 300$ mà cung cấp nguyên bộ SDK gồm toàn bộ mã nguồn.
- Được sản xuất bởi doanh nghiệp liên kết với trường đại học Vũ Hán - không phải nhà chuyên chế tạo máy tính công nghiệp.
- ... lý do khác ...
- Cuối cùng, nó là sản phẩm của Tàu khựa. Trừ khi không thể tránh được, thiết nghĩ cố tránh được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Lý do thì quá nhiều: chất lượng kém, hỗ trợ tệ, ... và hẳn bạn không muốn mua hàng từ cái bọn mà mỗi năm lại giết ngư dân mình, chiếm đảo của mình đấy chứ ?
Một bọn sản xuất máy tính công nghiệp Linux từ thời Linux sơ khai là Gumstix, điển hình như mẫu này có giá chỉ 169$ tốc độ 600MHz, hãng cung cấp nguyên bộ SDK đầy đủ kèm mã nguồn. Thêm cỡ 200$ nữa bạn có thể mua thêm rất nhiều phụ kiện, bo mạch mở rộng, thậm chỉ cả màn hình LCD cảm ứng (touch screen).
Ngoài ra có thể dùng dòng AVR32 của Atmel, hãng này cũng bán nguyên bo mạch phát triển khá rẻ. Công cụ miễn phí.
Hoặc cái này cũng rất tốt - nền vi điều khiển của Freescale.
Chịu tìm một chút thì có rất nhiều sản phẩm vừa tốt, lại rẻ hơn, mở hơn Tàu khựa.
Comment
-
Trông con thằng Tàu thì đúng là lôm côm thật! đã thế giá lại đắt.
Em lỡ chọn con chíp IXP425 nên đành phải đâm lao theo lao. Beginner khổ quá không biết chọn cái gì!
Mạch thằng GateWorks.
http://shop.gateworks.com/index.php?...od&productId=5
Mạch này giá 311 usd
Còn development kit là 395 usd.
http://shop.gateworks.com/index.php?...od&productId=8
Trông nó cũng chuyên nghiệp hơn thằng tàu nhiều bác nhỉ
Chắc tuần này sẽ order con này! Tiền thì mình không phải chi! Em đang xoá mù linux và embedded systemsLast edited by pulsar; 31-12-2007, 15:22.
Comment
-
Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viếtTrông con thằng Tàu thì đúng là lôm côm thật! đã thế giá lại đắt.
Em lỡ chọn con chíp IXP425 nên đành phải đâm lao theo lao. Beginner khổ quá không biết chọn cái gì!
Mạch thằng GateWorks.
http://shop.gateworks.com/index.php?...od&productId=5
Mạch này giá 311 usd
Còn development kit là 395 usd.
http://shop.gateworks.com/index.php?...od&productId=8
Trông nó cũng chuyên nghiệp hơn thằng tàu nhiều bác nhỉ
Chắc tuần này sẽ order con này! Tiền thì mình không phải chi! Em đang xoá mù linux và embedded systems
Nguyên bộ dev-kit giá chưa tới 400$ cũng khá hời so với sản phẩm bạn định mua ban đầu. Đọc đặc tả thấy cũng mạnh phết.
Nếu bạn muốn chung thủy với vxl IXP425 thì nên dùng cái này, nếu không bắt buộc thì cũng có nhiều cái khác hấp dẫn không kém. Đơn cử máy tính Gumstix tôi giới thiệu trước đây cũng dùng vxl dòng XScale cùng họ với IXP425 nhưng khả năng xử lý mạng không chuyên bằng. Nhìn ra xa hơn một chút còn có vxl dòng BlackFin của Analog Device rất mạnh về multimedia (1 lõi DSP và 1 lõi vi xử lý trong 1 vi mạch); dòng AVR32 của Atmel rất mạnh về tốc độ tính toán, họ bán nguyên bộ "Network Gateway Kit" giá chưa tới 70$. Cá nhân tôi lại dùng của bọn Virtual Cogs.
Trừ khi chương trình viết bằng hợp ngữ, nói chung loại vxl ít quan trọng nếu dùng trong cùng một dòng. Có rất nhiều lựa chọn mà.
Comment
-
Em mới nhận được cái mạch gatework xong. Bọn Mỹ nó dùng adapter Input 120V out 12V 1000mA còn mình thì input là 220V. Lại phải kiếm cái adapter khác rồi.
Trong cái đĩa phần mềm nó cung cấp cho em thì có sẵn mấy cái ramdisk.gz và ZImage cho linux kernel 2.4 và 2.6, ngoài ra có snapgear trên snapgear.org., một thư mục Jtag software and images BSP,.... Có bác nào cần em up lên cho .
Giờ em mới bắt đầu với cái mạch thật này.
Comment
-
Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viếtEm mới nhận được cái mạch gatework xong. Bọn Mỹ nó dùng adapter Input 120V out 12V 1000mA còn mình thì input là 220V. Lại phải kiếm cái adapter khác rồi.
Trong cái đĩa phần mềm nó cung cấp cho em thì có sẵn mấy cái ramdisk.gz và ZImage cho linux kernel 2.4 và 2.6, ngoài ra có snapgear trên snapgear.org., một thư mục Jtag software and images BSP,.... Có bác nào cần em up lên cho .
Giờ em mới bắt đầu với cái mạch thật này.
Về cá nhân em, em chỉ xài đồ Open (Hiện đang làm với BF5xx: đủ cả source code, đủ cả thiết kế phần cứng - chỉ thiếu trình độ và khách hàng thôi )
Tại sao lại chọn open vì có nhiều lý do của nó:
1. Rẻ: Phần cứng bác xem ở mục 5. Phần mềm miễn phí nên rẻ rùi . Hẳn các bác biết hiện tại giá trị PM là rất lớn (và dễ làm giá hơn - có khách hàng ruột là ta chém thoải mái) so với phần cứng
2. Dễ phát triển: Trình độ mình còn quá thấp kém so với thế giới, tiền ít nên con người không thể hết lòng làm việc được - Nên cái gì có sẵn vẫn dễ xơi hơn
3. Hỗ trợ tốt: Cụ thể là community rộng lớn - đồ free nhiều thằng xài, 100 thằng cày chỉ cần vài ba thằng có tâm hỗ trợ lại cộng đồng là ta có thể loại bỏ nhiều khó khăn lắm rồi
4. Chạy Embedded OS: Với các sản phẩm nhỏ, tính năng khá đơn giản có thể sử dụng bộ dev để code, flash & run rất nhanh chóng. Nhưng hẳn các bác đã học về HĐH? Bởi vậy với các dòng sản phầm có tính năng phức tạp & việc kinh doanh yêu cầu giảm bớt chi phí, giảm thời gian nghiên cứu phát triển, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, ... việc sử dụng một HĐH nhúng là một việc không thể tránh khỏi. Mà OS nhúng free đầy rẫy, tội gì không dùng các bác nhể
5. Do những điều trên nên phần cứng bán được nhiều => phần cứng cũng rẻ đi
Kết luận: Xu hướng mở phần mềm để bán phần cứng là một xu hướng rất có tương lai, đặc biệt phần mềm mở được support bởi chính hãng (định hướng, còn đâu lừa những thằng ít tiền, máu me contribute ). Và cá nhân em cho rằng, phát triển sản phẩm mà phải dựa trên các công cụ phần mềm riêng biệt của hãng (mất tiền) là hoàn toàn sai lầm đối với điều kiện VN (Em không vơ đũa cả những bác xài FPGA hay các ứng dụng đặc thù khác nhé). Em có nguyên bộ VDSP xịn (có thời hạn) đi cùng mà cũng chỉ xài một vài lần, rồi lại trở về với cái máng lợn ăn sứt mẻ open sourceLast edited by vutamhoan; 20-04-2008, 13:45.Some rights reserved!
Comment
-
F/OSS đâu phải cái máng lợn ăn sứt mẻ ! Nó là cả một trang trại rộng lớn, phì nhiều, màu mỡ, tự nuôi chính nó được.
Công cụ của hãng, nếu không mở ra để cộng đồng tham gia, hoặc tốt nhất là phát triển bổ sung từ công cụ có sẵn, hầu như không có giá trị trong thế giới F/OSS. Dùng phần mềm nguồn đóng thì thà chạy WinCE còn hơn.
Comment
-
F đang giữ thằng ViA EPIA là các bo PC của VIA pico ITX, nano ITX, mini ITX,... và hầu hết các sản phẩm khác của VIA.
Hiện đang muốn đầu tư phát triển theo hướng Linux, đồng thời phát triển các sản phẩm dạng PC based cho các hệ thống lớn, chuyên dụng.
Không biết có bác nào quan tâm tới cái này không?
Riêng bác Việt, nếu quan tâm, thì chừng nhập về F sẽ gửi cho bác mượn một cái ... máy tính để bác vọc thử. Thực ra cũng chả có gì để gọi là thử cả, bởi nó đích thị là cái máy tính rồi, chỉ khác là nó chỉ có 7cm x 10cm thôi, tốc độ từ 1GHz tới 1.7GHz (các bác tự đi coi nhé).
Theo bác Việt, thì khả năng phát triển sản phẩm này ở Việt Nam như thế nào, và có những hướng ứng dụng gì? F thấy điều mọi người quan tâm chính là bởi vì các mạch phát triển của các hãng nhỏ gọn, còn bây giờ tới cái máy tính cũng bé tí xíu thế này... F không hiểu là người ta cần nạp trực tiếp vào chip để làm gì nữa? Nếu muốn có thể cắm cái Flash thay cho ổ đĩa cứng (mà ổ đĩa cứng Flash cũng có luôn rồi). Kết quả là chạy lên tới mức độ ứng dụng PC Based không hiểu là thằng nào sẽ thắng?
Những sản phẩm này của bọn VIA, thậm chí bác nào muốn có thể tự thiết kế cho mình một cái... máy tính xách tay?!?
Tham khảo: http://www.via.com.tw/en/products/mainboards/
Chúc vuiFalleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
-
Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viếtF đang giữ thằng ViA EPIA là các bo PC của VIA pico ITX, nano ITX, mini ITX,... và hầu hết các sản phẩm khác của VIA.
Hiện đang muốn đầu tư phát triển theo hướng Linux, đồng thời phát triển các sản phẩm dạng PC based cho các hệ thống lớn, chuyên dụng.
Không biết có bác nào quan tâm tới cái này không?
Riêng bác Việt, nếu quan tâm, thì chừng nhập về F sẽ gửi cho bác mượn một cái ... máy tính để bác vọc thử. Thực ra cũng chả có gì để gọi là thử cả, bởi nó đích thị là cái máy tính rồi, chỉ khác là nó chỉ có 7cm x 10cm thôi, tốc độ từ 1GHz tới 1.7GHz (các bác tự đi coi nhé).
Theo bác Việt, thì khả năng phát triển sản phẩm này ở Việt Nam như thế nào, và có những hướng ứng dụng gì? F thấy điều mọi người quan tâm chính là bởi vì các mạch phát triển của các hãng nhỏ gọn, còn bây giờ tới cái máy tính cũng bé tí xíu thế này... F không hiểu là người ta cần nạp trực tiếp vào chip để làm gì nữa? Nếu muốn có thể cắm cái Flash thay cho ổ đĩa cứng (mà ổ đĩa cứng Flash cũng có luôn rồi). Kết quả là chạy lên tới mức độ ứng dụng PC Based không hiểu là thằng nào sẽ thắng?
Những sản phẩm này của bọn VIA, thậm chí bác nào muốn có thể tự thiết kế cho mình một cái... máy tính xách tay?!?
Tham khảo: http://www.via.com.tw/en/products/mainboards/
Chúc vui
Tiếc quá, đợt vừa rồi do cần gấp nên Cty phải nhập 4 cái STK1000 của Atmel để làm Linux (giá 532$/chiếc xót hết cả ruột). AVR32 khá hay nhưng là kiến trúc còn non nên dùng không tự tin lắm.
Trong số các hãng thì máy tính của Via khá tốt, và thực ra máy tính CN của nhiều hãng tên tuổi là do Via gia công. Trước khi nhập STK1000 bqviet cũng đi tìm hàng của Via mà không thấy. Hỏi bên đại diện Axiom và Advantech lại không tìm được cái phù hợp.
PC-based có rất nhiều ưu điểm, nhưng trước khi bàn tới ưu điểm thì dễ thấy nhược điểm trước mắt của PC-based là không dùng cho ứng dụng quá nhỏ (địa hạt của vi điều khiển) hoặc quá chuyên dụng (đất của FPGA, ASIC) được. Ngoài ra khả năng vào/ra chân GPIO hoặc các loại khác cũng là vấn đề.
Những hướng ứng dụng khả quan- Trong công nghiệp, nhất là ngành tự động hóa
- Xử lý tín hiệu
- Máy tự động kiểu "tất cả trong một": máy bán hàng, máy ATM, máy cung cấp thông tin tự động (như bên du lịch, bệnh viện ...)
Nói chung là những ứng dụng nào cần khả năng xử lý mạnh và không yêu cầu khả năng vào/ra nhiều quá là dùng được.
Dùng PC-based cần một hệ điều hành nhúng phù hợp. Nếu không dùng hệ điều hành thì còn tệ hơn vi điều khiển. Linux là một lựa chọn. Free BSD Unix cũng rất tốt. Hoặc đơn giản là DOS. Nhưng khuyến cáo F trước là làm embedded Linux không đơn giản như trên máy để bản: bình thường mọi thứ ổn thì không sao, khi có trục trặc hoặc muốn tùy biến theo ý mình thì cần khá nhiều kiến thức sâu và know-how. Việc thử nghiệm liên tục là cần thiết (dù chỉ là phần mềm): dù phần cứng đã đủ hết nhưng vẫn cần kiểm tra xem driver có hỗ trợ không, chạy 24/24 vài ngày xem driver có ổn định không, phần mềm có gặp lỗi rò bộ nhớ (memory leak) không vì phần mềm nhúng sẽ chạy liên tục khác máy để bàn...
Tất cả những thứ trên không phải dọa ai, mà đều là kết quả của rất nhiều ngày/đêm vò đầu bứt tai cả.
F có ứng dụng gì đó vui thì cũng kêu gọi mọi người (cả phamthaihoa cũng đang nghiên cứu món này thì phải) làm chơi. Máy tính khi vào gần cuối dự án lúc tích hợp mới cần. Bình thường bqviet dùng giải pháp rẻ tiền là cài Kubuntu vào USB rồi khởi động, chạy từ đây luôn cũng tốt.
Comment
-
Mainboard của Via giá rổ tầm nào hả F ơi ? Tầm 250$ cho cấu hình CPU 1 GHz, 128-256 MB RAM, một số cổng USB, RS232/485, Ethernet, VGA là bán được đấy. Nếu còn khoảng 120-180$ (đơn hàng 10 chiếc một, có thể không có VGA) thì chạy như tôm tươi luôn.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nhathung1101Muốn đặt gì thì cũng phải có thông tin cơ bản. Việc nhỏ thế này mà phải dấu giếm thì người lớn không thèm làm đâu.
Cho bạn 3 ngày, không là sẽ xóa.-
Channel: Đặt hàng
Hôm qua, 22:02 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nhathung1101Schmit Trigger là chuẩn với điều kiện rise > 0,8V.
Bí thì dùng vi với tích gì đó, miễn đừng nói phân kẻo chó ở đây lại sủa nhặng.-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
Hôm qua, 21:57 -
-
bởi trungautMình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
-
Channel: Đặt hàng
Hôm qua, 14:27 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi tuyennhanCách ly dây điện vào , bộ nguồn và đèn khỏi khung xe thì có rò thật cũng không lo bị giật .
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-12-2024, 08:56 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi thetungBạn cho qua cái Tờ ri gơ Sờ mít ấy ......
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
16-12-2024, 11:26 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nguyendinhvanCó gì mà khó ?
Răn cưa vuông đây
...-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
15-12-2024, 23:36 -
-
Trả lời cho hỏi về tụ điệnbởi ndp62Chữ " VENT" không phải là tên hãng sx tụ đâu ,vó thế là 1 ký hiệu liên quan tụ lowesr ?
-
Channel: Điện thanh
15-12-2024, 18:24 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi bqvietTrừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi namlangnhoE thử 3 cái nguồn nó đều giống nhau. Nên e làm tiếp địa luôn.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 19:58 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi mèomướpDạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 18:51 -
Comment